Giọng điệu trong thơ trữ tình

Một phần của tài liệu Tính chất hướng nội trong tư duy nghệ thuật thơ huy cận trước cách mạng (Trang 63 - 67)

3.1.1. Giới thuyết khái niệm

Cho đến nay, khái niệm giọng điệu đã không còn là điều mới mẻ trong đời sống văn học.Tuy nhiên trên thực tế, cách hiểu về giọng điệu lại còn tồn tại nhiều khác biệt, thậm chí đối lập nhau, nhất là trong thơ. Điều này đã dẫn tới một hệ quả là ngời ta nói nhiều đến giọng điệu, cả trong sáng tác và tiếp nhận, nhng lại không nắm đợc đặc trng cấu trúc của nó. Hay nói khác đi là chỉ cảm nhận đợc nó một cách mơ hồ, không nắm bắt đợc bản chất giọng điệu. Thực tế đó, buộc chúng tôi phải giới thuyết khái niệm giọng điệu, hay chính xác hơn là chỉ ra bản chất và các yếu tố tạo nên giọng điệu, làm cơ sở cho việc khảo sát giọng điệu suy tởng trong thơ Huy Cận.

Đã từ lâu, khái niệm giọng điệu đợc nói tới qua những khái niệm gần gũi nh "hơi văn", "khí văn", "tình điệu", và ngời ta có thể xem đó là những dấu hiệu cơ bản để nhận diện nhà văn, khu biệt tác phẩm. Khi bàn về mối quan hệ giữa văn và ngời, trong Nam sơn tùng thoại, Nguyễn Đức Đạt (1824-?) đã nhận xét:

"Văn nh con ngời của nó, văn thâm hậu thì con ngời của nó trầm mà tĩnh; văn ôn nhu thì con ngời của nó khiêm mà hoà; văn cao khiết thì con ngời của nó đậm mà đơn giản; văn hùng hồn thì con ngời của nó cơng mà thanh; văn uyên sâu thì con ngời của nó thần tuý mà đứng đắn". [27, 68]. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa nghiên cứu, phê bình văn học, nhiều vấn đề tinh tế trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm đã đợc nói tới một cách có hệ thống, trong đó có giọng điệu. Trong số những nhà nghiên cứu quan tâm đến giọng điệu, M. Bakhtin là ngời có ý thức mô tả rõ ràng nhất về cấu trúc giọng điệu. Trên cơ sở so sánh giọng điệu thơ trữ tình và tiểu thuyết, ông cho rằng, bản chất của thơ ca là độc bạch, ngôn ngữ của thơ ca mang tính chủ quan cao độ, và đợc kiểm soát bởi tầm nhìn tác giả. Vì thế, khác với tiểu thuyết, thơ ca là loại hình nghệ thuật đơn thanh, và theo ông đây chính là đặc trng cơ bản của giọng điệu thơ trữ tình. ở Việt Nam, ngời nhắc đến giọng điệu của chủ thể trữ tình tơng đối sớm đó là Hoài Thanh. Khi ông viết về các nhà thơ mới (1932-1945), ông đã đa ra những nhận xét tinh thế và chính xác, nhận diện đợc giọng điệu riêng của từng ngời. Ông cho rằng "cha bao giờ thấy ngời ta xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở nh Thế Lữ, mơ màng nh Lu Trọng L, hùng tráng nh Huy Thông, trong sáng nh Nguyễn Nhợc Pháp, ảo não h Huy Cận, quê mùa nh Nguyễn Bình, kỳ dị

nh Chế Lan Viên...thiết tha rạo rực băn khoăn nh Xuân Diệu" [61]. Nhận xét đó của Hoài Thanh đợc hiểu từ phơng diện phong cách, chỉ ra đợc những nét khác biệt trong từng nhà thơ. Từ cách nhìn ấy, có thể thấy, để nhận diện một giọng điệu thơ với t cách là một phơng diện tạo nên phong cách thơ, cần phải đặt nó trong mối tơng liên với những yếu tố khách quan nh thời đại, thể loại, loại hình văn học. Nhiều nhà nghiên cứu đã xem giọng tác phẩm là một hình tợng "hình t- ợng giọng nói" (Trần Đình Sử), là "hệ thống ngữ điệu", gam ngữ điệu" (M.B.Khrapchenko). Bản chất của giọng điệu trong tác phẩm đợc nhận thức không phải nh một yếu tố tự nhiên, thiên bẩm, mà là sản phẩm của một quá trình sáng tạo, gắn liền với quan niệm nghệ thuật, cách nhìn thế giới của nhân vật. Nói một cách khái quát hơn, giọng điệu là một biểu hiện về mối quan hệ giữa nhà văn với cuộc đời. Nếu quan niệm tác phẩm là đơn vị trung tâm của văn học, là đối tợng của mọi nghiên cứu văn học, dù trực tiếp hay gián tiếp thì giọng điệu là một phạm trù thẩm mỹ của tác phẩm. Nó có thể đợc hình thức hoá qua những phơng tiện biểu hiện của tác phẩm là hệ quy chiếu của các yếu tố thời đại, thể loại, tài năng, cá tính, phong cách...

