Chương trình Tập làm vă nở lớp 4 với việc vận dụng lí thuyết lập luận

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học g (Trang 35 - 44)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.2. Chương trình Tập làm vă nở lớp 4 với việc vận dụng lí thuyết lập luận

lập luận

1.4.2.1. Chương trình Tập làm văn lớp 4

Để xác định khả năng rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh thông qua giờ học Tập làm văn và cơ sở khoa học của việc xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận, chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu và khảo sát chương trình, sách giáo khoa lớp 4 phần Tập làm văn. Kết quả như sau:

Theo quan điểm tích hợp, chương trình Tập làm văn lớp 4 tiếp tục rèn cho học sinh cả 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Các em được dạy các kĩ năng thông qua các bài thực hành, luyện tập và bước đầu hình thành những tri thức sơ giản về văn bản (kết cấu ba phần: mở đầu, phần chính và kết thúc văn bản; đặc điểm, phương pháp làm bài theo thể loại…). Bên cạnh đó, các em còn được rèn kĩ năng thuyết trình, giới thiệu, trao đổi và nâng cao các kĩ năng khác đã được hình thành từ các lớp dưới như: viết thư, điền vào giấy tờ in sẵn…

Có thể tóm tắt nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4 trong bảng sau:

Bảng 1.1. Chương trình Tập làm văn lớp 4

Loại văn bản Học kì 1 Số tiết dạyHọc kì 2 Cả năm

- Kể chuyện

+ Khái niệm về kể chuyện + Nhân vật trong truyện + Cốt truyện

+ Đoạn văn trong bài kể chuyện + Phát triển câu chuyện

19 1 4 2 3 4 19 1 4 2 3 4

+ Mở bài và kết bài kể chuyện + Ôn tập, kiểm tra, trả bài - Miêu tả

+ Khái niệm miêu tả + Miêu tả đồ vật + Miêu tả cây cối + Miêu tả con vật

- Các loại văn bản khác: + Viết thư

+ Trao đổi ý kiến + Giới thiệu hoạt động + Tóm tắt tin tức

+ Điền vào giấy tờ in sẵn

2 3 7 1 6 3 2 1 23 4 11 8 1 3 3 2 3 30 1 10 11 8 3 2 2 3 3 Qua bảng trên ta thấy, chương trình TLV lớp 4 được dạy qua ba thể loại chính là văn kể chuyện, văn miêu tả và các loại văn bản khác. Trong đó, văn kể chuyện được dạy trong 19 tiết, văn miêu tả là 30 tiết, và các loại văn bản khác chỉ trong 6 tiết. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu về hai thể loại là văn kể chuyện và văn miêu tả. Bao gồm các nội dung dạy học cơ bản sau:

a. Nội dung dạy học văn kể chuyện lớp 4

Nội dung dạy học về văn kể chuyện ở lớp 4 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 1.2. Nội dung dạy học văn Kể chuyện trong việc rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4

Văn bản Tên bài Tuần

Văn kể chuyện

Thế nào là văn kể chuyện? 1

Kể lại hành động của nhân vật

2 Tả ngoại hình của nhân vật trong bài văn kể chuyện

Kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật 3 Cốt truyện

4 Luyện tập xây dựng cốt truyện

Đoạn văn trong bài văn kể chuyện 5 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện 6 Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện

7 Luyện tập phát triển câu chuyện

Luyện tập phát triển câu chuyện 8 Luyện tập phát triển câu chuyện

Luyện tập phát triển câu chuyện 9

Mở bài trong văn kể chuyện 11

Kết bài trong văn kể chuyện

12 Kể chuyện (kiểm tra viết)

Trả bài văn kể chuyện

13 Ôn tập văn kể chuyện

Qua đây, chúng ta có thể thấy, muốn thực hiện nội dung dạy học văn kể chuyện ở lớp 4 hiệu quả, cần xuất phát từ những đặc trưng cơ bản của văn kể chuyện.

Văn kể chuyện là loại văn dùng để kể lại một câu chuyện, một sự kiện, một con người trong đời sống xã hội thông qua việc sắp xếp, tưởng tượng nhào nặn, hư cấu của người viết. Người viết văn kể chuyện thuật lại cho người đọc, người nghe biết diễn biến của sự việc đặc biệt nào đó làm cho họ rung cảm với câu chuyện và từ câu chuyện đó rút ra được những bài học bổ ích, hiểu thêm nhiều về xã hội, con người, sự vật. Văn kể chuyện gồm có các đặc trưng sau:

- Cốt truyện: Đây là hệ thống các biến cố tạo thành khung quan trọng nhất trong nội dung câu chuyện. Dù đơn giản hay phức tạp thì khi nói tới truyện thường phải có cốt truyện. Thông qua cốt truyện người đọc cảm nhận được suy nghĩ, hành động, tâm tư, tình cảm, triết lí, chân lí mà người viết muốn hướng đến.

