0
Tải bản đầy đủ (.doc) (90 trang)

Nghệ thuật tổ chức không gian trong Lửa thiêng và Vũ trụ ca

Một phần của tài liệu TÍNH CHẤT HƯỚNG NỘI TRONG TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN TRƯỚC CÁCH MẠNG (Trang 47 -63 )

2.3.1. Sử dụng những hình ảnh thơ có sức gợi cảm

Hệ thống hình ảnh trong thơ ngoài ý nghĩa tạo hình còn có ý nghĩa biểu hiện. Nhà thơ dùng hình ảnh để miêu tả bức tranh đời sống và bức tranh thiên nhiên đồng thời cùng biểu hiện tâm trạng, suy nghĩ của mình trớc đời sống hiện thực. Qua hệ thống hình ảnh quen thuộc, nhà thơ bộc lộ cách cảm, cách nghĩ của mình hay nói cách khác là bộc lộ kiểu t duy nghệ thuật độc đáo của mình. Huy Cận đã sáng tạo một hệ thống những hình ảnh nh: nhựa, nụ, mầm, hạt, lá, nghĩa là toàn bộ sự sống cỏ cây. Bên cạnh đó, tất cả những hình ảnh, tín hiệu của vũ trụ cũng trở thành phơng tiện, thành một thứ chất liệu, thành những ẩn dụ nghệ thuật để nhà thơ thể hiện niềm khát vọng chiếm lĩnh không gian và cảm hứng vũ trụ thờng trực trong hồn mình. Cái vũ trụ luôn gợi niềm thao thức trong hồn ngời có khi đợc thi nhân gọi đích danh: "Hình ảnh lung linh vũ trụ tàn"; "

Vui chung vũ trụ, nguôi sầu nhân gian"; " Ta gặp hồn ta trong vũ trụ"... Có khi lại hiện diện qua một hệ thống các hình ảnh: bầu trời trăng, sao, gió, biển, mặt trời ...Dới đây là một số hình ảnh quen thuộc, biểu tợng tiêu biểu của vũ trụ trong một cái nhìn hớng nội của nhà thơ.

2.3.1.1. Hình ảnh biển

Nếu nh với Xuân Diệu và Xuân Quỳnh, sức sống và cái dạt dào không mỏi của biển là hiện thân của tình yêu mãnh liệt, thì với Huy Cận biển là quê h- ơng của sự sống, là ngời anh em song sinh, là tình yêu máu thịt. Đúng nh Vũ Quần Phơng đã nói: "Hình nh trong cõi mang mang của hồn ngời đó có một khoảng rộng để cộng hởng với biển, với vô biên". Và Huy Cận cũng tự bộc bạch: "Mỗi lần đi dọc bờ biển, ta lại có một xao động kỳ lạ trong ngời: nửa thấy đời đang tiếp tục nảy sinh, dạt dào vô tận; nửa lại thấy nh sự sống đã cổ, đã vững chãi yên dằm" (Đi dọc bờ biển - thơ văn xuôi). Và chính những "xao động kì lạ" ấy đã sống, đã lớn trong hồn nhà thơ để luôn khơi gợi, thức dậy trong ông một nguồn cảm hứng dồi dào và thờng trực: Cảm hứng vũ trụ.

Thơ Huy Cận trớc cách mạng, trong Lửa thiêng cha có sự xuất hiện của

biển. Biển có đợc nhắc đến trong câu thơ "Hiu hiu gió đẩy thuyền trên biển trời", nhng biển ở đây cha phải là biển thực. Nó chỉ nh một khái niệm về sự rộng xa để nhà thơ hình dung về cái rộng xa của bầu trời mà thôi. Đến Vũ trụ ca, biển đã xuất hiện với nhiều dáng vẻ và sắc màu hơn. Cùng với một vũ trụ vui say rạo rực, biển cũng hân hoan trong cái hân hoan của đất trời và lòng ngời. Biển đẹp rực rỡ và khoáng đạt hơn trong buổi sơ khai: "Trời xanh ran lá biếc Biển choá ngập buồn vàng/ Gió thổi miền bất diệt/ Mây tạnh đất hồng hoang". Trớc biển, thi nhân nh "cân" đợc vui buồn của kiếp ngời: "Lợng vui muôn kiếp cân đầu sóng/ Biển rủ rê lòng nhập cuộc say". Nghe đợc những âm thanh tha thiết của sự sống vĩnh hằng trong lòng tạo vật:

