Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 25 - 31)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

1.3.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam) thì cây đậu tương được trồng ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước với diện tích hàng năm là từ 150 - 200 ngàn ha, năng suất trung bình là 13-14 tạ/ha. Có 3 vùng trồng đậu tương lớn nhất là miền núi và Trung du Bắc bộ, Đồng bằng Sông Hồng và vùng Đông Nam bộ, chiếm 72,2% tổng diện tích trồng cả nước. Các tỉnh trồng nhiều đậu tương như: Cao Bằng, Sơn La, Đồng Nai, Đồng Tháp... Nhu cầu về sản phẩm đậu tương của các ngành thương mại, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm ngày càng phát triển nên cây đậu tương ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta. Xuất phát từ vấn đề trên trong những năm gần đây, cây đậu tương đã được các Viện, trường Đại học đầu tư nghiên cứu và tuyển chọn ra nhiều giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng được nhiều vụ trong năm (Vũ Danh Ca, 2004)[3].

Giống đậu tương M-103 do Viện sĩ Trần Đình Long và tiến sĩ Đoàn Thị Thanh Nhàn chọn tạo bằng phương pháp xử lý đột biến Elthylenimin (EL) nồng độ 0,1% từ giống V70, giống M103 là giống có khả năng sinh trưởng tốt, thích ứng rộng cho năng suất cao, ổn định trong điều kiện sinh thái, khí hậu khác nhau (Trần Đình Long, Đoàn Thị Thanh Nhàn và các cs (1995)[14]

Giống AK05 được chọn tạo từ dạng hình phân ly của G2261 nhập từ AVRDC là giống chịu rét khá, thích hợp cho vụ Đông và Xuân. Giống DT90 đột biến bằng tia gamma từ đời lai F2 có nhiều tính trạng tốt, cho năng suất cao.

Những kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống đậu tương đã chỉ ra: Vùng nhiệt đới hoàn toàn có thể có những giống đậu tương đạt năng suất cao (Trần Đình Long và các cộng sự 2001)[13].

Năm 1985, bằng phương pháp xử lý đột biến cáctia , Co60 - 118kr, Mai Quang Vinh và các cộng sự đã tạo ra giống đậu tương DT84 từ dòng 33-

3 (ĐT 80 x ĐH4) là giống có nhiều ưu điểm: Thời gian sinh trưởng trung bình 80 - 90 ngày, có thể gieo trồng cả 3 vụ trong năm, đặc biệt là vụ hè; có tiềm năng năng suất cao; chống chịu điều kiện ngoại cảnh bất thuận và dịch hại khá. Hiện nay giống DT84 trồng tương đối phổ biến ở nhiều vùng trong nước (Mai Quang Vinh, Ngô Phương Thịnh và các cs (1996)[26].

Viện Di truyền nông nghiệp đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc chọn tạo giống đậu tương, đã cho ra đời bộ giống đậu tương 3 vụ gồm 10 giống đó là DT84, ĐT 90, ĐT 96, ĐT 15, AK06, ĐT 99, ĐT 2001, đậu tương rau ĐT 02 và hàng chục giống có triển vọng là ĐT 2002, ĐT01, ĐT2006, ĐT 2007. Trong đó giống đậu tương cao sản ĐT 2006 có thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày, cho năng suất cao nhất ở vụ hè thu, thâm canh tốt có thể đạt 6 tấn/ha (Mai Quang Vinh (2007)[25]

Những yếu tố hạn chế năng suất đậu tương ở nhóm ngắn ngày là diện tích lá thấp. Quan hệ giữa năng suất và diện tích lá là tương quan thuận khá chặt (r = 0,89). Yếu tố hạn chế khác đến năng suất hạt là số quả /cây và trọng lượng hạt/cây.

Mười năm gần đây, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công nhận và áp dụng rộng rãi trong sản xuất nhiều giống đậu tương quốc gia, hàng chục giống được phép khu vực hóa và hàng chục giống khác có triển vọng trong khảo nghiệm quốc gia. Các giống này có thời gian sinh trưởng dưới 100 ngày, cho năng suất cao, chất lượng tốt, protein có thể đạt tới 47%, hạt to tròn, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Viện di truyền nông nghiệp hàng năm áp dụng phương pháp di truyền học hiện đại, kết hợp giữa phương pháp lai hữu tính và đột biến thực nghiệm đã chọn tạo nhiều giống đậu tương mới theo tiêu chuẩn và thích ứng rộng cho năng suất cao có thể trồng cả vụ nóng và vụ lạnh một cách ổn định, chất lượng hạt tốt (Dương Văn Dũng và cs 2007)[6]

Trần Tú Ngà (1994)[18] khi nghiên cứu ứng dụng đột biến thực nghiệm trong chọn giống đậu tương đã chọn ra được một số dòng có triển vọng. Phần

lớn các dòng có thời gian sinh trưởng ngắn và năng suất cá thể tăng từ 100 - 165% so với đối chứng.

Khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương, tiến sỹ Vũ Đình Chính (1995) [4] đã phân lập các chỉ tiêu theo 3 nhóm, theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất.

Nhóm I gồm 18 chỉ tiêu không tương quan chặt chẽ với năng suất như: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số đốt/thân.

Nhóm thứ II gồm 15 chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ với năng suất như: số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, số đốt mang quả, số nốt sần, diện tích lá, khối lượng vật chất khô tích luỹ.

Nhóm thứ III là nhóm các chỉ tiêu có tương quan nghịch với năng suất gồm 5 chỉ tiêu đó là: tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virut, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn và tỷ lệ sâu đục quả. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra mô hình cây đậu tương có năng suất cao là: Có số quả/cây nhiều, tỷ lệ quả chắc cao, khối lượng 1000 hạt lớn, tỷ lệ quả 2 - 3 hạt cao, diện tích lá ở thời kỳ quả mẩy lớn, trọng lượng tương và khô ở thời kỳ hoa rộ, quả mẩy cao, nốt sần/cây nhiều.

Dương Văn Dũng và cộng sự (2007)[6] từ tổ hợp lai ĐT 99/VN20- 5 đã tạo chọn được giống đậu tương ĐVN9 có thời gian sinh trưởng ngắn từ 75 - 90 ngày tùy vào vụ và cho năng suất 18,6 tạ /ha.

Theo tác giả Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Tấn Hinh (2003) [12] nghiên cứu hệ số biến động và hệ số tương quan của một số đặc trưng đặc tính nông học với năng suất của tập đoàn đậu tương cho thấy: một số tính trạng có hệ số biến động lớn như số quả 3 hạt (58%), số cành cấp 1 (36,2%), số quả 1 hạt (23,2%) và các tính trạng có hệ số biến động thấp là thời gian từ gieo đến ra hoa (5,8%), thời gian sinh trưởng (6,9%), số hạt/quả (8,3%) và số đốt/thân (9,2%). Tác giả cũng cho biết năng suất hạt có hệ số tương quan thuận chặt với thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số đốt/thân, số quả/cây, số hạt/quả

và khối lượng 1000 hạt. Nguyễn Tấn Hinh (2003) [10] nghiên cứu sự khác biệt di truyền của 50 giống đậu tương có nguồn gốc và đặc điểm khác nhau cho thấy thời gian sinh trưởng và P1000 hạt được xác định là những yếu tố quan trọng nhất tạo nên sự khác biệt di truyền ở đậu tương, sau đó là đến số quả chắc/cây còn năng suất hạt có tỷ lệ ảnh hưởng thấp nhất.

Thay hạt giống có phẩm chất cao cho hạt giống bình thường cũng tăng được 15- 20% sản lượng (Nguyễn Văn Hiển, 2000)[9].

Nguyễn Tấn Hinh (2003) [10] cũng công bố kết quả khi nghiên cứu tương quan giữa các tính trạng và năng suất hạt đậu tương cho biết năng suất hạt có mối tương quan thuận chắc chắn với thời gian sinh trưởng và rất chắc chắn với số quả chắc/cây, số đốt mang quả, số đốt/thân chính, chiều cao cây, số cành cấp 1 và số hạt/quả. Vũ Thúy Hằng và cs (2007) [8] cũng khẳng định năng suất cá thể cây đậu tương có tương quan thuận và chặt với các yếu tố cấu thành năng suất như số quả/cây, số quả 3 hạt/cây và số hạt/cây nhưng tương quan nghịch với số cành/cây và chiều cao cây.

Về xu hướng chọn giống, Ngô Thế Dân và cs (1999)[5] cho rằng, hiện tại và trong tương lai Việt Nam trong công tác chọn giống nên tập trung vào một số vấn đề sau:

- Chọn tạo giống đậu tương chín sớm, thời gian sinh trưởng ngắn (70 - 75 ngày), phục vụ cho tăng vụ, mở rộng diện tích trên chân ruộng 2 vụ lúa.

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ đông đối với các tỉnh phía bắc, có thời gian sinh trưởng từ 80 - 90 ngày.

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ xuân ở chân đất bãi ven sông và vùng thâm canh cây đậu tương ở các tỉnh miền Bắc có năng suất cao (20 - 25 tạ/ha) và chống chịu tốt với bệnh rỉ sắt.

