Các loại nhân vậ tở chốn quan trờng

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết nho lâm ngoại sử (ngô kính tử) (Trang 37 - 40)

2. Nho lâm ngoại sử – Bức tranh hình tợng nhân vật phong phú và đa dạng

2.1.2. Các loại nhân vậ tở chốn quan trờng

Động cơ duy nhất khiến biết bao ngời ham mê cử nghiệp, vùi đầu vào đống bùn nhơ của chế độ khoa cử chính là lòng tham tiền tài của cải, công danh bổng lộc. Khi cha đỗ đạt thì ai cũng dốc lòng vào học hành, nhng khi đã đạt đợc chút ít thành công thì lại nhanh chóng sa vào con đờng tha hoá. Trong tác phẩm, tác giả đã cắt nghĩa một cách đứng đắn sự sa đoạ về mặt nhân cách của bọn nhà Nho khi ít nhiều có đợc danh vọng phú quý trong tay. Những con ngời này đã thoát ly hoàn toàn khỏi nhân dân, bớc lên ranh giới của bọn thống trị và càng trèo lên cao trong bậc thang xã hội thì nhân cách của họ càng biến đi để lộ nguyên hình bọn sâu mọt của xã hội. Lớp nhà Nho hủ bại này bình thờng là những kẻ thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội, sống một cuộc đời nghèo khổ, có khi bị xã hội khinh biệt nhng khi đỗ đạt thì đợc xã hội phong kiến giả tạo đơng thời đẩy lên vị thế cao bằng những thủ đoạn nịnh nọt lố lăng. Họ có nhà cửa, chức tớc, đợc mọi ngời trọng vọng, đua nhau biếu xén vàng bạc, và trớc sức cám dỗ phi thờng của những thứ đó, nhân cách của họ đã đầu hàng nhanh chóng. Sự mua chuộc này đã khiến cho ngời Nho sĩ bán rẻ tất cả nhân cách của mình để trở thành một ngời hèn hạ. Quá trình biến chất của ngời trí thức trong xã hội phong kiến biểu hiện rất cụ thể qua nhân vật Khuông Siêu Nhân. Lúc đầu Khuông là một ngời con hiếu thảo, vì kế sinh nhai phải đi tha phơng cầu thực, làm thuê làm mớn để nuôi

gia đình. Khi gặp Mã Thuần Thợng, Khuông chỉ là một cậu bé “Đầu đội mũ rách, mình mặc áo vải đơn rất là lam lũ” và rất mực nghĩ về gia đình mình

lúc bé cháu cũng có đi học mấy năm. Nh

ng vì nhà nghèo nên phải bỏ học.

Năm ngoái cháu theo một ngời buôn củi lên tính làm việc tính sở cho họ không ngờ nhà chủ hết vốn, cháu không về quê đợc nên phải lu lạc ở đây. Hôm trớc, có một ngời đến nói cháu ở nhà bị ốm, đến nay không biết sống chết ra sao. Thật là đau xót”. Đó là một ngời con mang trong mình một hoàn

cảnh khá đáng thơng, và trong cảnh nghèo khổ túng quấn nh vậy. Khuông Siêu Nhân đã có những ý nghĩ, nhận định khá sâu sắc: “Bọn có tiền thì bất hiếu với cha mẹ, còn hạng cùng khổ nh mình, muốn hiếu thảo với cha mẹ thì lại không đợc. ở đời thật lắm nỗi bất bình .” Con ngời đó tuy sinh ra trong thiếu thốn nhng lại tràn đầy tình cảm, khi gặp bố mẹ đã sớm tối chăm lo sức khoẻ bố mẹ, không nề hà suy nghĩ gì (Hồi 15).

