3.2.1 Giọng điệu sầu não
Nằm trong dòng chảy thơ mới, nỗi buồn trong thơ Huy Cận là điều dễ hiểu. "Chàng Huy Cận khi xa hay sầu lắm", tác giả Lửa thiêng đã tự hoạ chân dung mình nh vậy cho mai sau. Khi mà thơ mới đang ở độ cao trào, ngời ta bỗng ngơ ngẩn trớc sự xuất hiện của một hồn thơ buồn ảo não. Thực ra, không phải đến Huy Cận, thơ ca Việt Nam mới biết buồn. Trớc Huy Cận, ta đã gặp những nỗi buồn, sầu, tê tái trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Tú Xơng, Tản Đà... Nhng cái buồn trong thơ Huy Cận vẫn mang một sắc điệu riêng, không lẫn vào ai. Xuân Diệu là ngời đầu tiên nhận ra cái "não nuột" trong giọng buồn Huy Cận. Sau đó một năm, Hoài Thanh và Hoài Chân đã một lần nữa định điệu buồn Huy Cận bằng một nhận xét tinh tế: "Huy Cận đi lợm lặt những chút buồn rơi rác rồi sáng tạo nên những vẫn thơ ảo não"
Khảo sát 50 bài thơ trong tập Lửa Thiêng, chúng tôi nhận thấy chữ buồn
xuất hiện tới 50 lần, chữ sầu xuất hiện 36 lần. Sự xuất hiện dày đặc của các từ
buồn sầu này không hề ngẫu nhiên. Nó nh một tín hiệu thể hiện một dòng cảm
xúc, một nỗi niềm riêng của nhà thơ trớc cuộc sống, góp phần làm nên "gam ngữ điệu" chủ yếu của thơ ông. Nỗi buồn trong thơ Huy Cận xuất phát từ cảm hứng và quan niệm nghệ thuật của thi nhân. Cũng nh phần đông các thi sĩ thơ mới, Huy Cận thấy mình là kẻ "Lòng lạc loài ngay từ thuở sơ sinh". Lạc loài là biểu thị của cô đơn, là sự vênh nhịp giữa ta và ngời, là sự bơ vơ lạc lõng của một kẻ đã "bị hất ra ngoài các quan hệ cố định" và bị đánh mất cái "bình yên thuở tr- ớc" từng có trong thơ trung đại. Nói nh thế cũng có nghĩa là thừa nhận một thực tế, thơ Huy Cận là sự hợp lu của nhiều nỗi buồn: nhân thế, thời thế và thân thế. Thực ra, buồn đau là một nét phổ biến của chủ nghĩa lãng mạn. Nhng điều đáng nói là ở chỗ, mỗi nhà thơ có một kiểu buồn riêng, xét đến cùng là một nỗi buồn sâu thẳm từ nghìn năm, thổi vào "linh hồn nhỏ" mở ra một hồn xa: vũ trụ, hồn xa và hồn xa thực chất là những biến thể của một hồn buồn Huy Cận.
Vấn đề đặt ra là ở chỗ, đâu là nét riêng trong nỗi buồn, giọng điệu buồn Huy Cận?. Đi sâu vào thế giới thơ Huy Cận, ta nhận thấy một nỗi buồn thăm thẳm. Nỗi buồn ấy nh tụ vào đó mối sầu kim cổ. Huy Cận buồn nhng thế giới thơ ông không có những hình ảnh nớc mắt, khóc than thông thờng. Huy Cận khóc bằng giọng:
Ta đã để hồn tan trong tiếng thở Kêu gọi ngời, đa tiễn nỗi tàn phai (Bi ca)
Sầu chi lắm trời ơi! Chiều tận thế
(Nhạc sầu).
