Kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học g (Trang 92 - 118)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Kết quả thử nghiệm

3.3.2.1. Đánh giá chung kết quả rèn luyện kĩ năng lập luận của học sinh

Sau khi dạy thử nghiệm ở các lớp thử nghiệm, dự giờ ở các lớp đối chứng và tiến hành khảo sát chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Kết quả rèn kĩ năng lập luận của học sinh Trường Tiểu học Lớp Số HS Điểm số X Độ lệch điểm TB 10 9 8 7 6 5 4 3 Diễn Thọ TN 30 3 4 6 7 5 3 2 0 7.20 1.07 ĐC 30 1 2 3 5 7 8 3 1 6.13 Thị Trấn TN 35 3 5 8 9 6 3 1 0 7.34 1.17 ĐC 35 1 2 2 8 10 9 2 1 6.17 Diễn Phú TN 32 2 4 8 6 6 5 1 0 7.09 1.06 ĐC 32 0 2 3 7 7 9 3 1 6.03 Tổng hợp TN 97 8 13 22 22 17 11 4 0 7.22 1.08 ĐC 97 2 6 8 20 24 26 8 3 6.14

Từ bảng trên ta thấy các lớp thử nghiệm có kết quả cao hơn hẳn các lớp đối chứng. Cụ thể, điểm trung bình của nhóm lớp thử nghiệm là 7.22, điểm trung bình chung lớp đối chứng là 6.14. Độ lệch điểm trung bình của nhóm lớp đối chứng so với lớp thử nghiệm là 1.08. Điều này chứng tỏ thử nghiệm sư phạm có kết quả rõ rệt. Như vậy, khi chú ý hướng dẫn học sinh luyện kĩ năng lập luận trong phân môn Tập làm văn, chất lượng bài làm của học sinh được nâng cao hơn rất nhiều.

Qua đó, cho thấy việc dạy học thử nghiệm theo hệ thống bài tập đề xuất đã đem lại kết quả tốt, giúp học sinh nâng cao kĩ năng lập luận trong bài làm.

Bảng 3.3. Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng Trường Tiểu học Lớp Số HS Mức độ % Giỏi Khá TB Yếu Diễn Thọ TN 30 23.3 43.3 26.7 6.7 ĐC 30 10.0 26.7 50.0 13.3 Thị Trấn TN 35 22.9 48.6 25.7 2.8 ĐC 35 8.6 28.6 54.3 8.5 Diễn Phú TN 32 18.8 43.8 34.3 3.1 ĐC 32 6.3 31.3 49.9 12.5 Tổng hợp TN 97 21.7 45.3 28.9 4.1 ĐC 97 8.2 28.9 51.6 11.3

Nhìn vào bảng trên ta thấy có sự khác nhau về điểm số ở các mức độ: yếu, trung bình, khá, giỏi ở các lớp thử nghiệm và các lớp đối chứng. Ở các lớp thử nghiệm, số học sinh đạt điểm yếu, trung bình chiếm tỉ lệ thấp, yếu: 4.1 %, trung bình: 28.9 %, tỉ lệ khá, giỏi tương đối cao, khá: 45.3 %, giỏi: 21.7%.

Ở các lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu và trung bình cao hơn các lớp thử nghiệm, yếu: 11.3 %, trung bình: 51.6 %; trong khi đó, điểm giỏi, khá lại chiếm tỉ lệ thấp hơn, khá: 28.9 %, giỏi: 8.2%.

Kết quả này cho phép khẳng định tính hiệu quả của bài thử nghiệm. Chất lượng học tập của học sinh lớp thử nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ học tập của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng

3.3.2.2. Đánh giá kết quả kĩ năng nói, viết của học sinh

a, Đánh giá kĩ năng nói

Sau khi tiến hành thử nghiệm, dự giờ ở các lớp đối chứn, tiến hành đánh giá kết quả học tập của học sinh trên các tiêu chí, chúng tôi đã thu được kết quả kĩ năng nói trên cả hai nhóm lớp như sau:

Bảng 3.4. Kết quả rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh qua giờ Tập làm văn

