Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Giải pháp tài chính đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phầm nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại Phú Thái Hà Nội (Trang 70 - 78)

3.2.2.1. Đưa ra chính sách hỗ trợ giá nguyên liệu:

Để hỗ trợ giá nguyên liệu cho các công ty bánh kẹo, Nhà nước cần nghiên cứu đưa ra các chính sách phát triển nguồn nguyên liệu trong nước cũng như điều chỉnh tỷ giá hối đoái và quy định mức thuế suất thích hợp.

Trước hết, Nhà nước cần điều hành để thực hiện tốt quy hoạch phát triển ngành nguyên liệu mía đường tới năm 2015 và định hướng năm 2020 để nguồn nguyên liệu mía đường nhanh chóng phát triển cả về chất lượng. Nhà nước nên quy định những vùng địa phương có điều kiện thiên nhiên, địa lý thích hợp nhằm mở rộng diện tích trồng mía cũng như hỗ trợ người dân công nghệ và phương pháp trồng và chăm sóc cây để đạt được sản lượng cao và chất lượng tốt. Có như vậy mới đảm bảo được sự bình ổn về giá và lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam so với doanh nghiệp nước ngoài.

Hơn thế nữa, do nguồn nguyên liệu ở Việt Nam chưa đầy đủ hoặc chưa đạt độ tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng sản phẩm nên một số nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất như bột mì, hương liệu, bột sữa.. đều được các công ty nhập từ nước ngoài. Do vậy, khi tỷ giá biến động kéo theo chi phí đầu vào thay đổi , tác động đến kết quả hoạt động của các công ty. Trong khi đó nguồn thu chính của các công ty phần lớn là đồng Việt Nam, biến động về tỷ giá hối đoái sẽ dẫn tới chi phí đầu tư tính theo đồng Việt Nam thay đổi. Để giảm thiểu rủi ro này, Nhà nước có những

biện pháp nhằm duy trì tỷ giá ở mức hợp lý (nếu có thể) và cung cấp kịp thời những thông tin cần thiết liên quan đến vấn đề này.

Khi Việt Nam ra nhập WTO, thuế suất nhập khẩu các sản phẩm bánh kẹo sẽ giảm xuống, giá bán các sản phẩm này sẽ trở nên cạnh tranh hơn. Do đó để đảm bảo ưu thế cho sản phẩm nội địa Nhà nước nên quy định mức thuế thống nhất và hợp lý.

3.2.2.2. Cung cấp những thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp bánh kẹo:

Các thông tin và số liệu thống kê về dung lượng thực phẩm Việt Nam, mức tăng trưởng dự báo, lượng tiêu thụ bánh kẹo trung bình trên đầu người... là những thông tin trực tiếp liên quan và rất hữu ích cho các doanh nghiệp bánh kẹo. Tuy nhiên trên thực tế, đa số thông tin mà hiện nay các công ty sử dụng trong phân tích kinh doanh đều là những thông tin do chính công ty tổng hợp hay từ các báo cáo hàng năm của những tổ chức uy tín trên thế giới như BMI. Thông tin từ các cơ quan chức năng liên quan đến ngành tại Việt Nam còn quá ít ỏi. Chính vì thế, các cơ quan như Tổng cục thống kê hay Bộ nông nghiệp nên thường xuyên đưa ra các kết quả điều tra nghiên cứu thị trường phục vụ nhu cầu thông tin của các công ty trong ngành.

Thêm vào đó, Nhà nước cần thường xuyên mở ra các cuộc hội thảo, tư vấn có quy mô liên quan đến ngành bánh kẹo và các ngành có liên quan hoặc cung cấp các thông tin về các buổi hội thảo như thế do Uỷ ban hay các tổ chức nước ngoài tổ chức. Qua những việc làm thiết thực ấy, các doanh nghiệp có thể được để nâng cao tầm hiểu biết và cập nhật kiến thức, xu hướng trên thế giới trong lĩnh vực mình đang kinh doanh.

Những thông tư, nghị định, quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm hay về việc ghi nhãn lên bao bì sản phẩm khi thay đổi có thể tạo ra một số chi phí trong hoạt động kinh doanh của Công ty như: đổi mới nâng cấp công nghệ, thay đổi bao bì, mẫu mã... nhằm đáp ứng những thay đổi trong các quy định này. Do đó để tiết kiệm cho các doanh nghiệp, Nhà nước cần thông báo cho các doanh nghiệp sớm, thậm chí cảnh báo từ trước khi đưa ra quyết định chính thức để doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh hoạt động sản xuất.

