Khả năng chống đổ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 61)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.4.1. Khả năng chống đổ

Khả năng chống đổ là chỉ tiêu liên quan đến các đặc điểm hình thái như đường kính thân, chiều cao cây, số cành... Những giống thân thấp, đường kính thân lớn thì khả năng chống đổ tốt và ngược lại, những giống thân cao, đường kính thân nhỏ có khả năng chống đổ kém hơn.

Trong sản xuất đậu tương hiện tượng cây đổ sau mưa to, gió bão cũng làm giảm năng suất đáng kể. Những cây bị đổ có thể không cho thu hoạch, hoặc làm cho hoa, quả rụng nhiều ảnh hưởng đến năng suất.

Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy khả năng chống đổ của các giống đậu tương thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2015 tương đối tốt, dưới 25% số cây bị đổ được đánh giá ở thang điểm từ 1- 2. Giống DT 2012, ĐT 30 có số cây bị đổ dưới 25% được đánh giá thang điểm 2, các giống còn lại không bị đổ được đánh giá thang điểm 1.

Vụ Xuân 2016, tất cả các giống đậu tương thí nghiệm đều không bị đổ được đánh giá ở thang điểm 1 tương đương với giống đối chứng.

Bảng 3.6. Tỷ lệ đổ của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016

Đơn vị: Điểm

Giống

Vụ Hè Thu năm 2015 Vụ Xuân năm 2016

Khả năng chống đổ (điểm 1- 5) Khả năng chống tách vỏ quả (điểm 1-5) Khả năng chống đổ (điểm 1- 5) Khả năng chống tách vỏ quả (điểm 1-5) DT 84 (Đ/c) 1 1 1 1 ĐT 22 1 1 1 1 ĐT 31 1 1 1 1 ĐT 51 1 1 1 1 DT 2012 2 1 1 1 ĐT 30 2 1 1 1 ĐT 26 1 1 1 1 DT 2008 1 1 1 1 3.4.2. Khả năng chống tách vỏ quả

Khả năng chống tách vỏ quả có ý nghĩa quan trọng, những giống có khả năng chống tách vỏ quả cao, khi gặp điều kiện thời tiết bất thuận như nắng nóng rồi mưa lớn, khiến hạt không bị tiếp xúc với nước mưa gây thối hạt, làm giảm năng suất. Hoặc trong trường hợp chưa thu kịp khi đậu tương chín, vỏ quả mở, hạt rơi xuống đất gây thất thu và ảnh hưởng đến năng suất Qua theo dõi thí nghiệm ở cả hai vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016 cho thấy tất cả các giống đậu tương thí nghiệm đều có khả năng chống tách vỏ quả tương đối tốt, tương đương với giống đối chứng và được đánh giá ở thang điểm 1.

3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm tương thí nghiệm

Năng suất của đậu tương là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen (tiềm năng cho năng suất) và điều kiện ngoại cảnh trong đó các nhân tố về khí hậu đóng vai trò quan trọng.

Các yếu tố khí hậu bao gồm nhiệt độ, ánh sáng (chu kỳ và cường độ) và lượng mưa là những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến các thời kỳ sinh trưởng phát triển, khả năng sinh trưởng, khả năng cố định đạm và đặc biệt là năng suất hạt của cây đậu tương. Gieo trồng đậu tương ở thời vụ không thích hợp (quá sớm hoặc muộn) thường làm giảm năng suất hạt đậu tương.