Một trong những nguyên tắc cơ bản để xây dựng tác phẩm trữ tình là nguyên tắc tự biểu hiện. Thơ trữ tình, vì thế mang tính chủ quan. Theo cách nói của A.Dubas, chính "tiếng thơ tạo thành thi sỹ chứ không phải là nhịp vần". Do có sự gần gũi đến mức hoà đồng giữa chủ thể với khách thể, bên trong với bên ngoài nên giọng điệu thơ trữ tình về cơ bản là giọng đơn, gắn liền với chủ thể trữ tình, ngời mang lời nói trực tiếp. Tính chủ quan là giọng điệu cơ bản của thơ trữ tình. Nó đợc xác định, trớc hết ở t duy nghệ thuật của nhà thơ, ở tâm thế, thái độ, tình cảm của chủ thể trớc đối tợng cũng nh cách lựa chọn, xử lý các yếu tố hình thức. Ngoài giọng điệu chủ âm, trong một bài thơ trữ tình còn có thể đan xen, tơng hợp nhiều sắc thái giọng điệu, tạo thành cái gọi là "bè", "đệm", hay "gam giọng điệu" trong tác phẩm. Điều đó nói lên tài năng và phong cách của nhà thơ.

3.1.2. Các sắc thái giọng điệu

Giọng điệu có thể đợc coi là dấu hiệu để xác định phong cách. Dù là loại hình văn học phi cá thể, giọng điệu vẫn mang màu sắc cá nhân, ngời ta vẫn phân biệt và nhận diện đợc tiếng lòng từng nhà thơ. Giọng điệu cũng có quá trình vận động và phát triển, Những nghệ sỹ có tài, có cá tính thờng tạo ra đợc "một giải phổ giọng điệu" rộng lớn, phong phú mà thống nhất, sự thống nhất trong cái đa dạng. Ngoài giọng chủ âm, còn có thể tạo ra nhiều sắc thái giọng điệu khác

nhau trong một tác giả, thậm chí trong từng tác phẩm. M.Bakhtin gọi là "tính đa thanh trong giọng điệu". Có nghĩa là, khi sáng tạo nghệ thuật, tác giả đa giọng điệu để biểu hiện một ý đồ nghệ thuật nào đó, nhấn mạnh một cảm xúc, thái độ nào đó hoặc có thể biến hoá, linh hoạt theo những rung động tinh tế của chủ thể. Theo cách nói của M.Bkhrapchenko thì đây là "hệ thống các ngữ điệu", "gam ngữ điệu". Điều đó đem lại sự đa dạng trong sắc thái của giọng điệu.

Các sắc thái của giọng điệu có thể phân biệt trên các tiêu chí nh: xét về mặt cấu trúc, có thể chia thành giọng chính, giọng phụ, giọng đơn thanh hay giọng đa thanh. Dựa trên cơ sở tình cảm, thái độ có giọng trang trọng hay suồng sã, trìu mến hay hằn học, thành kính hay khinh bỉ, gay gắt hay bình thản, chậm rãi hay vội vã, lạc quan hay bi quan... Nếu nhìn từ khuynh hớng, t tởng ta có giọng ngợi ca hay tố cáo, khẳng định hay phủ định, cảm thông hay lên án, yêu thơng hay căm thù. Đứng từ cấu trúc thể loại ta nghĩ tới giọng văn xuôi và trữ tình, giọng chủ quan và khách quan. Từ góc độ nhận thức đánh giá có giọng bình luận, nhận xét, triết lý, suy luận. Theo tiêu chí ngôn ngữ học còn có giọng trần thuật, miêu tả, giọng thuật sự, đối thoại, độc thoại; hoặc từ điểm nhìn thời gian còn có giọng hoài niệm, mơ tởng... Chúng ta có thể kể đến muôn hình vạn kiểu sắc thái khác nhau của giọng điệu và hiệu quả nghệ thuật của nó là vô cùng

to lớn. Chẳng hạn những câu thơ sau của Hoàng Cầm trong bài Bên kia sông

Đuống:

Em ơi buồn làm chi

Anh đa em về sông Đuống Ngày xa cát trắng phẳng lỳ...