Nhóm Số học sinh

Mức độ

Giỏi Khá Trung bình Yếu

TN 97 12 (12.4%) 42 (43.3%) 36 (37.1%) 7 (7.2%)

ĐC 97 8 (8.2%) 28 (28.9%) 46 (47.4%) 12 (12.4%) Như vậy, kĩ năng nói của học sinh ở các lớp thử nghiệm cao hơn hẳn so với lớp đối chứng: Cụ thể: Tỉ lệ học sinh đạt mức độ giỏi của lớp thử nghiệm là 12.4%, trong khi đó ở lớp đối chứng mức độ này chỉ đạt 8.2%. Số học sinh đạt mức khá của lớp thử nghiệm cũng cao hơn so với lớp đối chứng (tỉ lệ học sinh đạt mức khá của lớp thử nghiệm là 43.3%, còn lớp đối chứng là 28.9%). Còn tỉ lệ học sinh đạt mức điểm trung bình và yếu của lớp thử nghiệm lại thấp hơn so với lớp đối chứng(ở nhóm lớp thử nghiệm mức độ trung bình và yếu là 37.1% và 7.2% còn nhóm lớp đối chứng là 47.4% và 12.4%).

b. Đánh giá kĩ năng viết

Qua dạy học thử nghiệm ở các lớp thử nghiệm, dự giờ ở lớp đối chứng và tiến hành kiểm tra kĩ năng viết của học sinh ở cả hai nhóm lớp, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 3.5. Kết quả rèn luyện kĩ năng viết của học sinh qua giờ Tập làm văn

Nhóm Số

học sinh

Mức độ

Giỏi Khá Trung bình Yếu TN 97 13 (13.4%) 41 (42.3%) 35 (36.1%) 8 (8.2%) ĐC 97 8 (8.2%) 30 (31.0%) 46 (47.5%) 13 (13.4%)

Kết quả trên cho thấy, chất lượng bài làm của học sinh ở lớp thử nghiệm cao hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Điều này thể hiện ở tỉ lệ học sinh đạt mức điểm giỏi và khá của lớp thử nghiệm cao hơn tỉ lệ học sinh đạt

cùng mức điểm của lớp đối chứng. Cụ thể lớp thử nghiệm: giỏi 13.4%, khá: 42.3%; lớp đối chứng: giỏi 8.2%,khá 31.0%. Còn mức độ trung bình và yếu, tỉ lệ học sinh ở lớp thử nghiệm vẫn thấp hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Cụ thể: lớp thử nghiệm: trung bình 36.1%, yếu 8.2%; lớp đối chứng: trung bình 47.4%, yếu 13.4%.

Từ những kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy, hệ thống bài tập mà chúng tôi đề xuất bước đầu có hiệu quả, học sinh tiếp thu tốt và kết quả học tập của học sinh ở những lớp được tiếp cận với biện pháp mới có sự thay đổi tích cực hơn so với kết quả học tập của những học sinh đang rèn luyện theo những biện pháp thông thường.

3.3.3. Kết luận về thử nghiệm

Quá trình tiến hành thử nghiệm đã thu được kết quả học tập của nhóm lớp thử nghiệm cao hơn nhóm lớp đối chứng. điều này cho thấy hệ thống bài tập chúng tôi đưa ra là hiệu quả.

Từ đó chúng tôi có những kết luận:

Học sinh có lối diễn đạt trong sáng, mạch lạc, thể hiện đúng đặc trưng dạng văn mà mình thể hiện.

- Kĩ năng nói và viết của học sinh được nâng cao rõ rệt: thể hiện được mục đích cần nói, viết, luận cứ phù hợp, sử dụng các chỉ dẫn lập luận chính xác…

- Trong các giờ học, học sinh tích cực, tự giác cao. Tuy nhiên trong quá trình dạy học thử nghiệm, học sinh còn gặp một số khó khăn khi giải quyết nhiệm vụ được giao. Từ đó chúng tôi đã rút kinh nghiệm để điều chỉnh một số yếu tố cho phù hợp với học sinh hơn.