Kết quả nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015, vụ Xuân năm 2016

Giống

Vụ Hè thu năm 2015 Vụ Xuân năm 2016

Số quả chắc (quả/ cây) Số hạt chắc /quả (hạt) P 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Số quả chắc (quả /cây ) Số hạt chắc /quả (hạt) P 1000 hạt (g) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) DT 84(đ/c) 19,43 2,05 172,67 24,07 15,67 16,97 2,07 165,50 20,37 15,52 ĐT 22 26,50 2,15 140,70 28,10 22,29 27,73 2,11 127,03 26,01 20,24 ĐT 31 17,40 2,04 171,03 21,24 20,52 17,67 2,09 152,47 19,61 18,71 ĐT 51 18,03 2,14 157,20 21,24 15,90 20,03 2,09 147,37 21,54 15,09 DT 2012 22,20 2,05 169,30 26,96 17,09 22,83 2,09 153,37 25,60 18,67 ĐT 30 18,10 2,04 167,27 21,65 14,38 17,90 2,00 159,33 19,93 13,57 ĐT 26 21,57 2,07 174,57 27,25 20,95 20,77 2,06 170,00 25,41 19,76 DT 2008 27,90 2,05 162,60 32,62 24,24 28,03 2,02 145,17 28,83 23,48 P < 0,05 < 0,05 <0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 <0,05 < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV(%) 2,3 9,9 1,0 7,6 7,1 6,2 6,6 4,0 8,1 11,7 LSD05 0,52 0,36 2,97 3,37 2,36 2,3 0,24 10,8 3,33 3,71

* Số quả chắc/cây: là chỉ tiêu liên quan đến năng suất, nếu tỷ lệ quả chắc cao thì năng suất đậu tương càng cao. Tỷ lệ quả chắc phụ thuộc vào khả năng đậu hoa, đậu quả, quá trình vận chuyển và tích luỹ vật chất về quả và hạt của giống.

Trong vụ Hè Thu năm 2015, số quả chắc trên cây biến động từ 16,80 - 27,90 quả. Trong thí nghiệm 3 giống ĐT 31, ĐT 51, ĐT 30 có số quả chắc trên cây thấp hơn đối chứng (DT84: 19,43 quả), các giống còn lại có số quả chắc trên cây cao hơn đối chứng, chắc chắn có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó cao nhất là giống DT 2008 đạt 27,9 quả, cao hơn so với giống đối chứng là 8,47 quả.

Ở vụ Xuân năm 2016, số quả chắc trên cây biến động từ 16,97 - 28,03 quả. Giống ĐT 31 và giống ĐT 30 có số quả chắc trên cây tương đương so với giống đối chứng. Các giống còn lại đều có số quả chắc trên cây cao hơn so với giống đối chứng. Trong đó, giống DT 2008 có số quả chắc/cây cao nhất đạt 28,03 quả, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Số hạt chắc/ quả

Số hạt chắc/quả cũng là chỉ tiêu quyết định đến năng suất của đậu tương. Qua nghiên cứu thí nghiệm cho thấy, ở vụ Hè Thu năm 2015, số hạt chắc/quả của các giống đậu tương thí nghiệm biến động từ 2,04 - 2,15 hạt/quả. Tất cả các giống đậu tương tham gia thí nghiệm đều có số hạt chắc/quả tương đương giống đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

Vụ Xuân năm 2016, số hạt chắc/quả biến động từ 2,00 -2,11 hạt/quả. Tất cả các giống đậu tương tham gia thí nghiệm đều có số hạt chắc/quả tương đương giống đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

* Khối lượng 1000 hạt

P1000 hạt của giống đậu tương là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá giống và là chỉ tiêu mà người tiêu dùng lựa chọn. P1000 hạt chủ yếu do giống quy định và phụ thuộc vào yếu tố di truyền của giống cùng với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và dinh dưỡng thời kỳ ra hoa và vào chắc. Tuy nhiên với các điều kiện chăm sóc, thời vụ khác nhau thì P1000 hạt chịu ảnh hưởng rất lớn. Khối lượng 1000 hạt có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của giống.