Trong thơ Xuân Diệu, không ít lần ta bắt gặp nỗi buồn chán, quạnh hiu. Nhng ngay cả những phút giây cô đơn nhất, lạnh lẽo nhất, thơ Xuân Diệu vẫn rạo rực nỗi khát khao. Huy Cận không thế. Giọng thơ ông trầm tĩnh, điềm đạm hơn nhiều. "Chất lửa nồng, chất gừng cay" và lòng yêu đời âm thầm, mãnh liệt của Huy Cận đợc vùi xuống sau cái chất giọng lắng sâu, mang sắc màu suy t- ởng: “Ôi! Nắng vàng sao mà nhớ nhung/Có ai đàn lẻ tơ chùng . ” "Tơ chùng" cũng chính là cái chất giọng trầm lắng trong thơ Huy Cận. Nó là thứ nhạc nền để nhà thơ tạo ra một tổng phổ giọng điệu mang nhiêu sắc thái khác nhau. Nhận xét về Huy Cận, Xuân Diệu có những dòng thật tinh tế "Huy Cận nói hộ cho ta đó; những giọt nớc mắt thờng đến quanh mi rồi ngừng. Huy Cận đã vì ta mà rơi xuống má: cái linh hồn ấy bơ vơ không kể hết, kiếp ngời lang thang, đất trời trôi nổi, lạnh lắm nhân gian ơi...”. Tầm vóc, sức mạnh của một nhà thơ trớc hết phụ thuộc vào chiều sâu cảm xúc của anh ta. Xuân Diệu đã rất tinh tế khi định chất những giọt buồn Huy Cận: từ mi "rơi xuống má" là một khoảng cách. Chính xác hơn, một mức độ, một chiều sâu của nỗi buồn. Chính độ sâu của cảm xúc nh toả ra tự tâm linh sâu thẳm đã đem đến cho giọng điệu thơ Huy Cận một chất lợng thẩm mĩ, với t cách là kẻ buồn nhất thời đại thơ mới: “Hồn đơn chiếc nh đảo rời dặm biển/ Suốt một đời nh núi đứng riêng tây .” (Mai sau)
Huy Cận hay nói đến hồn, đến lòng nhng chủ yếu là hồn đơn chiếc, hồn goá bụa, lòng đau xé, lòng quạnh hiu... Nghĩa là giữa những linh hồn của cõi nhân gian này không có sự gặp gỡ, sum vầy mà ly tán, chia xa. Nhng Huy Cận không kêu gào vật vã, cũng không nức nở mà lặng lẽ buồn. Điều đáng nói là ở chỗ, đó là sự lặng lẽ độc đáo của một tài năng biết "lắng nghe mình sống để ghi lấy cái nhịp nhàng, lặng lẽ của thế giới bên trong" và luôn "chú ý quan sát dòng ý thức, tâm tình, tình cảm trong tâm não của mình". Nói dòng ý thứccũng là nói đến tính hiện đại trong thơ Huy Cận sau sắc áo và hồn vía á Đông. Nỗi buồn trong thơ Huy Cận không dừng lại ở sự gặp gỡ giữa "linh hồn trời đất" và "khối sầu nhân thế" mà còn xuất phát từ những ám ảnh ấu thơ. Thì ra, yếu tố quan trọng nhất nằm ở chỗ, điệu buồn Huy Cận đã tựu sẵn trong cõi lòng ông. Một
hồn đau gặp gỡ với đời lạnh đã tạo nên những "sợi buồn" da diết và sâu lắng. Đọc thơ Huy Cận, vì thế, không thể tiếp cận theo lối "ăn xổi" mà chậm rãi để những giai điệu buồn vắng lắng kia lan thấm một cách kín đáo, "ngậm ngùi". Khi Hoài Thanh nhận đinh trong Thi nhân Việt Nam rằng: "Cái buồn của Lửa
thiêng là cái buồn toả ra từ đáy hồnmột ngời cơ hồ không biết đến ngoại cảnh" tức là nhà phê bình đã nhận thấy yếu tố cơ bản nhất quy định chiều sâu giọng thơ ảo não của Huy Cận. Nó lí giải đợc chức năng thẩm mĩ của giọng điệu buồn trong thơ ông. Cố nhiên, giọng buồn thơng trong thơ Huy Cận chỉ là sự "trá hình" của lòng yêu đời, khát sống. Bởi thế, cái lõi trong giọng thơ Huy Cận là tinh thần nhân bản, là nỗi thơng ngời, thơng đời sâu sắc. Cho nên, giọng điệu sầu não là "hơi","khí" của một nỗi buồn đã đợc kết tinh, có giá trị "thanh lọc" tâm hồn ngời đọc.