Kết luận chương 3

- Trên cơ sở lí luận và thực tiễn mà đã tìm hiểu ở chương 1 và chương 2, chúng tôi đề xuất hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4

qua giờ Tập làm văn. Trong mỗi dạng, chúng tôi đã phân tích mục đích, ý nghĩa cũng như quy trình thực hiện các dạng bài tập này.

- Từ hệ thống bài tập đề xuất, chúng tôi tiến hành dạy thử nghiệm ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu. Kết quả cho thấy, hệ thống bài tập đưa ra có tính khả thi, phù hợp nhận thức của học sinh tiểu học. Kĩ năng nói, viết văn của HS lớp thử nghiệm được nâng cao hơn. Bài tập đã giúp học sinh rèn kĩ năng lập luận hơn, bài văn mang tính cảm xúc, rõ mục đích và tránh được sự khuôn mẫu sáo rỗng hơn khi viết văn. Do vậy, hoàn toàn có thể áp dụng đại trà ở các trường Tiểu học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Các kết quả nghiên cứu về lí thuyết lập luận đã chỉ ra rằng, trong

quá trình giao tiếp, người tham gia thường phải tìm và tổ chức các lí lẽ theo một cách thức nhất định để thuyết phục người nghe đồng ý với kết luận của mình. Đó là lúc người nói đang tiến hành một lập luận. Do vậy, trong giao tiếp hằng ngày luôn có tính lập luận.

Tập làm văn là phân môn có vị trí hết sức quan trọng trong mon Tiếng Việt ở Tiểu học. Nhiệm vụ cơ bản của phân môn này là rèn luyện cho học sinh hai kĩ năng sản sinh ngôn ngữ: nói và viết. Vì vậy, vận dụng lí thuyết lập luận vào dạy học phân môn Tập làm văn, giáo viên có thể giúp học sinh tiểu học phát triển kĩ năng nói, viết phù hợp với nguyên tắc giao tiếp trong dạy học tiếng Việt.

1.2. Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, giáo viên tiểu học hiện nay còn mơ hồ về lí thuyết lập luận. Hầu hết, giáo viên tiểu học đều cho rằng việc rèn kĩ năng lập luận là chưa phù hợp với nội dung dạy học cũng như khả năng nhận thức của học sinh lớp 4. Trong các bài làm của HS, mặc dù thấy xuất hiện của yếu tố lập luận nhưng còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống bài tập TLV của SGK chưa có dạng bài để giúp các em rèn luyện kĩ năng lập luận. Bài nói, bài viết của HS còn lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ, mạch lạc.

1.3. Từ việc nghiên cứu lí luận và thực tiễn, cũng như căn cứ vào mục

tiêu và nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4, chúng tôi đã đề xuất hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận cho học sinh trong giờ Tập làm văn: Bài tập sửa lỗi lập luận, bài tập xây dựng cấu trúc lập luận, bài tập sử dụng các yếu tố giá trị học, bài tập rèn kĩ năng sử dụng các tác tử và kết tử lập luận lập luận.

Kết quả thử nghiệm đã góp phần khẳng định tính hiệu quả của các hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận cho học sinh mà chúng tôi đề xuất.

2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT

2.1. Các nhà biên soạn chương trình, sách giáo khoa nên xem xét để

đưa một số vấn đề của lí thuyết lập luận vào chương trình Tiếng Việt ở bậc tiểu học nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện kĩ năng nói, viết cho học sinh.

2.2. Sở Giáo dục và Đào tạo nên tổ chức các lớp chuyên đề kiến thức về ngữ dụng nói chung và lí thuyết lập luận nói riêng cho giáo viên tiểu học, để thấy được tầm quan trọng của lập luận trong giao tiếp. Từ đó có sự quan tâm và tìm ra những biện pháp, các dạng bài tập phù hợp với nhận thức của các em trong việc rèn luyện kĩ năng lập luận cả trong khi nói và viết sao cho áp dụng được với từng vùng miền, điều kiện dạy học của từng lớp cũng như cá nhân của từng học sinh.

2.3. Các cấp quản lí cho phép ứng dụng những kết quả nghiên cứu của đề tài vào dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4 ở các trường tiểu học nhằm góp phần nâng cao kết quả cho các em học sinh và tiền đề cho những bậc học cao hơn.

