CHƯƠNG 3: KIỂM NGHIỆM LƯƠNG THỰC
3.3 Các dụng cụ dùng trong kiểm nghiệm lương thực.
3.3.1 Máy đo độ ẩm:
Để việc xác định độ ẩm của khối lương thực được nhanh chóng và chính xác ta dùng máy đo độ ẩm. Sau khi khởi động máy để yên máy trong khoảng 5 giây, kiểm tra xem màn hình có hiện đầy đủ các ký hiệu hay không, nếu các ký hiệu mờ không thấy rõ ta phải tiến hành thay pin ngay. Mẫu sau khi được lấy xong ta trộn đều và dùng muỗng xúc mẫu đưa vào ngăn chứa mẫu (nếu là lúa chọn Paddy, gạo chọn Rice... ) dùng tay vặn thật chặt và để yên 5 giây màn hình hiện lên độ ẩm, thực hiện 3-5 lần, sau đó ấn nút Ave để lấy kết quả trung bình.
3.3.2 Xiên:
Là một dụng cụ lấy mẩu hình trụ rỗng, một đầu làm bằng kim loại nhọn gọi là đầu xiên còn đầu kia làm bằng sừng hoặc cao su gọi là cán xiên. Khi sử dụng xiên, xiên được cầm cẩn thận ở tay thuận, cả bàn tay giữ chặt xiên, ngón cái và ngón danh bịt lỗ xiên rồi lật úp lại ấn mạnh vào bao gạo, sau đó ngửa mặt xiên lên, rút xiên ra khỏi bao gạo và dùng mũi xiên gạt lỗ hỏng trên bao gạo, thả lỏng ngón út và ngón danh ra để gạo chảy vào lòng bàn tay. Kiểm tra các chỉ tiêu ngay tại chổ hoặc đem về phòng phân tích.
3.3.3 Thước đo tấm:
Thước này giúp ta xác định được chiều dài, rộng của hạt gạo và tấm, từ đó giúp ta phân loại và kiểm tra các hạt có kích thước khác nhau một cách rỏ ràng, nhanh chóng với độ chính xác cao. Dùng kẹp gắp, gắp tấm hoặc gạo đưa vào khe hở của thước đo và nhìn
Hình 11: cấu tạo cây xiên Hình 10: máy kett
3.3.4 Sàng lõm:
Được làm bằng gang trắng hoặc sắt có các lổ lõm trên mặt sàng giúp ta bắt tấm dể dàng. Sử dụng bằng cách cân chính xác một lượng mẩu đổ lên mặt sàng, hai tay cằm đầu trên của mặt sàng, đặt nghiêng 45 độ lắc qua lại nhiều lần cho gạo trượt qua các hốc lõm, còn tấm được giữ lại.
Hình 13: sàng lõm
3.3.5 Cân phân tích (cân điện tử) :
Là dụng cụ để cân mẫu với trọng lượng tối đa là 120 gram với sai lệch là 0.1 gram
Cách sử dụng: Khi cần cân mẫu ta ấn nút on/take để khởi động. Sau đó để dụng cụ đựng mẫu lên rồi ấn nút on/Take 1 lần nữa để trừ bì dụng cụ rồi cho mẫu vào cân và đọc số hiển thị trên màn hình. Chú ý khi cân cần chắn gió vì gió sẽ làm sai lệch kết quả.
3.3.6 Máy Chia Mẫu:
Dùng để chia mẫu lớn (mẫu trung bình) thành mẫu nhỏ hơn (mẫu phân tích).
* Cấu Tạo: Máy chia mẫu có cấu tạo đơn giản gồm thân máy, bộ phận chia đôi mẫu, phiễu đựng mẫu chia và hộp đựng mẫu.
* Cách Sử Dụng: Trước khi sử dụng phải lau chùi máy sạch sẽ trong và ngoài tránh lẫn mẫu chia trước đó. Đóng phiễu lại sau đó đổ mẫu vào phiễu đặt hai dụng cụ đựng mẫu ở hai lối thoát. Sau đó mở tấm chặn cho mẫu chạy vào trong thân máy, mẫu được chia làm nhiều phần chảy xuống hộp đựng mẫu rồi thoát ra ngoài qua 2 đường thoát. Khi mẫu chảy xuống hết thì dung tay vỗ nhẹ vào thân máy để mẫu chảy xuống hết.
Chú thích:
1.Phiễu nạp liệu 2.Tấm chặn mẫu 3.Thân máy 4.Cửa thoát gạo 5.Chân máy 3.3.7 Kẹp gấp
Kẹp gấp được cấu tạo bởi hai thanh kim loại mỏng ghép lại. Dùng để lựa mẫu dễ dàng và nhanh chóng, ngoài ra còn dùng để gấp quả cân kỹ thuật rất thuận tiện.