Định hướng của công ty đối với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Giải pháp tài chính đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phầm nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại Phú Thái Hà Nội (Trang 55 - 59)

Trước hết, Tập đoàn Kinh Đô luôn định hướng chọn lĩnh vực thực phẩm là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của mình. Trải qua 17 năm, đến nay, hơn 90% doanh thu của cả Tập Đoàn có được từ thực phẩm và chiến lược đầu tư tài chính của Tập Đoàn cũng tập trung vào ngành này. Hiện tại, Kinh Đô đã sát nhập nhiều Công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trong đó nổi bật là Công ty Cổ Phần Kinh Đô và Kinh Đô Miền Bắc chuyên kinh doanh ngành bánh kẹo và Công ty Ki Do chuyên về ngành Kem & và sản phẩm từ Sữa... . Ông Trần Lệ Nguyên- CEO của Tập đoàn

Kinh Đô đã khẳng định:“tương lai Kinh Đô sẽ trung thành với kinh doanh thực phẩm, mục tiêu tăng trưởng 20-30%/năm để cán đích doanh thu 10.000 tỷ đồng vào năm 2015, đó là chưa kể đến doanh thu của việc sáp nhập thành viên mới”.

Không dừng lại ở việc phát triển các sản phẩm truyền thống, “trong tương lai, chuỗi sản phẩm của Tập đoàn Kinh Đô sẽ tiếp tục mở rộng sang các sản phẩm thực phẩm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày”, vị CEO của tập đoàn đã chia sẻ khi nói về các dự định trong năm 2012 và về con đường Kinh Đô phải đi để đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên, như chúng ta đều biết, đây là một phân khúc sản phẩm hấp dẫn khi nhu cầu của người tiêu dùng đối với nó gần như không giảm bất chấp tình hình suy thoái kinh tế. Chính vì thế mà tại các phân khúc sản phẩm này đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt khi hầu hết các công ty thực phẩm đều đưa ra những sản phẩm chủ chốt của mình nhằm chiếm lĩnh thị trường. Nắm rõ tình hình đó, nhưng những người đứng đầu công ty không tin ngành thực phẩm có những phân khúc sản phẩm không có chỗ cho những người mới và họ đã xác định, để cạnh tranh với các loại sản phẩm đã có trên thị trường, họ phải đưa ra con đường riêng cho sản phẩm của mình: “ Sản phẩm mới của Kinh Đô hướng vào phân khúc trung và cao cấp với sự độc đáo riêng. Sản phẩm phải mang tính sáng tạo và phải thực sự khác biệt.”

Không những đưa ra chiến lược cho cả công ty, Ban quản trị đã xây dựng mục tiêu đa dạng hóa cụ thể cho từng dòng sản phẩm:

 Kem và các sản phẩm từ sữa

o Tiếp tục mở rộng phạm vi ngành nghề, trong đó Kem và các sản phẩm từ Sữa vẫn là các ngành hàng chủ đạo của KIDO trong 3 năm tới.

o Đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng mọi lứa tuổi, mọi nhu cầu theo xu hướng tiêu dùng.

o Khai thác tối đa thị trường nội địa và mở rộng sang các khu vực lân cận. o Đa dạng hóa sản phẩm từ sữa phù hợp với khẩu vị người Việt Nam. o Đa dạng hóa các sản phẩm nhập khẩu, tối ưu hóa hiệu quả các phương tiện vận chuyển, phân phối và bán hàng.

o Mở rộng thị trường xuất khẩu.

o Đầu tư thêm dây chuyền sản xuất sản phẩm mới, cao cấp, nhằm đảm bảo lượng hàng cung cấp ra thị trường, mở rộng thị phần, và đa dạng sản phẩm.

 Ngành hàng bánh Cookies:

o Phát triển sản phẩm theo hai hướng: bánh cookies truyền thống và Cookies Đan Mạch.

o Khai thác thị trường quà biếu Tết. o Mở rộng thị trường xuất khẩu.  Ngành hàng Wafer:

o Tiếp tục đầu tư máy móc thiết bị đưa ra sản phẩm mới, cao cấp, mang tính đột phá, đón đầu nhu cầu đa dạng và ngày một tăng cao của thị trường.

o Tiếp tục thâm nhập mạnh thị trường bằng dòng sản phẩm phổ thông nhằm để tạo rào cản.

o Phát triển nhanh hệ sản phẩm phục vụ cho phân khúc trung và cao cấp để đa dạng ngành.

o Mở rộng ngành hàng bằng dòng sản phẩm bánh xốp.

o Gia tăng thị phần trong nước cũng như gia tăng nhanh thị phần khối Asean thông qua sản phẩm mới.