Lòng hiếu thảo của Khuông Siêu Nhân đợc tác giả miêu tả khá tỷ mỉ và chi tiết sau này khi đợc đặt song song bên cạnh sự tha hoá và những việc làm lừa đảo của Khuông, sự đối lập mới trở nên gay gắt. Khi đợc tri huyện sở tại giúp đỡ, Khuông thi đỗ đầu bảng đợc mọi ngời nể phục, đợc dân làng mang quà cáp, lễ vật đến mừng, tính cách của y mới bắt đầu thay đổi. Y chạy theo con đờng công danh, lao đầu vào thi cử, coi đỗ đạt là mục đích quan trọng nhất. Và khi đã có chút tiếng tăm trong tay, bản chất giả dối, lờng gạt của Khuông đã đợc bộc lộ. Y thảo văn bát cổ để kiếm lời và dần trở thành giàu sang, kết bạn với Phan Tam và chấp nhận đi thi thay cho ngời khác để nhận tiền (hồi 17) và khi Phan Tam bị bắt y nhanh chóng bỏ trốn để chối tội. Thô bỉ hơn, khi lên kinh ứng thí, thi đỗ, Khuông đẩy vợ về quê, và lấy vợ mới là con quan (Hồi 20), hành động đó đã dẫn đến cái chết của vợ cũ, nhng y vẫn thản nhiên coi đó là chuyện thờng tình. Không còn là anh chàng Khuông thật thà ngày xa nữa, bây giờ mở miệng ra là y toàn nói khoác lác nhằm đề cao vị trí của mình, bên ngoài thì trở mặt với bạn bè, trong gia đình thì hống hách khoe khoang. Đó là hậu quả tất yếu của một quá trình tha hóa bởi công danh phú quý. Những lời Khuông nói bây giờ hoàn toàn khác với những lời lo lắng cho gia đình trớc kia, y khoe khoang “Quan tể tớng là Thái Lão s của tôi, hôm trớc Thái Lão S có bệnh tất cả triều đình đến hỏi thăm sức khỏe nhng ngài không tiếp ai, ngài chỉ gọi tên tôi đến ngồi trên giờng bệnh nói chuyện”, y tráo trở trong quan hệ với bạn bè từ chối đến thăm Pham

Tam vì “cái thanh danh quan trờng của tôi bị nhơ nhuốc đi”. Quá trình biến

do thi cử. Vì cái bả phú quý, tiền tài, danh vọng đó, mà ngời sĩ tử trẻ ham học thật thà đã lột xác biến thành một tên quan xấu xa và đồi bại. Thể hiện hình tợng nhân vật này Ngô Kính Tử đã tấn công trực diện, sâu sắc vào chính chế độ khoa cử thối nát của một xã hội đang trên bờ tàn lụi.

Khuông Siêu Nhân là ví dụ điển hình cho sự tha hoá biến chất của kẻ sĩ nơi chốn quan trờng. Chính trị hủ bại, quan lại tàn khốc là sản phẩm tất yếu của xã hội có giai cấp bóc lột phong kiến thống trị. Chế độ khoa cử đã tạo ra nhng con thiêu thân sẵn sàng lao đầu vào lửa, thì cũng đồng thời tạo ra nhng tên quan, sau khi đỗ đạt trở thành công cụ vừa tuyên truyền cử nghiệp vừa áp bức bóc lột nhân dân. Tên thái thú Vơng Huệ đợc coi là môt đại diện tiêu biểu cho bộ mặt quan lại của xã hội phong kiến đơng thời. Nhờ vào việc Cừ thái thú già yếu, xin cáo bệnh và nhà, y đợc cử tới tri phủ Nam Xơng, từ đây bộ mặt tham lam bỉ ổi của bọn thống trị đợc biểu hiện rõ ràng và sinh động nhất. Ngay khi gặp ngời nhà Cừ thái thú để nhận thức, nghe nói đến tiền, Vơng Huệ “Trong lòng mừng rỡ, niềm vui sớng lộ ra nét mặt ” và khi hỏi về tình hình Nam Xơng, hắn cùng chỉ quanh quẩn hỏi cặn kẽ về những “sản vật gì? , dân tình th” “ ờng kiện nhau về vấn đề gì? ” nhng chi tiết đó đã góp phần bóc dần từng lớp bản chất của những kẻ làm cha mẹ của dân mà chỉ lo làm sao để vơ vét của dân thật nhiều về mình. Và tên thái thú Vơng Huệ này đến nhận thức, nơi đây vốn tồn tại ba thứ tiếng: tiếng ngâm thơ, đánh cờ và tiếng hát đã bị thay thế bởi ba thứ tiếng mới: tiếng bàn cân, bàn toán và tiếng roi. Thế mới thấy đợc chính sách thống trị của bọn quan lại thật là tàn bạo và vô nhân. Làm tri phủ, y “gọi tất cả th biện của sáu phòng đến hỏi xem cái gì có lợi mà còn thừa lại thì không cho giấu giếm, y vơ vét tất cả về mình .” Và chính sách cai trị của Vơng Huệ là làm hai cái roi, một nặng, một nhẹ, khi ra công đờng nếu lính dùng roi nhẹ đánh tức là đã ăn đút lót của dân, và y lấy roi nặng ra trừng phạt binh lệ. Dân c ở đây cũng sợ hãi, cuộc sống ngời dân lầm than nhng trái lại y lại đợc quan trên khen ngợi cho là “ngời có năng lực nhất tỉnh Giang Tây .” Thế mới biết đợc chế độ quan trờng phong kiến quan niệm và làm việc nh thế nào sau này khi Ninh Vơng làm loạn, Vơng Huệ đã đầu hàng một cách nhục nhã, đó là bản chất vốn có của bọn quan lại: hống hách và ơn hèn.