Ở vụ Hè Thu năm 2015, P1000 hạt của các giống đậu tương thí nghiệm rất khác nhau, biến động từ 140,70 -174,57 gam. Các giống ĐT 31 và ĐT 26 có P1000 hạt tương đương so với giống đối chứng. Các giống đậu tương còn lại đều có P1000 hạt thấp hơn đối chứng, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Vụ Xuân năm 2016 biến động từ 127,03 - 170,00 gam. Trong đó giống ĐT 26 và DDT 30 có P1000 hạt tương đương so với giống đối chứng. Các giống đậu tương tham gia thí nghiệm còn lại trong vụ Xuân năm 2016 đều có P1000 hạt thấp hơn đối chứng, chắc chắn có ý nghĩa ở mức độ tin cậy 95%

* Năng suất lý thuyết (NSLT)

NSLT phản ánh tiềm năng cho năng suất tối đa của giống trong một điều kiện nhất định. NSLT phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố cấu thành năng suất. Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy:

Trong điều kiện vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016, NSLT của các giống đậu tương trong thí nghiệm rất khác nhau, biến động từ 21,24 - 32,62 tạ/ha (vụ Hè Thu năm 2015). Trong đó giống DT 2008 (32,62 tạ/ha) và giống ĐT 22 (28,10 tạ/ha) có NSLT cao hơn so với giống đối chứng (24,07 tạ/ha) lần lượt là 8,55 tạ/ha và 4,03 ta/ha. Vụ Xuân 2016 NSLT cuẩ các giống dao động từ 19,61 - 28,83 tạ/ha giống ĐT 30, ĐT 51, ĐT 31 có NSLT tương đương giống so với giống đối chứng. Các giống còn lại có NSLT cao hơn so với giống đối chứng, chắc chắn ở mức tin cậy 95% .

* Năng suất thực thu (NSTT)

Mục đích cuối cùng của công tác chọn tạo giống là chọn ra được những giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn để phục vụ cho sản xuất. Do đó năng suất thực thu là 1 chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá giống vì đây là năng suất thực tế thu được trên diện tích ô thí nghiệm, nó phản ánh khá chính xác khả năng thích ứng của từng giống trong cùng một điều kiện nhất định.

Năng suất thực thu là kết quả của sự thích nghi của giống với vùng sinh thái nhất định. NSTT là năng suất thực tế thu được của các giống quy ra tạ/ha. Vụ hè thu năm 2015, năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm biến động từ 14,38 - 24,24 tạ/ha. Trong thí nghiệm các giống ĐT 22, ĐT 31, ĐT 26 và DT 2008 có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng (14,38 tạ), chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại đều có năng suất thực thu tương đương với giống đối chứng.

Hình 3.2. Biểu đồ NSTT vụ hè thu năm 2015 so với NSTT vụ xuân năm 2016

Vụ xuân năm 2016, năng suất thực thu của các giống đậu tương tham gia thí nghiệm biến động từ 13,57- 23,48 tạ/ha. Trong thí nghiệm các giống đậu tương ĐT 22, ĐT 26 và DT 2008 có năng suất thực thu cao hơn giống đối chứng (15,52 tạ/ha), chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại đều có năng suất thực thu tương đương giống đối chứng.

Qua biểu đồ cho ta thấy rõ hơn về năng suất thực thu của một số giống đậu tương thí nghiệm trong vụ hè thu năm 2015 và vụ xuân 2016. Vụ xuân năm 2016 do điều kiện thời tiết vụ này không thuận lợi, giai đoạn đầu gặp hạn kết hợp với nhiệt độ thấp, cây sinh trưởng khó khăn, thời kỳ thu hoạch gặp mưa to gây khó khăn cho việc thu hoạch, phơi và bảo quản, do vậy năng suất đậu tương vụ này thấp hơn vụ hè thu năm 2015. Như vậy qua 2 vụ thí nghiệm, chúng tôi đã sơ bộ xác định được 3 giống ĐT 22, ĐT 26, và DT 2008 có năng suất lí thuyết và năng suất thực thu cao hơn đối chứng, khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ tốt, thời gian sinh trưởng trung bình. Do vậy vụ xuân 2016 bên cạnh lặp lại thí nghiệm so sánh các giống đậu tương thí nghiệm chúng tôi đã chọn 3 giống này để đưa vào xây dựng mô hình.

