Những thách thức với Đông Nam á trớc chính sách của Trung Quốc:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách đối ngoại của trung quốc ở đông nam á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 55 - 58)

III Sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam á sau chiến tranh lạnh:

2/Những thách thức với Đông Nam á trớc chính sách của Trung Quốc:

Trong thế giới hiện thực khách quan, mọi sự vật hiện tợng đều mang trong nó hai mặt của sự đối lập. Sự tác động từ những chính sách của Trung Quốc với Đông Nam á từ sau chiến tranh lạnh đến nay không chỉ là một hiện thực khách quan trong xã hội, mà nó còn đợc tạo nên bởi mục tiêu chiến lợc của Trung Quốc với đầy đủ mọi yếu tố khách quan và chủ quan của nó. Bởi vậy bên cạnh những tác động tích cực thì những tác đông tiêu cực cũng thể hiện

một cách rõ ràng, tất yếu và không tránh khỏi. Những tác động này đã đem đến cho Đông Nam á sự thách thức không nhỏ trong hiện tại và tơng lai.

Riêng về lĩnh vực chính trị - ngoại giao là vấn đề khá nhạy cảm cho nên biểu hiện của nó nhiều khi không nhất quán. Tại sao lại nói là không nhất quán? Nh đã trình bày ở trên, tuy gần đây những nghi kỵ trong quan hệ hai bên đợc xoá bỏ phần nào nhng không có nghĩa là tất cả và những cái còn tồn tại thì lớn hơn cái đã xoá đợc.

Nhìn bề ngoài điều đó có vẽ mâu thuẩn nhng nếu xét sâu thì nó toát lên từ mục tiêu chiến lợc của Trung Quốc đối với khu vực Đông Nam á. Mặc dù trong xu thế chung của thế giới thời đại ngày nay, bất kỳ hoàn cảnh nào, Trung Quốc cũng không thể sử dụng trực tiếp lực lợng quân sự cho mục tiêu của mình ở khu vực này, nhng chủ trơng tạo bầu không khí quốc tế láng giềng và khu vực ổn định, trên cơ sở cải thiện và phát triển quan hệ chính trị ngoại giao của Trung Quốc với các nớc ASEAN không đủ lấp liếm những căng thẳng tiềm ẩn trong khu vực.

Vấn đề đáng lo ngại nổi cộm nhất với các nớc Đông Nam á hiện nay là vấn đề tranh chấp Biển Đông với thái độ cứng rắn và đầy tham vọng của Trung Quốc, cùng với việc hiện đại hoá quân sự, tăng chi phí quốc phòng... của Trung Quốc trong những năm qua đã khiến cho các nớc Đông Nam á cảnh giác và coi Trung Quốc là một kẻ thù tiềm ẩn.

Các nớc Đông Nam á rất nhạy cảm với mối đe doạ của Trung Quốc. Nhất là sau khi chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc còn đòi lấy nốt Trờng Sa của Việt Nam. Điều này không phải ngẩu nhiên hay vô cớ mà nó có điểm xuất phát từ nguồn gốc lịch sử và vấn đề địa chính trị. Cho đến nay với sự thể hiện rõ ràng mục đích chiến lợc và tham vọng của Trung Quốc đã khiến cho các nớc Đông Nam á phải tìm đối sách cho mình.

Về phía Đông Nam á, từ Inđôxia, còn lại đều là các nớc vừa là những nớc cách Trung Quốc rất gần. Cho nên, họ có "cảm giác lo sợ bẩm sinh". Đặc biệt từ khi kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh, nhấn mạnh hiện đại hoá quân sự thì các nớc Đông Nam á lo ngại Trung Quốc sẽ dùng vũ lực để thu hồi Nam Sa. Họ nhờ các nớc lớn nh Mỹ, Nhật Bản thậm chí ấn Độ làm lực l- ợng cân bằng. "Diễn đàn khu vực Đông Nam á" ARF chính là tìm một mục tiêu bảo hộ an toàn nh thế. Có thể nêu điển hình là khi FuSuf Wanađi - Giám đốc trung tâm nghiên cứu chiến lợc quốc tế Indônê xia, ông khẳng định: "Với ASEAN 10, chúng ta có đủ cơ động và khả năng để quyết định tơng lai của chúng ta và đối mặt với bất cứ sức ép từ nớc nào đến, kể cả Trung Quốc". {27 -Tr 79}.

Mặt khác, giống nh các nớc đang phát triển, Trung Quốc và Đông Nam á trong chiến lợc phát triển, cũng nh cấu tạo các Xí nghiệp các loại sản phẩm, đều có những chổ giống nhau. Trung Quốc và các nớc Đông Nam á đang cố gắng phát triển các ngành kinh tế đối ngoại nhằm thúc đẩy sự tăng trởng kinh tế và công nghiệp hoá trong nớc, thị trờng xuất khẩu cũng tập trung vào Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu. Do đó cạnh tranh về mậu dịch xuất khẩu khá căng thẳng đặc biệt là sản phẩm các ngành điện t, dệt, may mặc, giày... rất nổi bật. Trung Quốc và các nớc Đông Nam á đều có u thế giá lao động thấp. Trong cạnh tranh thu hút tiền vốn và kỹ thuật công nghệ Đông á cũng khá gay gắt. Tuy nhiên sự cạnh tranh này chẳng phải là đáng ngại lắm vì trong quan hệ kinh tế Trung Quốc - Đông Nam á, hợp tác vẫn luôn lớn hơn cạnh tranh.

Nh vậy, chính sách chính trị - ngoại giao của Trung Quốc Đông Nam á từ sau chiến tranh lạnh đến nay đã đem đến cho Đông Nam á những cơ hội để hoà nhập, để cùng cạnh tranh, cùng vơn ra thế giới trở thành một trung tâm chú ý trên trờng quốc tế. Song bên cạnh đó, nó cũng đặt Đông

Nam á trớc những thách thức không đơn giản. Đây là một tất yếu mà các n- ớc Đông Nam á phải vợt qua để khẳng định mình. Tuy vậy để giải quyết vấn đề an ninh kinh tế và cả ngoại giao, Đông Nam á sẽ không thể đơn phơng mà cần phải có thiện chí đối với chính sách tích cực từ phía Trung Quốc. Trong thế kỷ XXI, giải quyết vấn đề này nh thế nào sẽ là điều kiện tồn tại và phát triển cho cả Trung Quốc lẫn các nớc ASEAN.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu chính sách đối ngoại của trung quốc ở đông nam á từ sau chiến tranh lạnh đến nay (Trang 55 - 58)