Kết quả đánh giá Protein, Lipit của 3 giống đậu tương có triển vọng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 71 - 105)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.8. Kết quả đánh giá Protein, Lipit của 3 giống đậu tương có triển vọng

Bên cạnh năng suất thì chất lượng là chỉ tiêu hết sức quan trọng. Mục tiêu của các nhà chọn tạo không những chọn ra được những giống có năng suất cao mà còn phải có chất lượng tốt. Qua số phân tích chất lượng của các giống đậu tương thí nghiệm, kết quả thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Một số chỉ tiêu hóa sinh của các giống đậu tương

Đơn vị tính: %

Giống Protein Lipid

Giống DT 2008 37,97 16,84

Giống ĐT 22 39,08 15,89

Giống ĐT 26 39,25 19,32

Giống DT 84 (đ/c) 37,56 17,65

Bảng 3.11 cho thấy các giống đậu tương thí nghiệm có hàm lượng Protein tổng số từ 37,56 - 39,25%, trong đó giống đậu tương ĐT26 có hàm lượng Protein cao nhất 39,25% giống có hàm lượng Protein đạt thấp nhất là giống DT84 đối chứng. Hàm lượng Protein cao có ý nghĩa lớn cho việc sử dụng làm thực phẩm đặc biệt là làm đậu phụ.

Hàm lượng lipid từ 15,89 - 19,32%. Giống có hàm lượng lipid cao nhất là giống Giống ĐT26 đạt 19,32%, giống ĐT22 có hàm lượng Lipit thô thấp hơn giống đối chứng (DT 84). Hàm lượng dầu cao có ý nghĩa và tạo tiền đề cơ sở cho ngành công nghiệp sản xuất dầu, nhất là việc xuất khẩu.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận

1. Khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 8 giống đậu tương tham gia thí nghiệm trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì

Qua kết quả thí nghiệm nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 8 giống đậu tương trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang trong 2 vụ: vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016, chúng tôi có một số kết luận sau:

1.1. Thời gian sinh trưởng

Thời gian sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2016 ngắn hơn ở vụ Hè Thu năm 2015, biến động từ 86 - 98 ngày (vụ Xuân năm 2016) và từ 88 - 102 ngày (vụ Hè Thu năm 2015). Với thời gian sinh trưởng này các giống đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình.

1.2. Khả năng chống chịu

Tất cả các giống đậu tương tham gia thí nghiệm kể cả giống đối chứng đều bị sâu phá hại. Tuy nhiên, xét trên bình diện chung thì tỷ lệ sâu, bệnh gây hại trên các giống là không lớn, khả năng chống đổ, chống tách vỏ quả tốt. Tính chống chịu của các giống đều ở mức khá.

1.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu

Năng suất lý thuyết của các giống đậu tương thí nghiệm rất khác nhau, biến động khá lớn từ 21,24 - 32,62 tạ/ha (vụ Hè Thu năm 2015) và 19,61 - 28,83tạ/ha (vụ Xuân năm 2016) giống DT 2008, ĐT 22, ĐT 26 có NSLT cao hơn giống đối chứng ở cả 2 vụ, vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016.

Năng suất thực thu biến động từ 14,38 - 24,24 tạ/ha (vụ Hè Thu năm 2015) và từ 13,57 - 23,48 tạ/ha (vụ Xuân năm 2016). Ba giống DT 2008, ĐT 22, ĐT 26 tỏ ra có NSTT cao nhất thí nghiệm ở cả hai vụ gieo trồng và cao hơn giống đối chứng chắc chắn có ý nghĩa từ 5,28-8,57 tạ/ha (vụ Hè Thu năm 2015) và từ 4,27 - 7,96 tạ/ha (vụ Xuân năm 2016).

2. Kết quả xây dụng mô hình trình diễn

- Kết quả xây dựng mô hình trình diễn của 3 giống ưu tú có so sánh với giống đối chứng (DT 84) cho thấy: Năng suất trung bình của 3 giống đậu tương trong trình diễn đều cao hơn hẳn năng suất của giống đối chứng, đạt từ 20,63 - 23,59 ta/ha, trong đó giống DT 2008 đạt năng suất trung bình cao nhất (23,59 tạ/ha), giống ĐT 22 được người dân ưa thích và lựa chọn với điểm số cao nhất (422 điểm).

- Hàm lượng Protein tổng số từ 37,56 - 41,47%, trong đó giống đậu tương DT 2008 có hàm lượng Protein cao nhất 41,47, giống có hàm lượng Protein đạt thấp giống DT 84 đối chứng. Hàm lượng lipid dao động từ 15,89 - 19,32%. Giống có hàm lượng lipid cao nhất là giống ĐT 26 đạt 19,32%, giống ĐT 22 có hàm lượng Lipit thô thấp hơn giống đối chứng.

II. Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì trong vụ Xuân năm 2015 và vụ hè Thu năm 2016, chúng tôi đề nghị:

Tiếp tục nghiên cứu các giống đậu tương có triển vọng: DT 2008, ĐT 22, ĐT 26 ở vụ Xuân và vụ Hè Thu trong những năm tiếp theo, ở các địa điểm, điều kiện gieo trồng khác nhau. Trên cơ sở đó có kết luận chính xác hơn về khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống có triển vọng để giới thiệu vào sản xuất đại trà trên địa bàn huyện Hoàng Su Phì.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2001), 575 giống cây trồng mới, Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr.213-233.

2. Phạm Văn Biên, Nguyễn Văn Tú, Lương Thị Bích Hảo (1995), “Một số kết quả nghiên cứu về sâu hại đậu nành”, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp, số (4) tr. 22-25.

3. Vũ Danh Ca, Cao Thanh Huyền (2004), Khảo nghiệm một số giống đậu tương có triển vọng trong hai vụ hè thu và thu Đông năm 2003 tại Hải Phòng, Báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học, trung tâm khuyến nông Hải Phòng, Tr3-4.

4. Vũ Đình Chính (1995), Nghiên cứu tập đoàn giống để chọn giống đậu tương thích hợp cho vụ hè vùng đồng bằng trung du Bắc bộ, Luận án tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội, tr. 55- 71. 5. Ngô Thế Dân, Trần Đình Long, Trần Văn Lài, Đỗ Thị Dung, Phạm Thị

Đào (1999), Cây đậu tương - Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội, tr. 234- 239. 6. Dương Văn Dũng, Đào Quang Vinh, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Kim

Lệ, Đỗ Ngọc Giao, Bùi Thị Bộ (2007), “Giống đậu tương ngắn ngày năng suất cao ĐVN-9”, Tạp chí NN & PTNT số (9), tr.35-37.

7. Bùi Huy Đáp (1961), “Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của một số thực vật hàng năm”, Tạp chí sinh vật học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Vũ Thúy Hằng, Lê Thị Hạnh, Vũ Đình Hòa (2007), “Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến một số tính trạng và tương quan giữa chúng tới năng suất cá thể đậu tương”, Tạp chí NN & PTNT, (12+13), 47-51.

10. Nguyễn Tấn Hinh (2003), Nghiên cứu sự khác biệt di truyền đậu tương, Thông tin Khoa học Nông nghiệp, Viện cây Lương thực và Thực phẩm, Nhà xuất bản nông nghiệp, Tr 64-67.

11. Lê Quốc Hưng (2007), Phát triển cây đậu tương, tiềm năng còn rất lớn, Tạp chí NN& PTNT, Tr.73-7

12. Nguyễn Văn Lâm, Nguyễn Tấn Hinh (2003), "Nghiên cứu hệ số biến động, hệ số tương quan và hệ số đường đi của tập đoàn đậu tương", Tạp chí NN&PTNT (9), 1128-1129.

13. Trần Đình Long, Andrew James và Quách Ngọc Truyền (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của giống và thời vụ gieo trồng đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương miền núi, Hội thảo Đậu tương quốc gia ngày 22-23/2001, Hà Nội.

14. Trần Đình Long, Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs (1995), Kết quả nghiên cứu đậu tương M103 và kết quả nghiên cứu mới về chọn tạo giống đậu đỗ, Tiến bộ về trồng lạc và đậu đỗ ở Việt Nam, NXBNN 1991 - 1995. 15. Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh, Hoàng Minh Tâm, Nguyễn Văn

Thắng, Lê Khả Tường, Trần Thị Trương (2005), “Kết quả chọn tạo và phát triển các giống đậu đỗ 1985-2005 và định hướng phát triển 2006- 2010”, Khoa học công nghệ và phát triển nông nghiệp 20 năm đổi mới, Tập 1: Trồng trọt và bảo vệ thực vật, Tr.102-113.

16. Trần Đình Long, Nguyễn Thị Chinh (2006), “Kết quả nghiên cứu phát triển đạu đỗ giai đoạn 2002- 2005”, Kỷ yếu hội nghị KHCN, Nxb Nông nghiệp, Tr.268-277.

17. Nguyễn Văn Luật (1979), “Tính mẫn cảm với chu kỳ sáng và công tác chọn giống đậu tương”, Tạp chí NN & PTNT, số (2), tr.12 - 13.

18. Trần Tú Ngà (1994), Kết quả ứng dụng đột biến thực nghiệm trong công tác chọn tạo giống đậu tương, Kết quả nghiên cứu khoa học năm 1986- 1991, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Đoàn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Bình, Vũ Đình Chính, Nguyễn Thế Côn, Lê Song Dự (1996), Giáo trình Cây Công nghiệp, Nxb Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội.

20. Đoàn Thị Thanh Nhàn (2001), So Sánh một số dòng, giống đậu tương Austraylia nhập nội trong vụ hè và Xuân tại Gia lâm Hà nội.

21. Quy chuẩn kỹ thuâ ̣t Quố c gia về khảo nghiệm giá tri ̣ canh tác và sử du ̣ng củ a giống đậu tương QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT.

22. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (1994), Giáo trình sinh lý thực vật.

23. Văn Tất Tuyên, Nguyễn Thế Côn (1995), Quan hệ năng suất đậu tương Đông với các yếu tố khí tượng, Kết quả nghiên cứu khoa học, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

24. Nguyễn Văn Viết, Tạ Kim Bính, Nguyễn Thị Yến (2002), Kỹ thuật trồng một số giống lạc và đậu tương mới trên đất cạn miền núi, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội, tr. 6 - 7.

25. Mai Quang Vinh (2007), Thành tựu và định hướng nghiên cứu, phát triển đậu tương trong giai đoạn hội nhập, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội 26. Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh (1996), Giống đậu tương cao sản

thích ứng rộng DT84, Kết quả nghiên cứu khoa học Nông nghiệp 1986- 1991, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

27. Nguyễn Thị Út (2006), Kết quả nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu tương trong 5 năm (2001-2005), Tạp chí NN&PTNT, (18),Tr.29-31.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

29. Deloyche J. C. (1983), Influence of moisture and temperature levels on germination of corn, soybean and watermelons, Ass Offic. Seed Annals Proc(43), pp.117-126.

30. FAOSTAT database (2015).

31. Hartwig E. E and Ewards C. J. (1970), "Effect of morfological characteristics upon seed yield in Soybean", Agronomic Journal 62, pp. 64 - 65.

32. Jonhson H.W. and Bernard, R.L.(1976), Genetics and breedingsoybean

(the soybean genetics bree ding physiology nutrition management), New York - London, pp. 2 -52.

33. Judy W. H., Jackobs J. A. (1979), Irrigated soybean production in Arid and semi - Arid region, Proceeding of conference held in Cairo Egypt, 31 Aug - 6 Sep, 1999.

34. Kaw R. N and Menon P. (1972), Association between yield and components in soybean, India.

35. Kwon S. H., Im K. H., Kim J. R and Song H. S. (1972), Variances for several agronomic traits and interrelationships among characters of Korean soyben landraces, Korean.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM VỤ HÈ THU

Bố trí ô thí nghiệm

Thời kỳ hạt giống nảy mầm Thời kỳ cây ra lá đơn

Bón phân lần 1 Vun gốc lần 1 cho cây đậu tương

Thời kỳ cây được 3 lá thật Thời kỳ cây 5 lá thật

Thời kỳ cây đang chuẩn bị phân cành câp 1

Thời kỳ ra hoa rộ Thời kỳ bắt đầu hình thành quả

Thời kỳ quả sinh trưởng phát triển Thời kỳ quả đang hình thành hạt

Thu hoạch giống đậu tương đã chín

Giống đậu tương ĐT 51 chín đã được thu hoạch

MỘT SỐ HÌNH ẢNH THÍ NGHIỆM VỤ XUÂN 2016

Lên luống bố trí ô thí nghiệm Ngày bắt đầu gieo trồng

Thời kỳ nảy mầm Thời kỳ ra 2 - 3 lá thật

Thời ra hoa rộ Cây bắt đầu hình thành quả

Quả trong thời kỳ hình thành hạt Quả trong thời kỳ chín sữa

Thu hoạch những giống đã chín Giống đậu tương ĐT 31 chín đã được thu hoạch

VỤ HÈ

BALANCED ANOVA FOR VARIATE HR FILE DTLVHT 30/ 7/16 22:15

--- :PAGE 1 VARIATE V003 HR LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 7 .790449 .112921 7.85 0.001 3 2 NL 2 .727636E-01 .363818E-01 2.53 0.114 3 * RESIDUAL 14 .201396 .143854E-01 --- * TOTAL (CORRECTED) 23 1.06461 .462873E-01

--- BALANCED ANOVA FOR VARIATE CX FILE DTLVHT 30/ 7/16 22:15

--- :PAGE 2 VARIATE V004 CX LN SOURCE OF VARIATION DF SUMS OF MEAN F RATIO PROB ER SQUARES SQUARES LN ============================================================================= 1 CT 7 2.42778 .346825 16.09 0.000 3 2 NL 2 .545860E-01 .272930E-01 1.27 0.313 3 * RESIDUAL 14 .301699 .215499E-01 --- * TOTAL (CORRECTED) 23 2.78406 .121046 --- TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE DTLVHT 30/ 7/16 22:15

--- :PAGE 3 MEANS FOR EFFECT CT

--- CT NOS HR CX 1 3 2.43890 3.13460 2 3 2.40468 3.84032 3 3 2.04638 3.08320 4 3 2.20110 3.39955 5 3 2.33299 3.59765 6 3 1.98140 3.06038 7 3 2.44610 3.68667 8 3 2.48876 3.88790 SE(N= 3) 0.692470E-01 0.847544E-01 5%LSD 14DF 0.210042 0.257079

--- MEANS FOR EFFECT NL

---

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 71 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)