Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Hà Giang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 34)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương ở Hà Giang

Cây đậu tương là cây trồng có phạm vi thích ứng tương đối rộng, sản phẩm dễ tiêu thụ, thị trường thu mua ổn định. Người dân sản xuất cây đậu tương từ bao đời nay và nó đã trở thành một trong những cây trồng chính trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Hà Giang.

Đây là cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu ở nhiều vùng trong tỉnh. Sản phẩm làm ra có nhiều công dụng: Cung cấp thực phẩm cho con người; làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; làm thức ăn cho gia súc; có chức năng cải tạo đất tốt; thị trường tiêu thụ lớn, ổn định. Từ những đặc điểm trên, cây đậu tương được người dân trong tỉnh đưa vào trồng từ nhiều năm nay. Đặc biệt, từ năm 1995 đến nay, Hà Giang đã có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển diện tích đậu tương cũng như ứng dụng các loại giống mới vào gieo trồng. Do đó, diện tích, năng suất đậu tương tăng dần theo từng năm và trở thành một trong những loại cây trồng chính. Đến nay, diện tích

đậu tương toàn tỉnh đạt trên 23.757,8 ha, tập trung chính ở 7 huyện là: Hoàng Su Phì; Xín Mần; Yên Minh; Đồng Văn; Quản Bạ; Bắc Mê; Mèo Vạc. Năng suất bình quân năm 2014 đạt 12,83 tạ/ha, sản lượng đạt 30.482 tấn.

Bảng 1.4. Diện tích năng suất, sản lượng đậu tương từ năm 2005 - 2014 của toàn tỉnh Hà Giang

TT Năm Diện tích (ha) Năng xuất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) 1 2005 15.711,6 9,4 14.693,8 2 2006 15. 893,6 8,9 14. 115,7 3 2007 18.164,0 9,5 17.232,9 4 2008 19.866,4 10,5 20.899,4 5 2009 21.224,5 11,3 23.936,3 6 2010 20.810,3 11,1 22.990,6 7 2011 21.279,9 11,4 24.191,9 8 2012 22.124,7 11,65 25.785,8 9 2013 22.859,5 12,6 28.785,9 10 2014 23.757,8 12,83 30.482,2

(Theo số liệu của Cục thống kê tỉnh Hà Giang năm 2015)

- Về diện tích từ năm 2005 đến 2014 (trong 10 năm) diện tích đậu tương toàn tỉnh tăng 8.046 ha. Năm 2005 diện tích là 15.711,6 ha đến năm 2014 diện tích đạt 23.757,8 ha.

- Năng suất đậu tương ở Hà giang tăng chậm và năng suất bình quân toàn tỉnh còn thấp hơn năng suất bình quân khu vực và thấp hơn nhiều so với tiềm năng năng suất của giống. Năm 2005 năng suất bình quân toàn tỉnh là 9,4 tạ/ha đến năm 2014 đạt 12,83 tạ/ha.

- Sản lượng: Tuy diện tích đậu tương tăng nhanh, nhưng Sản lượng đậu tương tăng chậm do năng suất thấp và hàng năm tăng không đáng kể. Năm 2005 sản lượng đậu tương toàn tỉnh là là 14.693,8 tấn, đến năm 2014 đạt 30.482,2 tấn, tăng 15.788,4 tấn.

Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đề ra là: Phấn đấu đến năm 2020, toàn tỉnh có 24.350 ha đậu tương, năng suất bình quân đạt 15 tạ/ha, sản lượng đạt 36.600 tấn, đồng thời đưa ra mục tiêu như sau:

- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với sản xuất hàng hoá nâng cao giá trị/ha đất canh tác tạo thêm việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt gắn kết chặt chẽ giữa trồng với bảo quản, chế biến và thị trường tiêu thụ. Hình thành và phát triển các vùng sản xuất đậu tương hàng hoá tập trung.

1.3.4. Tình hình sản xuất và nghiên cứu đậu tương huyện Hoàng Su Phì

Trước những năm 1993 diện tích đậu tương được trồng ổn định, thường là 800 ha và sản lượng đạt khoảng 400 tấn, từ năm 1993 trở lại đây cây đậu tương huyện Hoàng Su Phì được chú ý khuyến khích phát triển, năm 1993 huyện đã đưa giống đậu tương AK03 vào làm điểm và năng suất khá so với giống đậu tương địa phương. Năm 1995 được sự giúp đỡ của Viện di truyền nông nghiệp Việt Nam, đã đưa vào thử nghiệm 7 giống đậu tương mới kết quả là giống đậu tương DT84 và ĐT95 là 2 giống cho năng suất cao và phù hợp với điều kiện của huyện đã được phát triển đại trà cho 25/25 xã, thị trấn trong toàn huyện.

