3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.1. Thời gian sinh trưởng của các giống
Thời gian sinh trưởng của giống cây trồng nói chung và cây đậu tương nói riêng là tổng hợp của các thời kỳ sinh trưởng và phát triển. Cây trồng đều phải trải qua hai giai đoạn sinh trưởng là sinh trưởng sinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực, mỗi giai đoạn sinh trưởng này không những chịu ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền mà còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, ẩm độ, các biện pháp kỹ thuật canh tác....
Thí nghiệm tiến hành tại 2 địa điểm trong 2 vụ khác nhau cho nên sự tác động của điều kiện ngoại cảnh lên các giống là khác nhau, do vậy thời gian sinh trưởng là do giống quyết định và đây là cơ sở để phân biệt giống ngắn ngày, dài ngày hay trung bình, giúp chúng ta xây dựng khung thời vụ tốt nhất cho từng giống, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng.
Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng của cây đậu tương để có quá trình chăm sóc hợp lý, giúp cây sinh trưởng cân đối, đặc biệt là xác định thời vụ
hợp lý để thời gian ra hoa gặp điều kiện thuận lợi nhất giúp cho quá trình thụ phấn thụ tinh thuận lợi tăng khả năng đậu quả có năng suất, sản lượng cao khi thu hoạch. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống đậu tương thí nghiệm được trình bày tại bảng 3.1.
3.1.1.1. Giai đoạn từ gieo đến mọc
Được tính từ khi gieo hạt xuống đất, hạt hút ẩm trương lên, rễ mọc ra và thân vươn lên khỏi mặt đất, hai lá mầm xoè ra.
Sự nẩy mầm của hạt không những chịu sự tác động của yếu tố nội tại (độ mẩy của hạt, độ chín, yếu tố di truyền) mà còn bị ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ẩm độ, độ sâu lấp hạt, độ tơi xốp của đất.
Khả năng nẩy mầm của hạt giống là một trong những chỉ tiêu đánh giá về chất lượng hạt giống. Giống có sức nẩy mầm khoẻ, tỷ lệ nẩy mầm cao, tập trung là giống tốt, đây là yếu tố quyết định tạo quần thể đồng đều và khả năng cho năng suất cao. Ngược lại, giống có sức nẩy mầm yếu, thời gian nẩy mầm kéo dài sẽ cho quần thể sinh trưởng không đồng đều, ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất.
Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016
Đơn vị: Ngày
TT Giống
Vụ Hè Thu năm 2015 Vụ Xuân năm 2016 Ngày mọc Ngày ra hoa Ngày chắc xanh Ngày chín Ngày mọc Ngày ra hoa Ngày chắc xanh Ngày chín 1 DT84 (Đ/c) 4 37 74 88 4 36 73 86 2 ĐT 22 4 40 79 91 4 39 77 88 3 ĐT 31 4 43 81 93 4 42 80 90 4 ĐT51 4 43 83 93 4 42 80 90 5 DT2012 5 45 85 98 6 47 84 93 6 ĐT 30 5 45 85 98 5 45 84 93 7 ĐT 26 5 43 79 91 4 42 80 88 8 DT2008 5 48 89 102 6 48 89 98
Qua theo dõi cho thấy tất cả các giống đậu tương thí nghiệm giai đoạn từ gieo đến mọc ở cả 2 vụ khoảng 4-6 ngày. Sau quá trình gieo hạt ở cả vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 đều gặp điều kiện thời tiết bất thuận.
Trong vụ Hè Thu gặp thời tiết nắng nóng, kết hợp có đợt mưa to kéo dài đã làm một số hạt giống bị thối hạt, đất bị nén chặt làm chậm quá trình nảy mầm của hạt giống; vụ Xuân gặp đợt rét đậm kéo dài cộng với thời tiết khô hạn đã làm chậm quá trình nẩy mầm của hạt giống.
3.1.1.2. Giai đoạn từ gieo đến ra hoa
Giai đoạn này vô cùng quan trọng đối với cây đậu tương, vì đây là giai đoạn sinh trưởng sinh thực, có ý nghĩa quyết định đến năng suất cây trồng. Đặc điểm khác biệt giữa cây đậu tương và các loại cây trồng khác là vào giai đoạn này cây vẫn tiếp tục sinh trưởng sinh dưỡng.
Cho nên giai đoạn này cây thường xẩy ra hiện tượng thiếu hụt về dinh dưỡng và rất nhạy cảm với các điều kiện thời tiết bất thuận. Chính vì thế tìm hiểu giai đoạn ra hoa của giống có ý nghĩa quan trọng trong quá trình khảo sát và để đánh giá được sự thích ứng của giống làm cơ sở cho việc bố trí cơ cấu thời vụ hợp lý cho từng vùng sinh thái khác nhau.