CÔNG TRÌNH KHOA HỌC

ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1. Chu Thị Thủy An, Võ Thị Ngọc (2014), “Xây dựng hệ thống bài

tập rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn”- Tạp chí

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Thị Thủy An, Hồ Thanh Yến (2011), “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận trong làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4”, Tạp chí Giáo chức Việt Nam, (56), tháng 11/2011.

2. Chu Thị Thủy An, Phạm Thanh Nhiệm (2013), “Thực trạng rèn luyện kĩ năng lập luận trong dạy học văn miêu tả ở lớp 4-5 hiện nay”, Tạp chí Giáo dục, (Số đặc biệt), tháng 8/2013.

3. Phan Mậu Cảnh (2002), Ngôn ngữ học văn bản, Tủ sách Đại học Vinh.

4. Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

5. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng (2008), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

6. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Nguyễn Đức Dân (1999), Logic và tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

8. Nguyễn Trí Dũng (2013), Phát triển kĩ năng nói cho HS lớp 4-5 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.

9. Nguyễn Lai (1997), Những bài giảng về Ngôn ngữ học đai cương, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Phan Quốc Lâm (2005), Tâm lí học tiểu học, Tủ sách Đại học Vinh.

11. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình Ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Thị Hoa (2013), Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể - tả ngắn cho HS lớp 2-3 theo lý thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.

13. Nguyễn Thị Hường (2003), Tam đoạn luận diễn đạt trong văn xuôi,

Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

14. Nguyễn Thị Hạnh (2009), Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Tiếng Việt 4, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Trần Mạnh Hưởng (chủ biên), Phan Phương Dung (2003), Thực hành Tập làm văn 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Mạnh Hưởng, Lê Hữu Tỉnh (2008), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

17. Lê Phương Nga (2009), Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt ở tiểu học, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội.

18. Lê Phương Nga (chủ biên) (2009), Phương pháp dạy học Tiếng Việt, tập 2, Nxb Đại học Sư phạm, Hà nội.

19. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí (1999), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Phan Trọng Ngọ(2005), Dạy và học phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.

21. Phạm Thanh Nhiệm (2013), Rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 4-5 theo lý thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.

22. Nguyễn Thị Nhin (2003), Lập luận trong văn miêu tả (khảo sát qua tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” của Đoàn Giỏi), Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội.

23. Chu Thị Hà Thanh (2013), Ngữ pháp văn bản và dạy học Tập làm văn ở tiểu học, Nxb Đại học Vinh.

24. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng việt 4- SGK (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 4 - Sách giáo viên (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

26. Nguyễn Minh Thuyết (2002), Hỏi - đáp về dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

27. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2007), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

28. Nguyễn Trí (2009), Một số vấn đề về dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Nguyễn Trí (2008), Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương trình mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

30. Nguyễn Trí (2009), Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học, Nxb Giáo dục Hà Nội.

31. Trương Thị Cẩm Vân (2013), Phát triển kĩ năng nói cho HS lớp 2-3 theo lí thuyết lập luận, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Vinh.

32. Hồ Thanh Yến (2011), Vận dụng lí thuyết lập luận vào việc rèn luyện kỹ năng nói, viết cho học sinh qua phân môn Tập làm văn lớp 4, Luận văn

PHỤ LỤC

Phụ lục 1:

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG RÈN KĨ NĂNG LẬP LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA GIỜ TẬP LÀM VĂN

Để giúp chúng tôi hoàn thành công trình nghiên cứu “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn”, rất mong quý thầy cô thực hiện các yêu cầu sau:

I. Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Khi rèn luyện kĩ năng làm Tập làm văn lớp cho học sinh lớp 4,

anh (chị) thường gặp những khó khăn gì?

……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu 2: Trong quá trình dạy học, anh (chị) đã sử dụng những biện pháp gì để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4? ……… ……… ……… ……… ……… ……… ………

Câu 3: Anh (chị) hiểu thế nào là lí thuyết lập luận theo quan điểm của

ngữ dụng học?

a. Lập luận là đưa ra lí lẽ để thuyết phục người nghe đồng ý với quan

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học g (Trang 92 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w