Trong những năm gần đây huyện đã có nhiều biện pháp tổ chức rất cụ thể trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, có sự phối hợp với Sở Khoa học - Công nghệ, Sở nông nghiệp & PTNT, thực hiện các đề tài khảo nghiệm đậu tương trên địa bàn huyện, đã đưa vào nghiên cứu khảo nghiệm một số đậu tương giống mới. Qua nghiên cứu khảo nghiệm

các loại giống mới đã đạt được hiệu quả cao, nổi bật về năng xuất, hạt to, thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, gắn với việc phát triển cây đậu tương.

Bảng 1.5. Diện tích năng suất, sản lượng đậu tương từ năm 2005 - 2015 huyện Hoàng Su Phì Chỉ tiêu

Năm Diện tích (ha)

Năng suất (Tạ/ha) Sản lượng (Tấn) 2005 3.483,6 12,71 4.428,18 2006 3.610,2 11,26 4.064,8 2007 3.791,5 12,3 4.679,6 2008 4.536 12,9 5.851,0 2009 4.650,3 13,3 6.203,5 2010 4.625,1 12,16 5.623,3 2011 4.898,4 13,76 6.742,6 2012 4. 924,7 13,28 6.539,89 2013 5.344,5 14,85 7.939,4 2014 5.454,4 15,01 8.187,1 2015 5.445,7 15,2 8.293,9

(Theo số liệu thống kê huyện Hoàng Su Phì năm 2015)

Qua số liệu ở bảng cho thấy diện tích trồng đậu tương ở huyện Hoàng Su Phì có xu hướng tăng dần từ 3.483,6 ha (năm 2005) đến 5.454,4 ha (năm 2014), đến năm 2015 diện tích đậu tương lại giảm còn 5.445,7 ha (giảm 8,7 ha) nguyên nhân là do thời tiết hạn hán, không tiến hành gieo trồng được. Năng suất đậu tương của huyện còn thấp, trong những năm gần đây đã tăng từ 12,71 tạ/ha (2005) và đạt cao nhất 15,23 tạ/ha (2015), sản lượng từ 4.428,18 tấn (2005) lên 8.293,9 tấn (2015). Có được như vậy là nhờ sự quan tâm định hướng của Cấp ủy huyện, sự quyết tâm chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân huyện, sự vào cuộc trực tiếp của các phòng ban chuyên môn (phòng Nông nghiệp,

trạm Khuyến nông, trạm Bảo vệ thực vật) phối hợp cùng UBND các xã, thị trấn đã tuyên truyền vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất đúng thời vụ, chủ động giống, vật tư phân bón.

* Một số hạn chế trong sản xuất đậu tương tại huyện Hoàng Su Phì

- Mặc dù đậu tương có giá trị kinh tế cao, nguồn tiêu thụ lớn, song hiện nay vẫn chưa được thâm canh đầy đủ, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng năng suất của cây đậu tương.

- Công tác giống chưa được chú trọng, số hộ sử dụng giống địa phương đã bị thoái hoá còn chiếm tỷ lệ lớn. Việc quản lý và cung cấp giống còn nhiều bất cập dẫn đến chất lượng giống bị pha tạp, vì vậy chất lượng thương phẩm kém, năng suất bình quân thấp.

- Công tác quy hoạch vùng sản xuất tập trung để làm hàng hóa chưa thực hiện tốt.

- Đầu tư thâm canh chưa đảm bảo đầy đủ theo quy trình, do đó chưa phát huy được hết tiềm năng năng suất của cây đậu tương.

- Việc thực hiện các mô hình giống mới, năng suất cao, phù hợp với điều kiện điạ phương, nhưng khi nhân rộng còn gặp khó khăn.

Do đó, để cây đậu tương trở thành cây trồng tương xứng với tiềm năng của nó trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp hiện nay của cả huyện, cần giải quyết vấn đề một cách toàn diện cả về áp dụng khoa học kỹ thuật cũng như chủ chương và chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp của Uỷ ban nhân dân huyện. Đối với cây đậu tương muốn đẩy mạnh sản xuất cần phải nghiên cứu, xác định được bộ giống phù hợp, hệ thống canh tác và cơ cấu mùa vụ thích hợp bằng các công thức luân canh cây trồng, tăng vụ, trồng xen canh, gối vụ cho từng vùng sinh thái; chọn các giống đậu tương có năng suất cao, phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh trong điều kiện canh tác và với mùa vụ khác nhau; xây dựng các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất với các giống đậu tương thích hợp nhằm khắc phục những hạn chế do điều kiện thời tiết, khí hậu cũng như những hạn chế về cơ sở vật chất, kỹ thuật.