3.6. Kết quả so sánh và xếp hạng năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm

Bảng 3.8. So sánh và xếp hạng năng suất thực thu của các giống đậu tương thí nghiệm

TT

Chỉ tiêu

Giống

Vụ Hè Thu năm 2015 Vụ Xuân năm 2016 NSTT (tạ/ha) Chênh lệch so với đối chứng DT 84 (tạ/ha) NSTT (tạ/ha) Chênh lệch so với đối chứng DT 84 (tạ/ha) 1 ĐT 22 22,29 6,62 20,24 4,72 2 ĐT 31 20,52 4,85 18,71 3,19 3 ĐT 51 15,90 0,23 15,09 - 0,43 4 DT 2012 17,09 1,42 18,67 3,15 5 ĐT 30 14,38 - 1,29 13,57 - 1,95 6 ĐT 26 20,95 5,28 19,76 4,24 7 DT 2008 24,24 8,57 23,48 7,96

Căn cứ vào sự chênh lệnh năng suất giữa giống đối chứng (DT 84) làm chuẩn so với các giống khác tham gia thí nghiệm để so sánh cho ta thấy:

* Vụ Hè Thu năm 2015

- Những giống có năng suất tương đương với đối chứng: bao gồm những giống sau: ĐT 51, ĐT 30 và DT 2012 năng suất của ba giống trên lần lượt là 15,09 tạ/ha, 14,38 tạ/ha và 17,09 tạ/ha.

- Các giống còn lại có năng suất cao hơn đối chứng gồm ĐT 22, ĐT 31, ĐT 26, DT 2008, năng suất của 4 giống trên là 22,29; 20,52; 20,95 và 24,24 tạ/ha, các giống trên có độ chênh lệnh về năng suất so với giống đối chứng là 6,62; 4,85; 5,28 và 8,57 tạ/ha.

* Vụ Xuân năm 2016

- Những giống có năng suất tương đương so với giống đối chứng gồm những giống sau: ĐT 31, ĐT 51, DT 2012 và ĐT 30, năng suất của bốn giống trên là 18,71; 15,09; 18,67 và 13,57 tạ/ha.

- Các giống còn lại có năng suất cao hơn đối chứng: Có 3 giống đạt năng suất cao hơn giống đối chứng là các giống: ĐT 22, ĐT 26 và DT 2008, năng suất của các giống trên là 20,24; 19,76; 23,48 tạ/ ha có độ chênh lệnh về năng suất so với giống đối chứng thứ tự là 4,72; 4,24; 7,96 tạ/ha.

Qua quá trình khảo nghiệm cho thấy những giống có triển vọng để phát triển tại địa phương là các giống: DT 2008, ĐT 22 và ĐT 26.

3.7. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn vụ Hè Thu năm 2016

Trên cơ sở thực tế, căn cứ vào các đặc tính ưu việt của giống như thời gian sinh trưởng, khả năng chống chịu, các yếu tố cấu thành năng suất, màu sắc hạt của các giống tham gia thí nghiệm, chúng tôi chọn ra 3 giống có triển vọng: DT 2008, ĐT 22, ĐT 26 và giống DT 84 (đối chứng) tham gia xây dựng mô hình.

3.7.1. Địa điểm, thời vụ, quy mô gieo trồng và biện pháp kỹ thuật

- Địa điểm: Thôn Võ Thấu Chải, xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì. - Thời vụ: vụ Hè Thu năm 2016.

- Qui mô: 2,4 ha (0,6 ha /giống, kể cả diện tích đối chứng). - Số hộ gia đình tham gia: 12 hộ.

- Biện pháp kỹ thuật áp dụng: áp dụng theo qui phạm khảo nghiệm giống đậu tương.