 Ngành hàng Snack:

o Tập trung đa dạng hóa sản phẩm bằng nhiều nguồn: từ nội bộ và bên ngoài (OEM) để đẩy nhanh tốc độ thâm nhập thị trường.

 Ngành hàng Chocolate và kẹo:

o Đa dạng dòng sản phẩm kẹo cứng với tinh chất trái cây tự nhiên để nâng cao chất lượng cạnh tranh với đối thủ chiến lược trong phân khúc thị trường kẹo phổ thông.

o Thâm nhập phân khúc kẹo dẻo

Để đa dạng hóa, công ty đã định hướng chú trọng đầu tư hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm mới nhằm đảm bảo nguồn sản phẩm mới của công ty trong nhiều năm tới. Công ty còn mạnh dạn đầu tư mua các thông tin thị trường của các công ty hàng đầu của thế giới. Có trong tay những thông tin khách quan, kịp thời, các nhà quản lý công ty Kinh Đô đã có thể đánh giá chính xác hiệu quả và ROI của

các chương trình, cũng như có cái nhìn tồng quan về thị trường, đối thủ, người tiêu dùng, giúp phân tích đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng và chính xác. Có thể nói, sự đầu tư marketing như vậy là rất cần thiết để đón đầu xu thế và quảng bá sản phẩm mới đến khách hàng.

Cùng với đó, Kinh Đô cũng rất chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ. 10 năm nay, nhà máy của Kinh Đô Miền Bắc liên tục mở rộng quy mô cũng như không ngừng đầu tư thêm dây chuyền sản xuất hiện đại nhập khẩu từ Italia, Đức, Pháp… Hiện có thể nói Kinh Đô đang sở hữu hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại nhất Đông Nam Á.

Không chỉ muốn thống lĩnh thị trường trong nước, Kinh Đô còn hướng tới đa dạng hóa thị trường thông qua hoạt động xuất khẩu. Mục tiêu của Kinh Đô trong lĩnh vực xuất khẩu vẫn là củng cố và mở rộng các thị trường truyền thống và đẩy mạnh phát triển các thị trường mới tiềm năng. Cụ thể, Kinh Đô đặt kế hoạch mở rộng thâm nhập hai thị trường mới: Thị trường Myanmar rất tiềm năng với hơn 50 triệu dân và thị trường Trung Quốc có tập quán tiêu dùng tương đồng với Việt Nam, vị trí địa lý thuận lợi cùng chính sách ưu đãi thuế quan. Ngoài ra Kinh Đô đề ra kế hoạch củng cố các thị trường đã có tại Trung Đông nhằm tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường các nước Tiểu vương quốc Arập thống nhất và tiếp tục duy trì thị trường truyền thống là Nhật Bản.

Bên cạnh việc tự mình nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm mới, Kinh Đô đã thực hiện một số cuộc M&A để thúc đẩy sự đa dạng hóa của mình. Tuy nhiên, Kinh Đô chỉ thực hiện thâu tóm các công ty đang hoạt động hiệu quả hoặc có tiềm năng nhằm giúp Tập đoàn mẹ tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Thực tế, trong hoạt động M&A ở thị trường nội địa, Kinh Đô đã đi tiên phong với các thương vụ như mua lại các công ty lớn. Cần nói thêm rằng, Kinh Đô đang xem xét việc thoái vốn khỏi một số công ty liên kết để tập trung mọi nguồn lực chuẩn bị cho các kế hoạch sắp tới.

Như vậy, định hướng của công ty đối với chiến lược đa dạng hóa sản phẩm là dài hạn và rõ ràng. Ban lãnh đạo công ty luôn tin tưởng đây là một chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình thị trường cũng như phù hợp với các nguồn lực của công ty.

Một phần của tài liệu Quản Trị Kinh Doanh - Giải pháp tài chính đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phầm nhằm tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Cổ phần Thương mại Phú Thái Hà Nội (Trang 55 - 59)