Chương 2

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tiến hành nghiên cứu với 8 giống đậu tương: ĐT22, ĐT31, ĐT51, DT2012, ĐT30, ĐT26, DT2008 và DT 84 (giống đối chứng).

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của 8 đậu tương trên đất nương rẫy trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016.

- Điều kiện thí nghiệm: Thí nghiệm được gieo trồng trên đất nương rẫy của các hộ dân đang canh tác trồng đậu tương hàng năm.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

Tại xã Chiến Phố của huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

2.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 6 năm 2015 đến hết tháng 9 năm 2016

2.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi.

2.3.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống đậu tương tham gia thí nghiệm tham gia thí nghiệm

- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016 tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.

- Đánh giá tình hình nhiễm sâu hại và khả năng chống đổ của 8 giống đậu tương tham gia thí nghiệm trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân năm 2016 tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

- Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của 8 giống đậu tương tham gia thí nghiệm.

2.3.2. Xây dựng mô hình trình diễn một số giống đậu tương có triển vọng tại huyện Hoàng Su Phì tại huyện Hoàng Su Phì

- Địa điểm thực hiện và biện pháp kỹ thuật. - Kết quả xây dựng mô hình.

- Đánh giá của người dân đối với các giống đậu tương tham gia mô hình trình diễn vụ Hè Thu năm 2016.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

Các thí nghiệm khảo nghiệm cơ bản, xây dựng mô hình đều thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật Quố c gia về khảo nghiệm giá tri ̣ canh tác và sử du ̣ng củ a giống đậu tương QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT [21].

2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) gồm 8 công thức và 3 lần nhắc lại - Diện tích 1 ô thí nghiệm: 1,4m x 5m = 7m2 Sơ đồ thí nghiệm Dải bảo vệ Dải bảo vệ 1 3 4 7 6 5 8 2 Dải bảo vệ 7 8 5 2 4 3 1 6 5 4 1 6 8 2 3 7 Dải bảo vệ Ghi chú

1. CT1: Giống DT 84 (đối chứng) 2. CT2: Giống ĐT 22 3. CT3: Giống ĐT 31 4. CT4: Giống ĐT 51 5. CT5: Giống DT 2012 6. CT6: Giống ĐT 30 7. CT7: Giống ĐT 26. 8. CT8. Giống DT 2008

2.4.2. Quy trình kỹ thuật

(Áp dụng theo QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn [21]).

- Thời vụ gieo: Vụ Hè Thu năm 2015 (gieo ngày 22/7/2015) và vụ Xuân năm 2016 (gieo ngày 28/01/2016).

- Làm đất: Đất cầy bừa kỹ, làm sạch cỏ, chia khối lên luống và rạch hàng - Mật độ: 35 cây/m2

- Khoảng cách:

- Hàng cách hàng 35cm, - Cây cách cây 6 - 8cm

- Phân bón: 10 tấn phân chuồng + 40 kg N + 60 kg P2O5 + 40 kg K2O/ha, tương đương với lượng phân thương phẩm là:

Đạm urê: 86 kg Lân supe: 352,9 kg Kaly clorua: 80 kg * Phương pháp bón + Bón lót: 100% phân chuồng + 100% P2O5 + Bón thúc - Lần 1: 50% N + 50% K2O khi cây có 1 - 2 lá thật

- Lần 2: Cách lần 1 từ 10 - 12 ngày, bón nốt lượng phân còn lại + Chăm sóc

- Dặm cây: Khi cây có 1 - 2 lá thật tỉa định cây để đảm bảo mật độ. - Vun xới lần 1: Khi cây có 1 - 2 lá thật thì tiến hành làm cỏ, phá váng tạo điều kiện cho đất tơi xốp, thoáng và kết hợp bón phân.

- Vun xới lần 2: Sau lần 1 khoảng 10 - 12 ngày, xới sâu, vun cao chống đổ cho cây kết hợp bón thúc lần 2

- Phòng trừ sâu bệnh: Theo dõi sâu bệnh, tiến hành phòng trừ khi cần thiết theo hướng dẫn chung của ngành Bảo vệ thực vật..