Nằm trong lòng đất suối nghe biển Ân ái xôn xao triều hiển hiện Biển gọi tha thiết đất khóc oà Suối xuống triều lên đời bao la (Suối)

Nhng thi nhân cũng lại cảm thấy rợn ngợp trớc cái rộng lớn của biển khi trở về với hiện thực bơ vơ giữa cõi đời:

Tôi nhớ bâng quơ những chiếc hồn Muôn trùng biển rộng, đảo con con

Thuyền không giao nối đây qua đó Vạn thuở chờ mong một cánh buồm (Đảo)

Biển vì thế mà cũng chợt sầu, chợt nh rộng thêm hơn. Cả những hòn đảo nữa, bỗng trở nên bé nhỏ "con con" giữ không gian rộng lớn mà chia cắt của biển.

Nh vậy, mặc dù sang Vũ trụ ca, biển hiện lên đã có dáng vẻ nhng nh Xuân Diệu đã nói: “...vẫn còn thiếu hơi biển thật, cha phải đã là cái biển nó trớc hết là Nó". Cảm hứng về biển mới chỉ xuất phát từ một biển xa xôi nào đó chứ cha phải xuất phát từ những cảm nhận trớc biển thực. Tuy nhiên, có một điều vô cùng quan trọng mà từ đây Huy Cận đã nhận ra: "Lòng ra mê biển tự sơ sinh", để mà suốt hơn nửa thế kỉ đời và thơ, nhà thơ đã luôn vui buồn cùng biển.

2.3.1.2. Gió - thông ngôn giúp Huy Cận giao hoà, giao cảm với vũ trụ

Gió - một yếu tố của không gian vũ trụ từng làm khao khát biết bao tâm hồn thi nhân. Thơ Việt Nam xa tràn đầy gió: gió xuân, gió thu, gió đông, gió ấm, gió mây, gió trăng..."Gió đa bằng tiện đã lìa dặm khơi" (Nguyễn Du). "Tình th một bức phong còn kín. Gió nơi đâu gợng mở xem”( Nguyễn Trãi). "Gió hỡi gió phong trần ta đã chán. Cánh chim bằng chín vạn những chờ mong" (Tản Đà)... Với Huy Cận, ngay từ cái thời "tuổi nhỏ thả diều", nhà thơ đã cảm nhận đợc những tín hiệu của không gian trên cao qua sự giao nối huyền diệu của gió:

"Tay cầm đầu dây mà cảm nghe đợc gió đầu tay, không gian trên cao trở nên rất cụ thể, rất nhẹ, rất sống trong tay ngời thả diều” . Để rồi trong suốt những chặng đờng sáng tác, Huy Cận vẫn luôn nuôi gió để giữ cho cánh diều thơ của mình mãi mãi đợc no gió và bay cao.

Nếu nh trớc cách mạng, trong thơ Huy Cận, biển xuất hiện rất ít thì gió lại hiện diện khá nhiều. Riêng trong Lửa thiêng "gió" xuất hiện 58 lần. Ta bắt gặp những hình ảnh gió với đủ mọi sắc thái. Có những cơn gió rất dịu dàng, mát lành: Gío hơng đa mùi, dìu dịu phất phơ (Đi giữa đờng thơm); Thổi lạc hơng rừng cơn gió đến (Nhớ hờ); gío vừa mơn, gió thanh tân (Xuân ý); Dịu dàng gió nhạt thổi mây xanh (Bình yên)... Có những cơn gió xuân, gió hẩy, gió mơn ru, gió lùa sao tiếng bạc đa vang, gió veo hồ...Nhng nhiều nhất vẫn là những cơn gió buồn, mang theo những lời than thở của đất trời, của cuộc đời và của lòng ngời: gió than thở biết mấy lời van vỉ (Tình tự); Cơn gió hiu hiu buồn tiễn biệt