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vụ hè có thời gian sinh trưởng 80 - 95 ngày, chịu hạn, ít bị nhiễm virus, thích hợp cho miền núi vùng đất cát ven biển, năng suất đạt từ 20 - 25 tạ/ha.

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long có tiềm năng năng suất từ 25 -30 tạ/ha.

- Chọn tạo giống đậu tương có hàm lượng protein và lipít cao phục vụ cho chế biến thực phẩm và rau tươi sống, năng suất đạt từ 18 - 20 tạ/ha.

- Chọn tạo giống đậu tương thích hợp cho việc trồng xen, trồng gối làm tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác góp phần cải tạo đất, đảm bảo một nền nông nghiệp sinh thái bền vững.

- Chọn tạo giống bằng phương pháp nhập nội.

Theo Trần Đình Long và các cs (2005) [15] trong giai đoạn 2001- 2005 các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam đã nhập nội 540 mẫu giống đậu tương từ các nước Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Úc bổ sung vào tập đoàn giống.

Giai đoạn 2002- 2005 Trần Đình Long và cs (2005) [15] đã khảo nghiệm một số các giống đậu tương có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau. Kết quả cho một số mẫu dòng có triển vọng, thời gian sinh trưởng và năng suất ổn định trong nhiều vụ như dòng 95389 cho năng suất 1,4-2,6 tấn/ha, thời gian sinh trưởng 90-96 ngày, thích hợp với vùng chuyên canh đậu tương miền Bắc trong vụ đông xuân và xuân, như CM60 đạt 13-29 tạ/ha, MSBR20 đạt 23,87 tạ/ha.

Năm 2001-2002, PGS.TS Đoàn Thị Thanh Nhàn (2001) [20] đã so sánh một số dòng, giống đậu tương nhập nội từ Australia trong vụ hè và vụ Xuân tại Gia Lâm - Hà Nội. Kết quả ở cả 3 vụ các giống 96031411 năng suất 29,2- 34,67 tạ/ha (vụ đông, vụ xuân 2001-2002), năng suất 18,1 tạ/ha trong vụ hè. Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu về đậu tương ở Việt Nam trong thời gian qua đã thu được nhiều thành tựu to lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm phong phú thêm bộ giống đậu tương.

Nguyễn Thị Út (2006) [27] nghiên cứu tập đoàn quỹ gen đậu tương gồm 330 mẫu giống đậu tương thu thập tại Việt Nam và nhập nội, căn cứ vào thời gian sinh trưởng đã phân lập chúng thành 5 nhóm giống. Tác giả đã xác định được một số giống có các đặc tính quý làm vật liệu cho công tác chọn giống.

Tổng hợp các nguồn tài liệu của Trần Đình Long và các cs, (2005) [15], Trần Đình Long và Nguyễn Thị Chinh (2006) [16] cho biết: Trong giai đoạn 2001- 2005 các nhà chọn tạo giống đậu tương của Việt Nam đã tiến hành khảo sát được 9482 lượt mẫu giống đậu tương và đã xác định được 83 mẫu giống có các đặc tính quý là 4 giống có TGST cực sớm dưới 72 ngày; 6 giống có năng suất cá thể cao; 30 dòng kháng bệnh phấn trắng; 25 dòng kháng bệnh gỉ sắt. Theo tác giả giai đoạn này các nhà chọn tạo giống đậu tương của Việt Nam đã thực hiện được 430 tổ hợp lai và xử lý đột biến với 9 giống đậu tương. Kết quả đã phân lập được 1425 dòng đậu tương làm vật liệu phục vụ công tác chọn tạo giống.

Theo Trần Đình Long và các cs (2005) [15], Bộ NN và PTNT (2001) [1] trong vòng 20 năm (1985- 2005), đã chọn tạo thành công 28 giống mới, trong đó có 8 giống được công nhận giống tiến bộ kỹ thuật thông qua việc tuyển chọn từ tập đoàn giống nhập nội.

Theo Đoàn Thị Thanh Nhàn và cs (1996)[19], các giống đậu tương ở Việt Nam được chia thành 3 nhóm chính: Nhóm chín sớm; Nhóm chín trung bình và nhóm chín muộn. Nhóm chín sớm ít phản ánh với độ dài ngày nên ra hoa và chín gần như nhau ở cả 3 thời vụ xuân, hè, đông. Sự chênh lệnh về thời gian ra hoa và chín của các giống chín muộn rất rõ rệt giữa các vùng trồng, do đó nó phản ứng khá chặt với độ dài chiếu sáng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên đất nương rẫy tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang (LV thạc sĩ) (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)