a) Định mức thực tế để gia công sản phẩm xuất khẩu, gồm:
3.2.2. Tăng cường công tác kiểm tra thực tế cơ sở gia công của doanh nghiệp
gia công của doanh nghiệp
Theo quy định Luật Hải quan, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu là trước khi làm thủ tục nhập khẩu lô hàng nguyên liệu, vật tư, máy móc đầu tiên phải thông báo cơ sở sản xuất cho cơ quan Hải quan (là nơi làm thủ tục nhập khẩu, nơi nộp báo cáo quyết toán) và trong quá trình sản xuất nếu có thay đổi về quy mô, địa điểm sẽ phải thông báo lại cho cơ quan Hải quan.
Hiện nay tình trạng các “doanh nghiệp ma” đăng ký hợp đồng gia công để nhập khẩu nguyên liệu, vật tư về nhưng không thực hiện hợp đồng mà bán nguyên liệu, vật tư nhập khẩu về rồi bỏ trốn. Tình trạng này ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước cũng như uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam. Hoặc các doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu về cơ sở gia công và nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu nhưng vẫn thực hiện đăng ký hợp đồng gia công và nhập khẩu nguyên liệu, vật tư. Để tránh khỏi tình trạng trên Chi cục Hải quan Thái Bình cần tăng cường công tác kiểm tra thực tế tại các cơ sở gia công và nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp để có thể đánh giá chính xác năng lực gia công của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có đủ năng lực thực hiện hợp đồng gia công thì mới quyết định
cho doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu, vật tư phục vụ cho hoạt động gia công. Cụ thể:
- Trên cơ sở những vướng mắc phát sinh từ thực tế đối với quản lý loại hình gia công, cần hoàn thiện cơ chế pháp lý để quản lý loại hình đặc thù này. - Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công: Kiểm tra địa chỉ cơ sở gia công ghi trong văn bản thông báo cơ sở gia công hoặc ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
+ Kiểm tra nhà xưởng, máy móc, thiết bị.
+ Kiểm tra chứng từ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất; kho, bãi chứa nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị. + Kiểm tra quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với máy móc thiết bị, số lượng máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện có tại cơ sở gia công; kiểm tra tình trạng hoạt động, công suất của máy móc, thiết bị.
Khi tiến hành kiểm tra, cơ quan hải quan kiểm tra các tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu (trường hợp nhập khẩu); hoá đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị hoặc đối chiếu sổ kế toán để xác định (trường hợp mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (trường hợp thuê tài chính); hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng (trường hợp đi thuê). Đối với hợp đồng thuê tài chính, hợp đồng thuê tài sản, nhà xưởng thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.
+ Kiểm tra tình trạng nhân lực tham gia dây chuyền sản xuất thông qua hợp đồng ký với người lao động hoặc bảng lương trả cho người lao động;
+ Kiểm tra thông qua Hệ thống sổ sách kế toán theo dõi kho hoặc phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, tồn kho lượng nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị.
- Giám sát và quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu theo loại hình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu, chế xuất từ khi nhập khẩu, quá trình sản xuất, đến khi
xuất khẩu sản phẩm. Xác định các trường hợp phải kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị và hàng hóa xuất khẩu.
- Xây dựng cách thức kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Hiện nay cách thức kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp đang được thực hiện theo hướng cá nhân xây dựng, trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.
- Xây dựng hệ thống lưu giữ, cập nhật thường xuyên thông tin về các doanh nghiệp đăng ký hợp đồng gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra thực tế cơ sở gia công, nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Xử phạt thích đáng đối với các trường hợp doanh nghiệp vi phạm yêu cầu về cơ sở gia công và nơi lưu giữ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công cho thương nhân nước ngoài.
- Tăng cường năng lực quản lí: Để thực sự kiểm soát được việc doanh nghiệp có sử dụng nguyên vật liệu vào đúng mục đích gia công, sản xuất xuất khẩu, không gian lận, trốn thuế, cơ quan Hải quan phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ, nhiều kỹ năng, kinh nghiệm mới có thể quản lý được. Trong khi năng lực, trình độ của cán bộ công chức còn hạn chế, không đồng đều, việc luân chuyển cán bộ công chức giữa các đơn vị diễn ra thường xuyên dẫn đến việc quản lý, theo dõi hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất không liên tục. Do vậy, ngoài việc tăng cường năng lực quản lý dưới hình thức nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng phán đoán, khoanh vùng đối tượng quản lý thì việc xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo nghiệp vụ cho các cán bộ công chức hải quan được luân chuyển nhận nhiệm vụ quản lý loại hình gia công, cần được các đơn vị hải quan quan tâm thực hiện, tránh trường hợp việc theo dõi bị gián đoạn, không liên tục, ảnh hưởng đến quá trình đánh giá tuân thủ pháp
luật của doanh nghiệp. Các cán bộ công chức được phân công theo dõi loại hình này cần được đào tạo theo hướng chuyên sâu, trở thành đối tượng nòng cốt trong việc thực hiện kiểm tra tình hình hoạt động tại trụ sở doanh nghiệp.
Việc kiểm tra cơ sở sản xuất như trên nhằm xác định tổ chức, cá nhân khi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư được ưu đãi (miễn thuế, ân hạn thuế) có tổ chức sản xuất thật, tránh những đối tượng lợi dụng gian lận bằng cách nhập khẩu nguyên liệu, vật tư không có cơ sở sản xuất rồi bán vào thị trường nội địa để trốn thuế.