Là một bộ phận của nền kinh tế, ngành công nghiệp sản xuất bánh kẹo chịu ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế của quốc gia. Chính vì thế, các thông tin về tốc độ

phát triển kinh tế, tình hình lạm phát, thu nhập của người dân cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến định hướng chiến lược của công ty. Do đó Nhà nước cần đưa ra các chính sách nhằm kiểm soát tình hình cũng như cung cấp thông tin nhanh chóng cho các doanh nghiệp.

3.2.2.3. Làm tốt công tác chống hàng giả hàng nhái:

Nhà nước cần đẩy mạnh công tác quản lý việc đăng ký nhãn hiệu, đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ, tăng cường công tác kiểm tra nguồn gốc sản phẩm để những sản phẩm bánh kẹo nhái, giả không thể tồn tại trên thị trường với quy mô lớn, làm ảnh hưởng và tổn hại đến danh tiếng của các công ty làm ăn, kinh doanh chính đáng trong ngành.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần nâng cao vai trò của Hội bảo vệ ngời tiêu dùng, kêu gọi các doanh nghiệp nên đặt “lợi ích của người tiêu dùng lên hàng đầu” trong chiến lược kinh doanh chung. Nếu bất kỳ doanh nghiệp nào vi phạm những quy định chung ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng thị phải có những biện pháp chừng phạt đúng mức.

Cục vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ y tế cũng nên vào cuộc nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng. Cơ quan này cần tiến hành rà soát, kiểm tra chất lượng vệ sinh của các cơ sở bánh kẹo nhỏ lẻ không có giấy phép sản xuất bởi rất có thể đây là những đầu mối cung cấp hàng giả hàng nhái ra thị trường.

Một khi đã phát hiện ra các doanh nghiệp sản xuất trái phépp hàng giả, hàng nhái, Nhà nước cần có những chế tài nghiêm khắc để có thể răn đe, tránh tình trạng tái diễn, tiếp tục sản xuất ngay sau khi bị xử phạt.

3.2.2.4 .Tăng cường các hoạt động quảng bá, khuyến khích “Người Việt dùng hàng Việt”:

Để đảm bảo sức tiêu thụ cho các sản phẩm nội, Nhà nước cần đưa ra các chính sách, tổ chức các chiến dịch nhằm khuyến khích người dân dùng hàng trong nước. Cụ thể, Nhà nước cần tiến hành các hoạt động sau:

o Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại - dịch vụ, vừa hướng tới một nền thương mại văn minh, hiện đại, tương đương cơ sở hạ tầng của các hãng phân phối nước ngoài có mặt tại Việt Nam, vừa bao quát khắp các vùng miền, bám sát các cộng đồng dân cư. Sớm xây dựng đề án quốc gia về phát triển thương mại có

sự gắn kết, phối hợp đồng bộ các hệ thống thương mại với hệ thống dịch vụ, tạo bộ mặt mới cho hệ thống phân phối hàng Việt.

o Tăng cường tổ chức các sự kiện xúc tiến thương mại, như hội chợ , khảo sát thị trường, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng, tổ chức các đợt khuyến mại, bán hàng ổn định giá, bán hàng giảm giá, đưa hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, và các khu công nghiệp. Tranh thủ các hội trợ triển lãm, mỗi doanh nghiệp cần điều tra thị hiếu, đánh giá tín nhiệm về sản phẩm, từ đó cải tiến sản xuất, sáng tạo mẫu mã mới, nâng cao sức hấp dẫn của sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.

o Chú trọng đào tạo, tập huấn chuyên đề, hội thảo trang bị kiến thức cho các DN về kỹ năng giao dịch, ký kết hợp đồng, tiếp cận kênh tiêu thụ, nghiệp vụ bán hàng, hiểu biết về quyền sở hữu trí tuệ cùng các luật pháp khác.

o Huy động các phương tiện thông tin - truyền thông quảng bá về năng lực, chất lượng, tính năng tác dụng của hàng Việt cho người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ.