(Vạn lý tình); gió thở dài (Dấu chân trên đờng); Và ngời nữa tiếng gió buồn thê thiết. Tiếng nức nở gởi gió đờng quạnh quẽ ( Nhạc sầu)... Đó là cái buồn của không khí xã hội cộng hởng với cái "ảo não vị sơ ơ "gió cũ" trong Chiều xa: “Buồn gieo theo gió veo hồ”; trong Đẹp xa: “Vi vu gió hút nẻo vàng”...Cái buồn của ma, cái lạnh của không gian, cái "rơi rớt của gió" làn cho lòng ngời cũng

"sầu vạn dặm gió ma phơi" (Ma). Gió với nhà thơ nh có một mối giao cảm gì đầy huyền bí. Gió "bay vào hồn ngời" (Chiều xuân), khơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm vũ trụ thờng trực trong hồn thi nhân:

Gió về, lòng rộng không che Hơi may hiu hắt bốn bề tâm t

(Buồn đêm ma)

Gió còn là ngời giao nối, dẫn đờng cho thi nhân đến với vũ trụ:

Gió qua là ngọn gió triều lên Hiu hiu gió đẩy thuyền trên biển trời

Chở hồn lên tận chơi vơi

Trăm chèo của nhạc, muôn lời của thơ (Trông lên)

Nhờ "gió qua","đẩy thuyền trên biển trời" mà hồn ngời mới "lên tận chơi vơi", lên chốn cao xanh để hoà vào thế giới "trăm chèo của nhạc, muôn lời của thơ". Thi nhân đã mợn gió để thả hồn giống nh thả diều vậy. Và giờ thì thi nhân chủ động đi tới, "góp chân nhanh cùng bốn gió", để cuối cùng đã có thể tới đợc nơi cần đến: 'Ta gặp hồn ta trong vũ trụ" (Xuân hành). Gió có khi chính là khí trời, là chất sống của con ngời và của cỏ cây "Cây với ngời xa có lẽ láng giềng - Đây đó cũng ngẩng đầu lên kiếm Gió" (Hoạ điệu). Trong bối cảnh tù túng, ngột ngạt của xã hội, con ngời thấy nh nghẹt thở nên muốn vợt thoát lên, muốn đợc giải phóng "tâm t" khỏi "bốn bờ tờng", muốn"ngẩng đầu lên kiếm gió", và mong đợc thấy những cơn " gió mới" mát lành:

A thế đấy, chốn hàng ngày c trú Ván bài đời may mắn chỉ ù suông.

Ôi! tâm t ngăn giữa bốn bờ tờng Chờ gió mới, nhng cửa đều đóng kín (Quanh quẩn)

Gió vũ trụ không chỉ đem lại những nỗi niềm vũ trụ đến với ngời thơ mà có khi nó mang đến cả những thông điệp từ cuộc đời:

Đời hỏi gì ta trên biển đầy? Mắt đời nhìn hỏi nhiều khi lạnh Vũ trụ vang lng hạt máu say

(Đời hỏi gì ta)

2.3.1.3. Trăng, sao

Cũng giống nh biển và gió, trăng, sao luôn là bạn tâm tình của thi nhân muôn đời. Ngời xa thờng lấy ánh trăng làm phông cảnh cho một cuộc bầu bạn bên chén rợu hay làm nền cho nhân vật trữ tình bộc lộ tâm sự... đặc biệt cách cảm nhận thời gian qua hình tợng vầng trăng mang đậm sắc màu Phơng Đông:

Trờng đoạn thanh thiên vọng minh nguyệt Biệt lai tam thập lục hồi viên

(Đau lòng khi nhìn trăng sáng trên nền trời xanh Tính lại xa nhau đã ba sáu lần tròn)

( Tam niên biệt - Bạch C Dị)