Ta biết rằng, hệ thống giọng điệu không chỉ hiện ra qua từ ngữ mà còn hiện ra qua hệ thống hình tợng. Nét độc đáo của Huy Cận là buồn bằng không gian. Tự nó kết thành một sinh quyển thẩm mĩ, một môi trờng giọng điệu phù hợp với cảm hứng chủ đạo của Huy Cận. Cái ngôi chùa Lửa thiêng của Huy Cận đợc kiến tạo bởi một không gian buồn lắng, có phần thâm u. Khi Huy Cận viết: “Một chiếc linh hồn nhỏ/Mang mang thiên cổ sầu” thì có hai điểm chú ý. Câu thơ thứ nhất nói về không gian còn câu thơ thứ hai nói về thời gian. "Linh hồn nhỏ" vì vũ trụ quá lớn. Số từ "một" đứng đầu câu khiến "nhỏ" càng trở nên nhỏ hơn. Nhỏ đến mức côi cút, bơ vơ. "Mang mang thiên cổ sầu" nối về nỗi buồn "vạn kỷ", về "vạn lí sầu nối tiếp lên mây". Nhng trong thơ Huy Cận, thời gian nh ngng lạnh để hoá thành "mà vĩnh viễn". Đây là điểm khác biệt so với Xuân Diệu. Trong thơ Xuân Diệu, thời gian là ám ảnh lớn nhất. Thi nhân lúc nào cũng e sợ "Gấp đi em. Anh rất sợ ngày mai". Không gian trong thơ Huy Cận là không gian tâm lý, không gian bên trong. Bởi vậy, không thể nhận ra một địa chỉ cụ thể nh Nguyễn Bính thờng nói về thôn Đông thôn Đoài, nh Hàn Mặc Tử nói về Vĩ Dạ... Huy Cận chỉ nói đó là "thời nào", là "vạn kỉ"... Đó là một không gian mang tính phiếm chỉ:
Cây mở cành xanh; nghiêng lá phơi; Bụi gieo trên lá, dội nên lời
Bâng khuâng kể lại bao câu chuyện Của những bàn chân rõ dấu đời (Dấu chân trên đờng)
Chính vì phiếm chỉ mà nó phù hợp với cái "mang mang" kia trong tâm hồn Huy Cận.
Là ngời đã bị tớc đoạt thiên đờng nên kẻ bơ vơ kia nhìn đâu cũng thấy một không gian bị cắt vụn, bị giới hạn, sự vật thời hiện tại ơ hờ, quay lng lại với nhau. Không gian Tràng giang là một không gian nh thế. Cảnh dờng nh bay hết
sắc màu để cho âm vọng của những con sóng "buồn điệp điệp" vỗ mãi trong dòng tâm trạng nhà thơ. Không gian trong Huy Cận có đủ ba chiều: sâu chót vót, sông dài, trời rộng, nhng các chiều không gian ấy đợc nhìn bằng một chiều không gian khác. Đó là cõi lòng thi nhân. Nếu hiểu nh thế thì có sự "dịch chuyển" chiều sâu. Hoá ra, những dài - rộng, những lên - xuống kia là vũ trụ tâm linh của Huy Cận, là dòng sầu Huy Cận mà thôi. Nhà thơ đã cảm thế giới này bằng toàn bộ cảm giác và chiều sâu của hồn mình. Bởi vậy, Huy Cận diễn tả cực tinh những âm vọng tởng chừng nh không thể nào nắm bắt đợc:
Nghe đi rời rạc trong hồn
Bớc chân xa vắng dặm mòn lẻ loi (Buồn đêm ma)
Đây không đơn giản là những bớc chân, những dặm mòn của hiện thực ngoài đời mà còn là những chuyển động rời rạc, lẻ loi của một hiện thực khác - hiện thực tâm trạng. Chỉ trên cơ sở của sự cộng hởng ấy ta mới nhận thấy cái rã rời của những nhịp gõ bên trong tâm khảm nhà thơ.