Bài thơ đã đợc bắt đầu bằng một giọng điệu nhẹ nhàng, sâu lắng miên man để an ủi, vỗ về ngời thân, những ai đang hớng về quê hơng. Nếu theo dõi hết bài thơ chúng ta sẽ thấy có một sự thay đổi giọng điệu linh hoạt theo cảm xúc và suy t của nhà thơ. Khi nghĩ tới cảnh quê hơng trù phú bị giặc chiếm thì giọng thơ trở nên xót xa, nghẹn ngào, nuối tiếc. Khi nói về một quê hơng Kinh Bắc giàu truyền thống văn hoá thì giọng thơ đầy tự hào kiêu hãnh. Nhắc đến tội ác của kẻ thù giọng thơ trở nên sôi trào uất hận... Hiệu quả nghệ thuật mà giọng điệu đem lại là hết sức to lớn. Giọng điệu trong tác phẩm vừa có tính chất thiên bẩm, vừa phải đợc gia công có chủ đích. Nó cần đến trực cảm nhng cũng cần đến cái nhìn lý tính, trí tuệ để phân tích, kiểm định chính xác về nó. Trong thực tế, để cảm nhận sâu sắc về giọng điệu là một vấn đề không đơn giản chút nào, đòi hỏi ngời đọc phải có năng lực cảm thụ văn chơng, tiếp nhận tác phẩm bằng

những giác quan bén nhạy. Bởi lẽ, giọng điệu tự nó còn là một hệ thống, một tổ hợp bao gồm nhiều yếu tố. Nó đợc chuyển tải qua lời văn nghệ thuật nhng không phải là một phép cộng đơn giản các yếu tố ngôn ngữ. Điều dễ nhận thấy là giọng điệu bao giờ cũng thể hiện tính nhất quán với hệ thống mà nó tồn tại. Tuy phong phú, đa dạng trong sắc thái nhng nó là lập trờng, thái độ của chủ thể sáng tạo và mang dấu ấn phong cách của ngời nghệ sỹ. Nó còn thể hiện cách nhìn, cách cảm thế giới của nhà văn.

3.1.3. Suy tởng - một dạng thức của giọng điệu thơ trữ tình

Với quan niệm thơ trữ tình là thể loại độc bạch, cái tôi trữ tình là cái tôi tự biểu hiện. Vậy nên đối tợng cơ bản của thơ trữ tình là thế giới nội cảm của chủ thể trữ tình. Ngời ta thờng nói đọc thơ là "nghe trộm" lời tự hát của thi nhân. Đấy là hiện tợng phổ biến mang tính chất đặc trng của thơ trữ tình. Vì lẽ đó, giọng điệu trong thơ trữ tình cũng mang tính chủ quan. Các tác giả trong Dẫn luận nghiên cứu văn học khi nghiên cứu về tác phẩm trữ tình đã lu ý rằng: “Tính chất trực tiếp và thẳng thắn của “tự biểu hiện” là một trong những thuộc tính quan trọng nhất của trữ tình”. Khái niệm “trầm t” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi tìm hiểu thơ ca. Tất nhiên, tính tự biểu hiện của nhà thơ không phải lúc nào cũng giống nhau. Có khi nhà thơ thể hiện những cảm xúc, thái độ kinh nghiệm của cá nhân mình, có khi, anh ta diễn tả những quan điểm và tâm trạng rộng lớn hơn của một giai cấp, một dân tộc, một cộng đồng. ở loại thứ nhất, ta bắt gặp cái tôi nội cảm của nhà thơ. Nhng giọng điệu trong tác phẩm không chỉ đợc chi phối bởi mục đích trữ tình mà còn liên quan đến cảm hứng cũng nh cái tôi trữ tình đợc bộc lộ trong thơ. Một mặt, chúng ta thừa nhận "tính chất trực tiếp và thẳng thắn" của một cái tôi tự biểu hiện và thể hiện một giọng điệu chủ quan. Giọng điệu không chỉ mang phong cách tác giả mà còn mang dấu ấn của thời đại. Mỗi trào lu, mỗi loại hình cũng nh mỗi thời đại văn học đều có thể mang trong mình nét đặc trng trong hình thức của giọng điệu. Vả lại, giọng điệu cũng có quá trình phát triển trong sự vận động đi lên của lịch sử văn học. Xét từ góc độ loại hình văn học ta có thể thấy, mỗi thời đại văn học lại mang một nấc thang mới về giọng điệu. ở thơ ca dân gian, giọng điệu thực ra cha trở thành ý thức nghệ thuật bởi nó là những sáng tác tập thể có tình truyền miệng lại gắn liền với môi trờng diễn xớng, nội dung, lời ca thờng thể hiện một tình cảm khát vọng của quần chúng lao động. Cái tôi trữ tình mang tính phiếm chỉ, yếu tố cá nhân nhoè nhạt, đối tợng trữ tình đợc nói đến thờng qua hình thức đối đáp. Nếu tách khỏi môi trờng diễn xớng, giọng điệu trữ tình của lời thơ chỉ mang màu sắc cảm