+ Làm đất: cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, lên luống, rạch hàng. + Mật độ: 35 cây /m2.

- Lượng phân bón (cho 1 ha).

+ Phân chuồng: 10 tấn phân chuồng đã ủ hoai. + Phân vô cơ: 40 kgN + 60 kg P205 + 40 kg K20.

3.7.2. Kết quả xây dựng mô hình

Kết quả xây dựng mô hình được trình bày ở bảng 3.9

Giống DT 2008: có 3 hộ gia đình tham gia gieo trồng trên diện tích 0,6 ha, năng suất trung bình đạt 23,59 tạ/ha, cao hơn DT 84 là 7,84 tạ/ha (DT 84 đạt 15,75 tạ/ha). Trong đó gia đình ông Lù Văn Dợ đạt năng suất cao nhất (25,85 tạ/ha) với diện tích 0,2 ha.

Giống ĐT 22: có 3 hộ gia đình tham gia gieo trồng trên diện tích 0,6 ha. Năng suất trung bình đạt 21,38 tạ/ha, cao hơn đối chứng 7,26 tạ/ha (DT 84: 14,12 tạ/ha).Trong đó gia đình ông Lù Seo Chang đạt năng suất cao nhất (22,83 tạ/ha) với diện tích 0,2 ha.

Bảng 3.9. Kết quả trình diễn mô hình giống đậu tương mới vụ Hè Thu năm 2016

TT Hộ tham gia Giống Diện tích

(ha) Năng suất (tạ/ha) 1 Nông văn Trúc DT 84 (Đ/c) 0,2 15, 75 2 Nông Văn Đức DT 2008 0,2 21,61 3 Lù Văn Dợ DT2008 0,2 25,85 4 Lùng Văn Hai DT 2008 0,2 23,32 Trung bình 23,59 5 Vàng Văn Minh DT 84 (Đ/c) 0,2 14,12 6 Tải Seo Chấn ĐT 22 0,2 19,67 7 Lù Seo Chang ĐT 22 0,2 22,83 8 Lục Văn Thanh ĐT 22 0,2 21,64 Trung bình 21,38 9 La thị Dì DT 84 (Đ/c) 0,2 12,5 10 Lý Văn Kim ĐT 26 0,2 21,34 11 Lù Thị Seo ĐT 26 0,2 19,45 12 Nông Thị Phương ĐT 26 0,2 21,12 Trung bình 20,63

Giống ĐT 26 : có 3 hộ gia đình tham gia gieo trồng trên diện tích 0,6 ha. Năng suất trung bình đạt 20,63 tạ/ha, cao hơn đối chứng 8,13 tạ/ha (DT 84: 12,5 tạ/ha).Trong đó gia đình Ông Lý Văn Kim đạt năng suất cao nhất (21,34 tạ/ha) với diện tích 0,2 ha.

Như vậy, qua xây dựng mô hình trồng đậu tương vụ Hè Thu năm 2016 tại thôn Võ Thấu Chải xã Chiến Phố huyện Hoàng Su Phì chúng tôi thấy giống DT2008 đạt năng suất trung bình cao nhất (23,59 tạ/ha), tiếp đến là giống ĐT22 (21,38 tạ/ha) và thấp nhất là giống ĐT26 (20,63 tạ/ha).

3.7.3. Đánh giá của người dân đối với các giống đậu tương tham gia mô hình trình diễn vụ Hè Thu năm 2016 hình trình diễn vụ Hè Thu năm 2016

Để lựa chọn giống có đặc tính ưu việt nhất phục vụ sản xuất, phù hợp thị hiếu với người dân và thị trường ưa thích. Chúng tôi đã tiến hành mời đại diện các hộ nông dân tham gia xây dựng những tiêu chí đánh giá giống bằng phương pháp cho điểm giúp người dân lựa chọn và xác định được dòng tốt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)