Nhóm các phơng pháp tác động đến tâm lý trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng nói trong tập làm văn miệng (Trang 43 - 46)

II- Một số biện pháp nâng cao hiệu qủa luyện nói trong Tập làm văn miệng.

2. Thực hành giao tiếp.

2.2. Nhóm các phơng pháp tác động đến tâm lý trong quá trình rèn luyện kỹ năng nói.

nhiều đề tài khác nhau.

Tóm lại, vận dụng phối hợp các phơng pháp trong dạy học Tập làm văn miệng là điều kiện giúp học sinh thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập. Đồng thời các phơng pháp ấy cũng là những biện pháp nhằm nâng cao quá trình rèn luyện kỹ năng nói. Trong tiến trình lên lớp Tập làm văn miệng khâu tổ chức thực hành giao tiếp có ý nghĩa quyết định việc rèn luyện kỹ năng nói của học sinh. Tuy nhiên từ khâu chuẩn bị cho đến khâu giao tiếp đều có sử dụng các phơng pháp dạy học tích cực, tạo ra mối quan hệ hiểu biết giữa thầy và trò, một không khí lớp học song phơng trong hoạt động, sôi nổi trong học tập.

2.2. Nhóm các phơng pháp tác động đến tâm lý trong quátrình rèn luyện kỹ năng nói. trình rèn luyện kỹ năng nói.

Dạy học ở tiểu học nó bao hàm tất cả: giáo dục, giáo dỡng, và phát triển thông qua các môn học, các phân môn và các tiết học cụ thể. Do đó, trong dạy Tập làm văn miệng nói riêng và dạy học nói chung phải nghiên cứu đặc điểm tâm lý học sinh. Trong quá trình luyện nói yếu tố tâm lý có tác động đến hiệu quả của bài viết nói và kết quả quá trình luyện nói. Đối với học sinh tiểu học, trong hoạt động học tập cần có các biện pháp kích thích, gây hứng thú học tập của học sinh. Trong luyện nói ở tiết làm miệng chúng tôi đa ra một số biện pháp hỗ trợ quá trình tập luyện kỹ năng nh sau:

2.2.1. Phơng pháp thi đua khen thởng.

Thi đua khen thởng trong dạy học biểu thị sự đánh giá tích cực đối với thành quả học tập của học sinh. Đây là phơng pháp đợc xem là phơng pháp có ý nghĩa quan trọng trong dạy học sinh tập nói, khẳng định đợc thành quả học tập của học sinh trớc tập thể lớp. Tạo điều kiện cho học sinh tự khẳng định mình và củng cố phát triển niềm tin khi trình bày bài nói.

Thi đua khen thởng thể hiện trong đánh giá nhận xét bài nói của học sinh. Qua mỗi phần trình bày bài miệng của học sinh, giáo viên phải có sự đánh giá nhận xét khách quan rõ ràng và "khéo léo" khen trớc, chê sau, tạo tâm lý an tâm, thích thú cho học sinh. Giúp các em vững tin vào những gì đã đạt đợc và khắc phục những tồn tại của mình trong quá trình luyện nói. Tuy nhiên trong cách đánh giá cần xử lý "khéo léo" khen nhiều hơn chê, chú ý đến những học sinh rụt rè, nhút nhát, tự ti... không bao giờ phát biểu ý kiến, ít tham gia hoạt động chung trong giờ học. Tạo ra không khí học tập sôi nổi có thi đua trong việc dành nhiều điểm tốt, nâng cao chất lợng của giờ học.

Nh vậy, khen thởng thi đua là một trong những biện pháp giúp học sinh rèn luyện kỹ năng nói ngày càng tốt hơn, kích thích học sinh tham gia

hoạt động giao tiếp, tạo ra môi trờng giao tiếp thi đua giữa học sinh với học sinh. Nhằm phát huy tất cả những phẩm chất cần có trong quá trình rèn luyện nói ở học sinh tiểu học. Cơ sở của phơng pháp này là dựa vào đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học.