xúc của một tập hợp ngời và chỉ là giọng tự nhiên, thuần phác. Khác với ca dao, văn học trung đại là sản phẩm của tầng lớp trí thức phong kiến, đợc ra đời khi có chữ viết, là sản phẩm tinh thần của một cá nhân cụ thể. Chỉ có điều, mọi sáng tạo đều phải nằm trong khuôn khổ của hệ thống thi pháp trung đại có tính qui phạm khắt khe. Họ coi trọng chất liệu chứ không chú trọng đến phơng tiện chủ quan. Theo Trần Đình Sử, các nhà thơ cổ, cha có ý thức phân biệt tách bạch chủ thể và khách thể mà chỉ nhìn từ hai phía, cả nội dung và hình thức đều bị chi phối bởi quan niệm thiên - địa - nhân. Vì thế, cá tính nghệ sỹ ít có cơ hội để bộc lộ, không coi cá nhân nh là một giá trị tự thân, chỉ chú ý ở phơng diện cộng đồng. Thơ thiên về tỏ chí, tỏ lòng, tự tình là chính chứ không biểu hiện chủ thể trữ tình dới dạng cái tôi, cái chúng ta nh các nhà thơ hiện đại. Con ngời trong thơ trung đại, họ thờng có ý thức dấu đi bản ngã của mình. Với chủ thể không diễn ra trực tiếp, cái tôi càng ẩn kín thơ càng hàm súc, gợi cảm. Nhng không vì thế mà giọng thơ hoàn toàn mang tính khách quan. Nói chính xác thì giọng thơ trong thơ ca trung đại chính là giọng siêu cá thể. Tuy nhiên vẫn có hiện tợng mang giọng điệu khách quan trong thơ trung đại. Đấy là trờng hợp của những bài thơ trữ tình thông qua những câu chuyện lịch sử hay viết về một thực trạng xã hội. Chẳng hạn nh Sở kiến hành, Long thành cầm giả ca... của Nguyễn Du là những bài thơ tiêu biểu.

Đến thơ ca hiện đại, vấn đề giọng điệu trở nên phong phú hơn, biến hoá và đa dạng hơn, văn học hiện đại giải phóng triệt để yếu tố cá nhân. Họ nhìn thế giới bằng chính con mắt mình. Họ có thể tự biểu hiện mình, phân tích, khám phá mình. Bởi thế, những suy tởng của Huy Cận không phải là trí tuệ là óc nghĩ, mà là tổng hợp suy nghĩ và xúc cảm. Từ cá biệt, cụ thể, mà mở rộng ra đến toàn bộ sự sống, đến toàn thể vũ trụ. Suy tởng, là hình thức giọng điệu gắn liền với những chiêm nghiệm suy t của nhà thơ trớc những vấn đề của của cuộc sống. Đặc trng của hình thức giọng điệu này là sự thâm trầm, là sản phẩm của một kiểu t duy đặc trng - t duy hớng nội, lấy thế giới nội tâm là thực tại duy nhất. Mọi vấn đề của đời sống thực tại đã đợc nghiền ngẫm, “suy đi và tởng lại” trong tâm hồn nhà thơ. ở đó không chỉ có cảm xúc mà còn có trí tuệ, không chỉ có tình cảm mà còn có lý trí. Giọng điệu suy tởng vì vậy luôn gắn liền với những bài thơ mang màu sắc triết lý, triết luận. Rất nhiều bài thơ Huy Cận có sự xuất hiện của hình thức giọng điệu này, góp phần làm nên một phong cách thơ Huy Cận.

Một phần của tài liệu Tính chất hướng nội trong tư duy nghệ thuật thơ huy cận trước cách mạng (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w