Thiên nhiên trong thơ Huy Cận không tuôn chảy, mạnh mẽ nh thiên nhiên Xuân Diệu, cũng không quá kinh dị nh Chế Lan Viên mà bình thản hơn. Nhng nó không kém lạnh. Có tới 22 lần tác giả nói đến lạnh, hàn, lạnh lẽo. Nếu nh hình ảnh những dòng sông, bến vắng, con đờng bị xẻ vụn thành những khối đơn lẻ để khắc sâu nỗi cô đơn thì những cơn ma trong thơ Huy Cận lại gợi nỗi u sầu theo cách khác. Nếu nh trong thơ Huy Cận sau cách mạng, những cơn ma thờng làm "đất nở hoa" "ấm chân trời" thì những cơn ma trong thơ Huy Cận trớc cách mạng thờng tơng hợp với lòng lạnh, đời lạnh. Có khi, trong những giọt ma ấy, phảng phất âm hởng Đờng thi hay bóng dáng của thơ Verlaine, nhng trớc hết, nó là của Huy Cận:
Tai nơng nớc giọt mái nhà
Nghe trời nặng nặng nghe ta buồn buồn
(Buồn đêm ma)
Buồn đêm ma là một bài thơ đạt tới đỉnh cao về thể loại lục bát. Vẻ đẹp của lục bát Huy Cận là vẻ đẹp đậm chất cổ điển, sang trọng, mực thớc. Nó không thuộc tạng dân dã, mềm mại kiểu Nguyễn Bính, thực ra tìm đến không gian, vũ trụ cũng là cách quẫy đạp để vợt thoát nỗi cô đơn. Những dòng sông, những ngả đờng trong thơ Huy Cận thờng có đặc điểm riêng biệt. Nó nh của "thời nào" nhng nó cũng là hiện tại. Nghĩa là nó vừa vĩnh cửu, vừa bị giới hạn. Tơng thông với không gian ấy là một "linh hồn nhỏ" bơ vơ, phiêu dạt, lạc loài
giữa biển dầu "trăm ngả". Bởi thế Huy Cận nhìn đâu cũng thấy buồn. Cả lớp không gian: vũ trụ, trần thế, địa ngục đều gặp nhau ở một điểm - thê lơng. Mà suy cho cùng, nói về không gian cũng là nói về con ngời. Tràng giang, chính là một kiệt tác về nỗi cô đơn, rợn ngợp của con ngời trớc vũ trụ. Chỉ nói riêng về hệ từ láy dày đặc trong bài thơ (điệp điệp, song song, lơ thơ, đìu hiu, chót vót, mênh mông, lặng lẽ, lớp lớp, đơn đơn) ta cũng có thể thấy Huy Cận đã tạo dựng thành công một dòng buồn lan xa vào vũ trụ, chảy tự ngàn xa đến mai sau, man mác và miên viễn.
Bầu sinh quyển giọng điệu ảo não thơ Huy Cận trớc cách mạng còn đợc nói đến qua hình ảnh không gian chiều: trơ vơ buồn lọt quán chiều, nắng xế, chiều sa, chiều đìu hiu... Nhà thơ nói nhiều đến xế (10 lần). Điểm mút của không gian buồn là chiều vĩnh biệt, chiều tận thế, vũ trụ tàn... Đây là một kiểu chết bằng không gian. Nó phù hợp với "nỗi thê thiết ngàn đời" trong thơ Huy Cận. Trong Lửa thiêng, Huy Cận trực tiếp nói nhiều đến chết. Ch. Baudelaire trong Hoa ác cũng thờng nói đến giòi bọ, nói đến những xác chết đang tan mà khiến ta "gớm ghê nh gớm những con vật dơ bẩn". Còn Huy Cận không tả mà đem đến "những cảm giác tê tái thấm thía hơn biết bao" (Xuân Diệu). Một lần nữa, tác giả Thơ Thơ và Gửi hơng cho gió lại xác định hết sức chính xác cái nhìn sâu thẳm của bạn mình: "nghe cái chết bằng tình bên trong của mọi ngời". Có thể nói, vào thời thơ mới, có hai thi sĩ đã làm thơ bằng tâm linh. Đó là Hàn Mặc Tử và Huy Cận. Nhng so với Hàn Mặc Tử, Huy Cận “gần ngời hơn", bởi vậy, nỗi sầu buồn trong thơ ông cũng dễ nhập vào ta hơn. Nó hiện ra qua những
mong mỏi, nguyện cầu: “Không gian ơi, xin hẹp bớt mênh mông/ ảo não quá
trời buổi chiều vĩnh biệt .”
