f, Quản lý giám sát nguyên liệu, vật tư dư thừa
3.1. Định hướng phát triển của Chi cục Hải quan Thái Bình 1 Quan điểm phát triển của Chi cục Hải quan Thái Bình.
3.1.1. Quan điểm phát triển của Chi cục Hải quan Thái Bình.
Quan điểm phát triển Chi cục Hải quan Thái Bình trong thời gian tới là trở thành một trong những cơ quan đi đầu trong cải cách hành chính, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Bình và là một đơn vị thành viên trực thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng - một trong các Cục Hải quan địa phương phát triển hàng đầu trong cả nước, có lực lượng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu; thủ tục hải quan đơn giản, hài hòa, thống nhất, đạt chuẩn mực quốc tế dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro; trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và sử dụng công nghệ cao.
Những mục tiêu mà Chi cục Hải quan Thái Bình hướng tới là:
Về xây dựng thể chế
Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) luôn được Chi cục xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện công tác hàng năm. Qua đó kịp thời báo cáo Cục Hải quan TP Hải Phòng kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý những văn bản QPPL ban hành trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với thực tế, với các cam kết Quốc tế mà Việt Nam là thành viên nhằm bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội.
Công tác nghiệp vụ hải quan
- Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan: áp dụng đầy đủ phương thức quản lý hải quan hiện đại dựa trên việc thu thập, xử lý thông tin nghiệp vụ, quản lý rủi ro và kiểm tra sau thông quan theo thẩm quyền cấp Chi cục.
Quản lý rủi ro được xem là một công cụ hữu hiệu cho quản lý hải quan hiện đại, giúp cho cơ quan Hải quan của các nước có thể phân bổ nguồn lực một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo quản lý hải quan và không gây khó khăn cho hoạt động XNK. Trong điều kiện thông quan tự động, quản lý rủi ro là cơ sở quan trọng để bảo đảm việc kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan được thực hiện hiệu quả, phù hợp với thông lệ hải quan quốc tế. Công ước Kyoto sửa đổi tại các Chuẩn mực từ 6.3 đến 6.5 quy định cụ thể về áp dụng quản lý rủi ro.
Hiện, vấn đề quản lý rủi ro là vấn đề kĩ thuật không chỉ áp dụng trong lĩnh vực hải quan mà trong nhiều lĩnh vực quản lý khác, kể cả trong các hoạt động của DN. Tuy nhiên đặc thù quản lý rủi ro trong lĩnh vực hải quan khác với các lĩnh vực khác. Quản lý rủi ro trong hải quan được thực hiện trên cơ sở tất cả các nguồn thông tin thu thập được trong và ngoài nước để đánh giá tính tuân thủ của DN, từ đó quyết định việc kiểm tra hoặc không kiểm tra cũng như việc áp dụng hoặc không áp dụng các nghiệp vụ hải quan khác. Việc áp dụng quản lý rủi ro với mục đích cơ bản là tạo thuận lợi hơn cho XNK.
Do đó việc kiểm tra sẽ được tập trung ở những vùng miền, đối với những lô hàng của các DN có nguy cơ rủi ro cao hơn về độ không tuân thủ pháp luật hải quan. Theo thống kê hiện nay, hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan là khoảng 15-18%. Khi thực hiện áp dụng quản lý rủi ro theo Luật Hải quan mới, hoạt động kiểm tra sẽ ở mức khoảng 10-15%, theo hướng giảm hoạt động kiểm tra ở khâu thông quan và tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan.
- Rà soát, kiến nghị sửa đổi nhằm đơn giản, hài hoà hoá các thủ tục hải quan phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
- Áp dụng rộng rãi và hiệu quả việc thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát hải quan bằng phương thức điện tử. Quản lý có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật, máy móc kiểm tra hàng hoá, kiểm soát hải quan hiện đại. Thúc đẩy phát triển hệ thống đại lý làm thủ tục hải quan. Tham gia đóng góp, xây dựng và phát
triển chế độ ưu đãi cho các doanh nghiệp có độ tuân thủ cao, doanh nghiệp ưu tiên.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ pháp luật cho người nộp thuế; thực hiện kết nối, trao đổi thông tin giữa cơ quan hải quan với Ngân hàng, Kho bạc; nâng cao kỹ năng quản lý thuế cho CBCC hải quan. Thực hiện miễn, giảm, hoàn thuế bằng phương thức điện tử.
- Phân loại nợ và từng bước giải quyết các khoản nợ khó đòi.
- Kiến nghị xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin nghiệp vụ hải quan, hệ thống quản lý rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, tự động hoá cao, thiết lập, duy trì cơ chế phối hợp hiệu quả, chia sẻ thông tin với cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan QLNN liên quan, cơ quan hải quan nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực kiểm soát hải quan.
Một số chỉ tiêu lớn cụ thể và lộ trình thực hiện:
- Thực hiện hoàn thành thu đạt và vượt chỉ tiêu thu ngân sách hàng năm từ 15 đến 20%
- 100% các thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức điện tử. - Từ năm 2015 cam kết thực hiện thời gian thông quan hàng hoá đạt và vượt chỉ tiêu theo tinh thần Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính Phủ, và đến 2020 phấn đấu bằng với mức của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm.
- Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá năm 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt dưới 7%.
- Đánh giá, xây dựng dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2015.
- Thực hiện nghiêm chính sách tài khóa và các kết luận, kiến nghị của cơ quan kiểm toán,thanh tra.
rà soát các nguồn thu, mặt hàng, lĩnh vực có khả năng tăng thu ngân sách nhànước; chấn chỉnh, tăng cường công tác đôn đốc thu đòi, xử lý nợ thuế.
Tiếp tục thực hiện dự án trao đổi thông tin giữa hải quan với các ngân hàng thương mại về thu nộp hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phí, lệ phí, các khoản thu khác và bảo lãnh thuế liên quan đến hoạt đông xuất khẩu, nhập khẩu của ngân sách nhà nước bằng phương pháp điện tử trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái.
Công tác ứng dụng công nghệ thông tin
- Nâng cấp các hệ thống mạng LAN, WAN, hệ thống bảo mật, an toàn an ninh mạng, hệ thống chống sét, các trang thiết bị công nghệ thông tin, hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao tốc độ, chất lượng đường truyền mạng WAN trong toàn Chi cục Hải quan Thái Bình để nâng cao chất lượng và tốc độ làm việc của các công chức hải quan.
- Triển khai chữ ký số cho tất cả các đơn vị.
- Duy trì, vận hành đảm bảo kỹ thuật, an ninh, an toàn cho hệ thống máy chủ tại Trụ sở Cục hoạt động thông suốt 24/24h.
Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng, quản lý cán bộ, công chức hải quan tại Chi cục Hải quan Thái Bình
- Phân công cán bộ tham gia các lớp tập huấn để nâng cao trình độ và thực thi nhiệm vụ đúng với những quy định cuẩ chính sách quản lý mới ban hành.
- Thực hiện đào tạo, hướng dẫn tại chỗ, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được tham gia nghiên cứu chuyên môn phù hợp với từng chức danh công việc, phù hợp tiến trình hiện đại hóa hải quan.
- Rà soát, hoàn thiện tổ chức bộ máy tại các đội công tác, đáp ứng việc thực hiện tốt các yêu cầu, nhiệm vụ trong thời gian tới.
- Tiếp tục thực hiện và chủ động trong công tác điều động, luân chuyển trong nội bộ đơn vị theo quy định.
- Khuyến khích, đẩy mạnh học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xây dựng đội ngũ công chức hải quan thủ đô kỷ cương, liêm chính.