Đảm bảo 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

- Thu hoạch: Khi có khoảng 90% số quả trên cây đó chín (vỏ quả có màu nâu hoặc đen). Thu để riêng từng ụ, không để quả bị rơi rụng, phơi đập lấy hạt ngay khi quả khô.

2.4.3. Phương pháp theo dõi

Chỉ tiêu và phương pháp đánh giá: Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của các giống thí nghiệm được tiến hành theo Quy phạm khảo nghiệm giống đậu tương QCVN 01-58 : 2011/BNNPTNT của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn [21].

* Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển

- Chọn cây theo dõi: Cây theo dõi được xác định khi cây có 4-5 lá thật. Mỗi lần nhắc lại 10 cây. Ở 2 hàng giữa luống, mỗi hàng 5 cây liên tiếp (không lấy các cây ở đầu hàng).

- Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

+ Ngày gieo: Vụ Hè Thu năm 2015 (gieo ngày 22/7/2015) và vụ Xuân năm 2016 (gieo ngày 28/01/2016).

+ Ngày mọc: Tính từ khi gieo đến khi có 50% số cây trên ô mọc 2 lá mầm xòe ngang ra trên mặt đất..

+ Ngày ra hoa: Tính từ gieo đến khi có 50% số cây trên ô có ít nhất 1 hoa nở.

+ Ngày chín: Tính khi 95% số quả trên ô đã chín, khi mà vỏ quả chuyển sang màu màu nâu hoặc đen.

- Đặc điểm hình thái

+ Chiều cao cây (cm): Đo từ đốt lá mầm đến đỉnh sinh trưởng thân chính, đo khi thu hoạch, đo 10 cây mẫu trên ô rồi tính trung bình..

+ Số cành cấp 1/cây: Đếm số cành mọc từ thân chính của 10 cây mẫu trên ô rồi tính trung bình..

+ Số đốt/thân chính: Đếm số đốt trên thân chính của 10 cây mẫu trên ô rồi tính trung bình.

* Đánh giá tính chống chịu sâu bệnh của các giống

- Sâu cuốn lá: Theo dõi vào thời điểm nhiều sâu nhất, đếm số lá bị cuốn/tổng số lá điều tra (điều tra ít nhất 10 cây/ô thí nghiệm theo phương pháp 5 điểm chéo góc).

Tỷ lệ lá bị hại (%) = Số lá bị cuốn x 100 Tổng số lá điều tra

- Sâu đục quả: Đếm số quả bị hại/tổng số quả điều tra (điều tra ít nhất 10 cây/ô thí nghiệm theo phương pháp 5 điểm chéo góc)

Tỷ lệ quả bị hại (%) = Số quả bị hại x 100 Tổng số quả điều tra

- Khả năng chống đổ: Đánh giá theo thang điểm từ (1 - 5). + Điểm 1: Hầu hết các cây đều đứng thẳng

+ Điểm 2: < 25% số cây bị đổ hẳn

+ Điểm 3: 26 - 50% số cây bị đổ hẳn các cây khác bị nghiêng >45%. + Điểm 4: 51 - 75% số cây bị đổ hẳn

+ Điểm 5: > 75% số cây bị đổ hẳn

Theo dõi khả năng chống đổ sau khi có mưa lớn hoặc gió bão.

- Tính tách quả: Điều tra ít nhất 10 cây đại diện theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Xác định ở thời kỳ quả và hạt chín theo thang điểm 1-5 như sau:

1: Không có quả bị tách vỏ 2: < 25% số quả bị tách vỏ. 3: 26 - 50% số quả bị tách vỏ. 4: 51-75% số quả bị tách vỏ. 5: >75% số quả bị tách vỏ. * Một số chỉ tiêu sinh lý:

+ Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất): Xác định ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh. Mỗi công thức thí nghiệm lấy 3 cây liên tiếp, thực hiện ở cả 3 lần nhắc lại.

Phương pháp tiến hành: Cân toàn bộ lá của 3 cây được Pb, cân 1dm2 lá được Pa, sau đó tính chỉ số diện tích lá theo công thức:

Pb

Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất) = –––––––––––– x cây/m2

Pa x 3 x 100

+ Xác định số lượng nốt sần hữu hiệu (nốt sần có dịch hồng): thực hiện ở thời kỳ ra hoa rộ và chắc xanh: Lấy 3 cây trên một ô (trước khi nhổ cây, tưới đẫm nước để lấy được bộ rễ hoàn chỉnh), đếm số lượng nốt sần của 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)