Nhiều ngời đã có lí khi cho rằng. Nhạc sầu là một bài thơ hay về cái chết. Nhng đúng hơn, ông triết lí về cái chết. Nh vậy, cái chất giọng triết lí, suy tởng đã có mặt trong thơ Huy Cận ngay từ thời trớc cách mạng. Nó là sản phẩm của một kẻ a đào sâu vào nội quan, a ngẫm nghĩ, và không phải không có lúc, đã lạc vào bến siêu hình. Với Huy Cận, chết không làm ngời ta quá kinh hãi. Nó là sự khai triển một ý thức - lạc bớc không gian; nó nằm trong sự hờ hững của những cõi không còn mối tơng giao. Thứ Nhạc sầu mà nhà thơ cảm thấy, vì thế, không xuất phát từ một góc hớng cụ thể nào, nó bao choàng cả vũ trụ, thành một nỗi ê chề:
Linh hồn tôi goá bụa, đơn chiếc giữa đau thơng.
Giọng ảo não trong thơ Huy Cận cũng diễn tả đợc nỗi "quằn quại" của một kẻ "Lòng tôi đây, trọn một đời thơng nhớ/ Hồn tôi đây thiên hạ bỏ đìu hiu" bằng lòng để Chúa "nhận tôi đi dù điạ ngục thiên đờng" thì thân thể đã trở thành một chất vấn về nỗi khổ đau của kiếp ngời. Sự quằn quại của ngời hắt vào không gian hiện lên qua sự quằn quại của cảnh:
Đồn xa quằn quại bóng cờ
Phất phở buồn từ thuở xa thổi về Ngàn năm sự tỉnh lê thê
Trên thành son nhạt - Chiều tê cúi đấu (Chiều xa)
Nhịp thơ chậm rãi diễn tả đợc mạch sầu thiên cổ thổi về. Nét bút chấm phá kiểu thi hoạ phơng Đông của Huy Cận đã dựng lại đợc một chiều xa biên ải. Có đồn xa, bóng cờ. Những luỹ thành xa thật hiu hắt. Hai chữ quằn quại vừa t- ợng hình (cờ trớc gió) vừa nối đợc nỗi niềm. Hai chữ "sực tỉnh" thực ra là sự gắn nối hai khoảng không - thời gian xa/nay: xa đang quằn quại, nay qúa lê thê. Có lẽ Xuân Diệu đã có lí khi sửa "tê tái sầu" thành "tê cúi đầu”. Tê cúi đầu đã hình tợng hoá đợc nỗi buồn một cách cụ thể, đầy chất tạo hình.
Trong cái không gian bị chia cắt, não nề ấy, tình yêu trong thơ Huy Cận, đúng nh lời Tế Hanh nhận xét: "chủ yếu đầy giọng buồn, nhiều khi ảo nảo...".
Tuy nhiên, đọc thơ tình Huy Cận, chúng tôi nghĩ, cần chú ý hai điểm: thứ nhất, khi gã trai tân lên tiếng, tình yêu trong thơ Huy Cận trong sáng, e ấp, vừa tơi tắn, vừa chừng mực; thứ hai, khi kẻ u t, sầu não lên tiếng, thơ Huy Cận đợm buồn. Về thơ tình Huy Cận, Hoàng Thiệu Khang có một nhận xét đáng chú ý. Ông viết: "tình yêu cũng đợc chuyển hoá thành một không gian thẩm mĩ. Đó là