Bản chất tàn bạo này còn đợc Ngô Kính Tử xây dựng ở hàng loạt nhân vật khác. Bọn chúng chúng hầu hết đều xuất thân từ tầng lớp sĩ tử nhng khi đỗ đạt đã đánh mất đi nhân cách của mình trở thành những tên đao phủ tay sai của chế độ phong kiến.

Thang phụ mẫu (Hồi 4) là một tên tri huyện, ngoài mặt thì luôn nói chuyện lễ nghĩa nhng bản chất thì lại vô cùng độc ác và tàn bạo. Xử kiện , y thẳng tay bắt ngời dân lơng thiện vi phạm tội ăn cắp một con gà mà bị đem ra làm trò cời cho thiên hạ. Một ông già chỉ vì đến xin y nơng tay trong việc bán thịt bò mà bị y hành hạ cho đến chết. Đó là tất cả bản chất đểu giả vô l- ơng tâm của tên tri huyện với sự trợ giúp từ phía sau của Trơng Tĩnh Trai - một công cụ đắc lực của chế độ quan trờng.

Còn tên Nghiêm Trí Trung bỉ ổi từ những chuyện nhỏ nhất. Hắn bóc lột ngời dân lơng thiện từ một con lợn bằng thủ đoạn đê tiện và nhỏ nhen (Hồi 5), và khi ngời nhà họ nói thì “mấy đứa con trai của Nghiêm rút cái then cài cửa ra đánh gần chết, gẫy cả đùi, đang nằm liệt ở nhà”. Vừa tham lam, lại vừa độc

ác đó là nét bản chất cố hữu của những kẻ quan lại. Em trai của Nghiêm Trí Trung là Nghiêm Trí Hoà cũng là một loại quan lại nh vậy. Hắn trắng trợn đa vợ lẽ lên thay vợ cả trớc khi vợ cả qua đời với bộ mặt của một ngời chồng đau đớn. Khi Nghêm Trí Hoà chết, anh trai hắn lại lợi dụng cơ hội này để đẩy vợ con em trai xuống dới bếp độc chiếm căn nhà lớn cho con trai mình. Tiền tài đã che mắt tất cả, đã xoá tan tình anh em và đẩy những còn ngời này vào chỗ sa đoạ về mặt tinh thần.

Bộ mặt của quan trờng cũng đã đợc Ngô Kính Tử thể hiện một cách chân thật và sinh động. Bộ mặt đó đã góp phần không nhỏ vào việc hoàn thiện bức tranh xã hội Trung Hoa phong kiến dới ảnh hởng và sự thống trị tuyệt đối mạnh mẽ của chế độ khoa nghiệp. Đây là môt mảng hình tợng quan trọng, một bộ phận không thể thiếu trong kết cấu hình tợng của tác phẩm với những đại diện tiêu biểu xuất sắc: Vơng Huệ, Khuông Siêu Nhân, Nghiêm cống sinh, Nghiêm giám sinh…

Một phần của tài liệu Kết cấu tiểu thuyết nho lâm ngoại sử (ngô kính tử) (Trang 37 - 40)