Trăng là biểu tợng của thời gian vô hạn và không gian vô cùng, nó chứng kiến bao sự đổi thay ở trên đời này. Các nhà thơ thờng mợn hình tợng trăng để làm nổi bật sự đối lập giữa cái vĩnh hằng của thiên nhiên vũ trụ với cái hữu hạn của đời ngời. ở mỗi giai đoạn văn học, mỗi cá nhân tác giả thì trăng lại có những ý nghĩa riêng. Trong thơ Xuân Diệu có một thế giới tĩnh mịch, lạnh lẽo thờng gắn với những đêm trăng. Trăng trong thơ ông không nhạt, không mờ mà dờng nh lúc nào cũng tròn đầy, sáng tỏ (Ca tụng), cũng ánh sáng tuôn đầy (Trăng), huy hoàng trăng rộng (Buồn trăng). Cả vũ trụ lặng lẽ, trống vắng đến tuyệt đối trong ánh trăng trong suốt: "trăng ngà lặng lẽ nh buông tuyết - Trong suốt không gian tịch mịch đời" (Buồn trăng). Với Hàn Mặc Tử, trăng là một nỗi ám ảnh lớn trong hồn và trong thơ ông: Nhớ trăng, uống trăng; Đà Lạt trăng mờ; Sáng trăng; Trăng vàng trăng ngọc; Ngủ với trăng; Say trăng; Rợt trăng; Trăng tự tử; Chơi trên trăng; Một miệng trăng; Một nửa trăng; Vầng trăng; Ưng

trăng... Còn trong thơ Huy Cận, trăng và sao thờng đi liền với nhau và là

biểu tợng của vũ trụ. Bản thân trăng sao cha phải là vũ trụ nhng vũ trụ hiện hình qua trăng sao. Chúng mang đầy đủ ý nghĩa của một vũ trụ: vừa là biểu tợng của không gian cao, rộng, vừa là biểu tợng của thời gian vĩnh hằng. Trớc cách mạng, trong thơ Huy Cận, trăng sao cũng góp phần tạo nên hình ảnh một vũ trụ ảm đảm, tàn tạ:

...Đời tàn rơi cùng sao rụng canh thâu; Và trăng lu xế nửa mái tình sầu,

Gió than thở biết mấy lời van vỉ? (Tình tự)

Đêm mơ lay ánh trăng tàn

Hồn xa gửi tiếng thời gian, trống dồn (Chiều xa)

Đây đó thoảng hoặc cũng có đôi ánh trăng mát lành nhng rất mờ nhạt, không tạo đợc ấn tợng gì về thời gian, không gian cũng nh tình cảm cảm xúc:

Đêm vừa nhẹ, gió vừa mơn,

Cây chen ánh nguyệt trải vờn bóng xanh. ...Trăng êm cho gió thanh tân

Hơng rừng tỉnh dậy ái ân xuống đồng (Xuân ý)

Trăng không phải là một ám ảnh từ thuở nhỏ trong hồn nhà thơ nh gió, biển... nhng trăng sao là một yếu tố của không gian trên cao và bản thân nó cũng đã bao hàm ý nghĩa của không gian; vì vậy mà trong cuộc vợt thoát tinh thần khỏi cuộc đời chật hẹp, thi nhân cũng đã tìm đến bầu bạn với trăng để bày

tỏ tâm sự: Hơn một lần chàng đã gửi cho trăng/ Nỗi đìu hiu quanh của hồn

buồn không cớ”(Mai sau)

Sang Vũ trụ ca, trong những Lợng vui không không dứt của đất trời và lòng ngời, trăng sao cũng về nhập cuộc trong lễ hội Hoa đăng: "Chắc vui lắm nên về đông đủ vậy/ ánh muôn sao vơng mỏng sợi tơ chăng". Từ trạng thái rơi rụng, tàn tạ chuyển hẳn sang một đối cực khác, vui say, náo nức, đông đủ:

Bánh xe xuân quay vòng thao thức Phất phơ cành náo nức trăng sao Ra đờng chẳng gặp bạn chào

Gặp xuân chảy hội nhập vào gió xuân (Lên đàng)

Trăng sao cũng đã góp phần mở ra hai chiều của không gian: cao và rộng. Đó là không gian Lợng vui của những "Trăng cao đa đẩy nhịp vô cùng/ Hai bờ sống chết đời ru võng/ Trăng rộng, trời xa, gió cảm thông”. Hay trong bài thơ