2.2.2. Phơng pháp trò chơi đóng vai.

Trò chơi đóng vai là cách thức tổ chức các trò chơi trong dạy học, qua đó giúp học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập. Đây là phơng pháp dạy học phù hợp với học sinh tiểu học. Sử dụng phơng pháp này trong dạy học Tập làm văn miệng góp phần thay đổi các hình thức dạy học khuôn mẫu gợng gạo, làm phong phú thêm hệ thống các phơng pháp dạy học tích cực trong dạy Tập làm văn miệng.

Ví dụ: Trong việc miêu tả cuốn sách Tiếng Việt lớp 3. Thay vì các câu hỏi và trả lời khô khan, giáo viên tổ chức các em sắm vai ngời đi mua sách hoặc đi tìm sách trong th viện. Qua đó các em thể hiện bài nói của mình qua việc miêu tả quyền sách cần tìm, cần mua cho ngời bán hàng, ngời trong th viện hiểu:

Ví dụ: Đóng vai trong thể loại kể chuyện: Khi trình bày bài nói ở thân bài, giáo viên tổ chức học sinh nhập vai các nhân vật trong truyện để thể hiện nội dung bằng ngôn ngữ thay vì những cá nhân độc thoại cứng nhắc khô khan. Hoặc có thể đóng vai là một hớng dẫn viên nói cho mọi ngời nghe và cách làm các công việc nh: Rửa mặt buổi sáng, rửa ấm chén, giặt quần áo... khi kể lại một công việc đơn giản đã làm.

Qua tổ chức trò chơi phân vai sẽ tạo ra tình huống và kích thích nhu cầu nói của học sinh. Các em nói với vẻ hứng thú, sáng tạo và tự tin trong hoạt động học mang tính chất "chơi". Đồng thời những học sinh đợc nghe cũng cảm thấy hấp dẫn và lý thú qua các trò chơi đóng vai. Qua những "vai diễn" các em nhận xét cái hay cái tốt và phát huy những yếu điểm ấy từ đó rút ra cho mình cách thể hiện tốt hơn "đạt" hơn.

Trong quá trình thực hành giao tiếp trong dạy học Tập làm văn miệng giáo viên cần sử dụng phối hợp, đồng thời các phơng pháp trong tiến trình lên lớp. Phát huy những u điểm khắc phục những tồn tại của từng phơng pháp. Nâng cao việc tiếp thu kiến thức: với những nội dung ứng với những phơng pháp "tối u". Đặc biệt là nâng cao hơn nữa chất lợng quá trình luyện nói. Tạo mọi điều kiện để học sinh tham gia vào môi trờng giao tiếp tích cực. Góp phần nâng cao số lợng học sinh tham gia luyện nói và nói nhiều lần trong tiết làm bài miệng, thể hiện thành công những ngôn bản nói trong điều kiện thuận lợi, phát huy những phẩm chất cần có trong học tập nói chung và trong luyện nói bài văn nói riêng: chủ động, tích cực, tự tin, sáng tạo...

Để góp phần vào việc nâng cao chất lợng quá trình luyện kỹ năng nói, diễn đạt lời nói, trình bày hoàn chỉnh bài văn nói: đúng, đủ, sinh động trên

mọi phơng diện giáo viên cần bám sát tiến trình lên lớp tiết Tập làm văn miệng, tổ chức hớng dẫn học sinh nắm chắc phần chuẩn bị, tổ chức thực hành giao tiếp có hiệu quả - sử dụng phối hợp các nhóm phơng pháp tích cực trong giảng dạy không những nâng cao chất lợng luyện kỹ năng nói và còn nâng cao chất lợng dạy học và giáo dục nói chung.

Ch

ơng III

Một số giáo án thực nghiệm

Qua khảo sát thực trạng dạy học và nhận thức của giáo viên tiểu học. Chúng tôi đã đa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kỹ năng nói trong Tập làm văn miệng. Chúng tôi đã vận dụng và thiết kế một số giáo án giảng dạy Tập làm văn miệng ở Tiểu học các lớp 3, 4, 5. Từ đó nhận thấy chiều hớng tiến triển rõ rệt.

Một phần của tài liệu Rèn luyện kỹ năng nói trong tập làm văn miệng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w