Hoa đậu tương thường bắt đầu hình thành từ đốt thứ tư đến đốt thứ tám trở lên. Thời gian nở hoa dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và thời vụ gieo trồng. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng cần phải cung cấp đủ dinh dưỡng để đảm bảo mật độ, số cây trên đơn vị diện tích. Vì số cây và mật độ quyết định tới số lượng hoa, quả, đây là yếu tố đóng vai trò to lớn đến việc cho năng suất hạt sau này.
Ngoài ra cũng cần chú ý tới việc điều tiết quá trình sinh trưởng sinh dưỡng, để tránh cho sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh cạnh tranh với sinh trưởng sinh thực gây mất cân đối dẫn đến hiện tượng rụng hoa, rụng quả, sâu, bệnh nhiều, cây lốp đổ gây ảnh hưởng tới năng suất.
Số liệu bảng 3.1 cho thấy ở vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016 thời gian từ gieo đến ra hoa của các giống đậu tương thí nghiệm biến động từ 36 - 48 ngày. Sự ra hoa giống DT84 đối chứng sớm hơn các giống tham gia thí nghiệm (37 ngày sau gieo hạt ở vụ Hè Thu năm 2015, 36 ngày sau gieo hạt ở vụ Xuân năm 2016). Giống DT 2008 có thời gian từ gieo đến ra hoa dài nhất (48 ngày sau gieo), tiếp đến là các giống ĐT 30, DT2012, ĐT31, ĐT 26, DT2012, ĐT30, ĐT51, DT84.
3.1.1.3. Giai đoạn từ gieo đến chắc xanh
Sau khi hoa nở từ 5-7 ngày thì quả được hình thành. Lúc đầu quả và hạt lớn chậm sau đó tốc độ quả tăng nhanh lên sau khi hoa tắt. Tốc độ tích lũy vật chất khô vào hạt tăng dần đều cho đến khi hạt vào chắc. Thời kỳ hạt mẩy là thời kỳ khủng hoảng nhất trong đời sống của cây đậu tương, lúc này bất kỳ một tác động nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất của cây đậu tương. Đặc biệt trong giai đoạn này cần cung cấp đủ ẩm cho cây, ẩm độ thích hợp từ 80-90%.
Kết quả thí nghiệm qua bảng 3.1 cho thấy: Thời gian từ gieo đến chắc xanh của các giống đậu tương phụ thuộc vào giống và địa điểm trồng. Trong vụ Hè Thu năm 2015, thời gian từ gieo đến chắc xanh biến động từ 74 - 89 ngày, ở vụ Xuân 2016, thời gian từ gieo đến chắc xanh biến động từ 73 - 89 ngày. Các giống tham gia thí nghiệm đều có thời gian từ gieo đến chắc xanh muộn hơn đối chứng từ 4 - 16 ngày.
- Giai đoạn từ gieo đến chín (thời gian sinh trưởng)
Giai đoạn này quá trình sinh trưởng sinh dưỡng gần như ngừng hẳn, các chất đồng hoá được vận chuyển vào hạt quả. Khi hạt đậu tương mới hình thành chứa 90% là nước, trong quá trình lớn lên lượng nước trong hạt giảm dần, đồng thời có sự tích luỹ chất khô, lượng nước trong hạt giảm xuống chỉ còn 60 - 70%. Lúc này sự chuyển hoá của hạt diễn ra mạnh mẽ, hàm lượng dầu của hạt đã được ổn định, song hàm lượng Protein vẫn còn chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh và nguồn dinh dưỡng của cây cho tới khi quá trình chín ngừng hẳn.
Khi sự tích lũy chất khô gần hoàn thành, độ ẩm trong hạt giảm nhanh và đột ngột vài ngày có thể giảm từ 30% xuống còn 15 - 20%, khoảng 1-2 tuần trước khi chín. Khi vỏ quả chuyển sang màu vàng sáng hoặc màu vàng nâu là thu hoạch được. Nhiệt độ tối ưu cho đậu chín là 250
C ban ngày và 150C ban đêm. Nhiệt độ quá cao trong thời gian quả chín làm giảm chất lượng nẩy mầm của hạt và điều này giải thích cho sự biến động về tính nẩy mầm và sự sống của cây con từ năm này qua năm khác.
Qua số liệu của bảng 3.1 cho thấy thời gian từ gieo đến chín (TGST) của các giống đậu tương thí nghiệm vụ Hè Thu năm 2015 biến động từ 88 - 102 ngày. Các giống tham gia thí nghiệm có TGST dài hơn đối chứng, trong đó giống DT2008 có tổng TGST dài nhất (102 ngày), dài hơn giống đối chứng 14 ngày.
Các giống đậu tương thí nghiệm ở vụ Xuân năm 2016 cho thấy thời gian từ gieo đến chín (TGST) biến động từ 86 - 98 ngày, các giống ở vụ Xuân đều có TGST ngắn hơn vụ Hè Thu từ 2 đến 4 ngày. Với thời gian sinh trưởng này các giống đều thuộc nhóm có thời gian sinh trưởng trung bình.