***

Tóm lại, chương 3 đã nêu được định hướng phát triển trong vài năm tới của công ty Cổ phần Kinh Đô nói chung và định hướng của công ty trong ngành thực phẩm nói riêng. Trên cơ sở đó, khóa luận đã kiến nghị một số giải pháp từ phía doanh nghiệp và từ các cơ quan Nhà nước có liên quan nhằm hoàn thiện chính sách đa dạng hóa sản phẩm của công ty Cổ phần Kinh Đô. Với chính sách tập trung vào ngành hàng chủ lực là bánh kẹo, Kinh Đô nên thực hiện nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh, cố gắng tìm ra những phân khúc thị trường mới từ đó đầu tư sản xuất những sản phẩm mới nhằm đáp ứng những nhu cầu đa dạng của người dân. Bên cạnh đó, công ty cũng nên chú trọng hoàn thiện các sản phẩm hiện có cũng như tích cực hoàn thiện hệ thống phân phối , xây dựng các chiến lược quảng cáo để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm mới. Cùng với sự nỗ lực của bản thân doanh nghiệp, các cơ quan Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong ngành bánh kẹo phát triển ngày càng vững mạnh hơn nữa.

KẾT LUẬN

Đa dạng hóa sản phẩm là khuynh hướng phát triển ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp trên toàn thế giới hiện nay. Các tổ chức kinh tế cũng như các tập đoàn kinh doanh lớn đều có xu hướng thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Số lượng và chủng loại hàng hóa, dịch vụ được lưu thông trên thị trường thực chất cũng là một chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của mỗi doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đa dạng hóa sản phẩm mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế ( tăng doanh số , tận dụng các nguồn lực hiệu quả…từ đó giảm chi phí, tăng lợi nhuận) và mặt phi kinh tế ( định vị thương hiệu, củng cố hình ảnh công ty trong tâm trí khách hàng…)

Trong xu thế kinh tế thị trường hội nhập khu vực và thế giới, mỗi doanh nghiệp đang đứng trước những ngưỡng cửa mới, những thách thức mới mà chỉ công ty nào “đủ mạnh” mới có thể vượt qua. Thị trường bánh kẹo ngày càng mở rộng, trở thành lĩnh vực hấp dẫn các “đại gia” không ngừng đầu tư kinh doanh, làm thị trường mất cân đối, cung vượt xa cầu dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Kinh Đô dù đã có tên tuổi trên thị trường nhưng cũng không nên vội “ngủ quên trong chiến thắng”. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp công ty hoàn thiện hơn nữa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm từ đó giúp công ty nâng cao sức cạnh tranh, mở rộng kinh doanh theo hướng bền vững. Qua nghiên cứu, tổng hợp, khóa luận đã hệ thống hóa được một số vấn đề cơ bản trong ngành bánh kẹo Việt Nam và chiến lược đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh. Trong đó, khóa luận tập trung tìm hiểu về các đặc điểm của thị trường bánh kẹo Việt Nam, các hình thức đa dạng hóa sản phẩm cũng như sự cần thiết phải thực hiện đa dạng hóa sản phẩm trong kinh doanh ngày nay để làm cơ sở cho những phân tích, đánh giá ở chương hai tiếp theo.

Thông qua việc sử dụng các biện pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, khóa luận đã đi sâu nghiên cứu thực trạng đa dạng hóa sản phẩm tại công ty cổ phần Kinh Đô từ năm 2008 đến năm 2011 từ đó đánh giá những thành công và hạn

chế trong công tác thực hiện chiến lược của công ty và đi tìm một số nguyên nhân gây ra hạn chế này để tìm cách khắc phục trong tương lai.

Trên cơ sở đánh giá những thành công và hạn chế của công ty, xem xét định hướng phát triển của toàn công ty và với ngành thực phẩm, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp ở cả tầm vi mô ( từ phía doanh nghiệp) và vĩ mô ( từ phía các cơ quan Nhà nước) với mong muốn có thể đóng góp ý kiến giúp cho chính sách đa dạng hóa sản phẩm tại công ty ngày càng hoàn thiện, mang lại kết quả kinh doanh cao và trở thành công cụ cạnh tranh hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Trần Minh Đạo, 2006, Giáo trình marketing căn bản, Đại học Kinh tế

quốc dân, trang 30

2. Nguyễn Ngọc Huyền, 2009, Giáo trình chiến lược kinh doanh trong nền

kinh tế toàn cầu, Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Philip Kotler, 2001, Quản trị Marketing, NXB Thống Kê, trang 85 – 98 4. Khoa Công nghệ thực phẩm Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, 1994, TCVN 5860-1994 Cải tiến công nghệ phun mùi cho bánh kẹo, NXB Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội

5. Lasserrer và Philippe, 1996, Chiến lược quản lý và kinh doanh tập 1,

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

6. Nguyễn Thượng Thái, 2010, Giáo trình marketing căn bản, Nhà xuất bản Thông tin truyền thông

7. Ngô Kim Thanh, 2011 Giáo trình quản trị chiến lược, Nhà xuất bản Kinh tế quốc dân, trang 5

8. Viện nghiên cứu và phổ biến tri thức bách khoa, 2001, Từ điển thuật

ngữ kinh tế học, NXB Từ điển bách khoa

9. W. Chankim and Renne Mauborgne, 2007, Chiến lược đại dương xanh,

Nhà xuất bản Tri thức.Alfred D. Chandler, Jr.,1962, Strategy and Structure, Business History Review

Tài liệu tiếng Anh:

10. Ansoff ( 1957), Strategies for Diversification, Harvard Business Review, Vol.35 Isue

11. Craig Churchill and Cheryl Frankiewicz, 2002, Making Microfinance Work: Managing Product Diversification, International Label Office.

12. Graham Kenny, 2008, Diversification Blueprint: Managing in a Diversified Organisation, published by President Press

13. Trang chủ của Tập đoàn Kinh Đô:

a. Tổng quan: http://kinhdo.vn/Overview.html, truy cập ngày 02/03/2012

b. Ý nghĩa logo Kinh Đô, http://www.kinhdo.vn/Logo.aspx, truy cập ngày 24/03/2012

c. Chiến lược năm 2011, http://kinhdofood.vn/AboutUs/4/Chien-Luoc- Nam-2011.html, truy cập ngày 14/03/2012.

d. Nhãn hàng bánh kẹo Kinh Đô, http://kinhdofood.vn/Product/1/22- AFC.html, truy cập ngày 10/03/2012.

e. KDC: Thuần khiết bánh Trung Thu Xanh,

http://www.kinhdo.vn/News/1-tin-tuc---su-kien/816-thuan-khiet- banh-trung-thu-xanh.html, đăng ngày 09/08/2011, truy cập ngày 25/03/2011.Trang web của Kinhdo Bakery,

http://www.kinhdobakery.vn, truy cập ngày 24/03/2012. 14. Trang chủ bánh trung thu Kinh Đô,

http://www.banhtrungthukinhdo.com truy cập ngày 20/03/2011.

15. Báo cáo ngành bánh kẹo Việt Nam, Công ty cổ phần chứng khoán Trí Việt (TVSI),

http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/images/upload/File/150920106f5a027d9f45a2 ddac0fab2a385fb6f0.pdf , truy cập ngày 18/03/2012.

16. Báo cáo tình hình bán lẻ tại Việt Nam năm 2011, trang web của Acnielse

http://www.nielsen.com/content/dam/corporate/t3/vietnam/reports/Nielsen_Viet nam%20Grocery%20Report_2011%20Vietnamese.pdf, truy cập ngày

17. Trang web về chiến lược đa dạng hóa,

http://www.diversificationstrategy.net , truy cập ngày 12/03/2012

18. Chiến lược đa dạng hóa, Viện Đào tạo và Hợp tác Quốc tế - Đại học Thái Bình Dương (TCI)

http://www.365ngay.com.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=1 571&Itemid=14, truy cập ngày 02/03/2012.

19. Thông tin cơ bản về nghiên cứu khách hàng, trang web của bộ kế hoạch và đầu tư http://www.business.gov.vn/advice.aspx?id=241 , truy cập ngày 29/03/2012.

20. Trang web của Cục xúc tiến thương mại:

a. Tình hình tiêu thụ thực phẩm tại Việt Nam và dự báo- Phần 1, http://www.vietrade.gov.vn/index.php/s-kin-xttm/19-hoi-cho-trien- lam/images/stories/XTTM_Dept/home/thc-phm-a-ung/881-tinh-hinh- tieu-thu-thuc-pham-tai-viet-nam-va-du-bao-phan-1.html, đăng ngày 22/09/2009, truy cập ngày 20/03/2012.

b. Để việc “ưu tiên dùng hàng Việt” có sắc thái mới

http://www.vietrade.gov.vn/tin-tuc/20-tin-tuc/2138-de-viec-uu-tien-dung- hang-viet-co-sac-thai-moi.html , đăng ngày 29/07/2011, truy cập ngày 04/04/2012.

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Giải pháp tài chính đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phầm nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại Phú Thái Hà Nội (Trang 70 - 78)