Triều nhạc, nếu ở trên trăng mở ra không gian trên cao “trăng cao gợi thức nỗi niềm”, thì bên dới sao lại mở ra một không gian rộng lớn: "Bờ đêm rạng muôn trùng bát ngát/ Gió lùa sao tiếng bạc đa vang/ bãi trời cao cát mênh mang/ Hồn xanh đọng ngọc muôn hàng thiên thu". Vũ trụ trở nên có sức sống hơn trong nhịp đa đẩy vô cùng: "Trăng ru sóng, vui tràn vũ trụ". Nếu có khi thi nhân mợn

gió để "chở hồn lên tận chơi vơi" thì lúc khác ngời lại "theo sao tới đỉnh trời", để bè bạn với "gió trăng, để "tạm nguôi quên buồn thế hệ" (Tao phùng). Biển, gió và trăng, sao là sự vật, hiện tợng của thế giới tự nhiên, tồn tại khách quan trong không gian và thời gian. Vào trong thơ Huy Cận, chúng đã đợc nội cảm hoá, trở thành phơng tiện, chất liệu để nhà thơ thể hiện cảm hứng thờng trực trong tâm hồn mình. Chúng là những tín hiệu khơi gợi cảm quan về vũ trụ, cảm quan về sự sống luôn thính nhạy trong hồn thi nhân. Bên cạnh biển, gió và trăng sao, nhà thơ nh thấy mình rõ hơn, cảm giác về sự sống hoá sinh, cảm giác về cái rộng lớn vô hồi vô hạn của vũ trụ cũng rõ hơn. Mặt khác, những hình ảnh ấy đã đợc thi nhân nhìn ngắm bằng cảm quan vũ trụ rộng lớn của mình, và vì vậy, chúng cũng chính là hiện thân của vũ trụ, biểu tợng của vũ trụ. Những biểu tợng nghệ thuật này cũng góp phần thể hiện t duy nghệ thuật độc đáo của nhà thơ.

2.3.2. Kết cấu trùng điệp, tơng phản trong tổ chức lời thơ 2.3.2.1. Thủ pháp trùng điệp của lời thơ

Trùng điệp là một trong những thủ pháp quen thuộc của thơ ca. Nó đợc hiểu nh là một cách tổ chức lời thơ theo nguyên tắc lặp lại các đơn vị khác nhau của văn bản. Nó đợc sử dụng sớm trong thơ ca nhân loại, kể cả thơ cách luật.

Trong thơ Huy Cận, thủ pháp trùng điệp đợc sử dụng khá nhiều và hết sức đa dạng, để lại ấn tợng mạnh mẽ trong lòng ngời đọc. Kết quả thống kê cho thấy có 20/50 bài (chiếm 29% tổng số bài thơ) đã sử dụng trùng điệp nh một thủ pháp nghệ thuật cơ bản để tổ chức bài thơ, câu thơ. Vị trí trùng điệp cũng hết sức biến hoá. Trên đại thể có bốn kiểu điệp: điệp cú pháp, điệp câu, điệp ngữ, điệp từ. Chúng tôi xin dẫn ra đây một đoạn thơ tiêu biểu cho hình thức trùng điệp trong thơ Huy Cận:

Khổ thơ mở đầu bài thơ Giữa lòng thế kỷ Thế kỷ hai mơi

Ngơi mang trong lòng ngơi Bao nhiêu mầm ung độc Bao nhiêu nụ hồng đời

Kết thúc bài thơ:

Thế kỷ hai mơi

Ngơi mang trong lòng ngơi Bao nhiêu mầm ung độc Bao nhiêu nụ hồng đời

Hoa nở mùa gây lại giống ngời

Chỉ có ba khổ thơ mà có đủ các kiểu trùng điệp. Nét đặc biệt đáng chú ý ở đây là cách thể hiện những lần điệp và vai trò, vị trí của nó trong việc phát triển ý thơ. Mỗi hình thức điệp đem đến cho thơ một sức mạnh riêng. Nhờ nó cảm xúc dồn nén của nhà thơ đợc tuôn chảy và ý thơ đợc nhấn mạnh, câu thơ, bài thơ đợc mở rộng. Có những lúc, nhiều hình thức trùng điệp đợc tồn tại đan xen trong cùng một bài thơ. Điệp câu, điệp cú pháp, điệp ngữ, điệp từ xuất hiện và hết sức linh hoạt. ở mỗi hình thức điệp mang một vẻ đẹp riêng và trở thành một bản hoà tấu trầm hùng trong lòng ngời đọc:

Rồi tôi khóc, và đầu tôi ngã gục,

Một phần của tài liệu TÍNH CHẤT HƯỚNG NỘI TRONG TƯ DUY NGHỆ THUẬT THƠ HUY CẬN TRƯỚC CÁCH MẠNG (Trang 47 -63 )

×