- Nhân vật: Trong truyện kể, phải có nhân vật. Đó là những con người cụ thể được tác giả thể hiện trong tác phẩm. Những nhân vật xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm gọi là nhân vật chính. Nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua trong tác phẩm gọi là nhân vật phụ. Những nhân vật này có tác dụng khắc họa rõ nét thêm về tính cách của nhân vật chính thông qua mối quan hệ của chúng với nhân vật chính.

Nhân vật là yếu tố không thể thiếu được trong truyện kể. Muốn câu chuyện hấp dẫn, lôi cuốn người nghe thì phải xây dựng được nhân vật có đời sống nội tâm phong phú.

- Hư cấu: Hư cấu là cái do tác giả tưởng tượng, sáng tạo ra trên cơ sở hiện thực nhằm mục đích nghệ thuật nhất định. Thông thường tác giả thường dựa vào một hư cấu chính rồi tưởng tượng, sáng tạo, thêm bớt, bồi đắp vào trong truyện làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, ly kỳ. Hư cấu thường được sử dụng trong các thể loại như truyện cổ tích, truyện trinh thám, truyện khoa học..

- Lời kể: Lời kể là việc sử dụng ngôn từ có nghệ thuật để dụng lại câu chuyện (sự việc, nhân vật...) và để gửi gắm tình cảm, cách nhìn cách nghĩ của mình đối với những sự kiện, nhân vật trong truyện,. Người viết phải biết lựa chọn lời kể sao cho phù hợp với nội dung chuyện, đáp ứng được tâm lí nội dung chuyện lại vừa đáp ứng tâm lí người đọc, người nghe một cách cao nhất

b. Nội dung dạy học văn miêu tả lớp 4

Bảng 1.3. Nội dung dạy học văn miêu tả trong việc rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4

Văn bản Tên bài Tuần

Văn miêu tả

Văn miêu tả

Thế nào là văn miêu tả

14 Cấu tạo bài văn miêu tả

Luyện tập miêu tả đồ vật

15 Quan sát đồ vật

Luyện tập miêu tả đồ vật 16

Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật

17 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật

Luyện tập xây dựng mở bài trong văn miêu tả đồ vật

19 Luyện tập xây dựng kết bài trong văn miêu tả đồ vật

Miêu tả đồ vật (kiểm tra viết) 20 Trả bài văn miêu tả đồ vật

21 Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối

Luyện tập quan sát cây cối

22 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối

23 Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả cây cối 24 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối 25 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả cây cối

26 Luyện tập miêu tả cây cối

Trả bài văn miêu tả cây cối

Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật 29

Luyện tập quan sát con vật 30

Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật

31 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật

32 Luyện tập xây dựng mở bài, kết bài trong văn miêu tả

con vật

Miêu tả con vật (kiểm tra viết) 33

Trả bài văn miêu tả con vật 34

Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận cho HS lớp 4 thông qua các giờ dạy văn miêu tả cần xuất phát từ các đặc trưng cơ bản của văn miêu tả.

Miêu tả là lấy “nét vẽ hoặc câu văn để biểu hiện cái chân tướng của sự vật ra” (Đào Duy Anh). Văn miêu tả không đưa ra những lời nhận xét chung, đánh giá trừu tượng mà vẽ ra các sự vật, hiện tượng con người bằng ngôn ngữ một cách cụ thể, sinh động. Văn miêu tả có những đặc điểm nổi bật sau:

- Văn miêu tả là thể văn sáng tác: Văn miêu tả không phải là sự sao chép, chụp lại những sự vật, sự việc, con người một cách máy móc mà là kết quả của sự nhận xét, tưởng tượng, đánh giá hết sức phong phú. Đó là việc miêu tả thể hiện cái mới mẻ, riêng biệt của người viết, cần có những sự sáng tạo, cái mới thì sẽ tạo ra những nét riêng trong bài làm của mình.

- Văn miêu tả mang tính sinh động và tạo hình: Đây là đặc điểm nổi bật của văn miêu tả. Nét sinh động và tạo hình của văn miêu tả là những chi tiết

sống, gây ấn tượng nên khi tước bỏ chúng đi thì bài văn sẽ trở nên mờ nhạt, vô vị, không để lại ấn tượng gì cho người nghe, người đọc. Trong văn miêu tả thường hay sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa...để “tô điểm” hơn trong bài văn của mình.

- Văn miêu tả mang tính thông báo thẫm mỹ và chứa đựng tình cảm của người viết: Bất kì một sự vật hiện tượng nào trong thực tế khách quan cũng có thể trở thành đối tượng của văn miêu tả. Văn miêu tả phải là loại văn giàu cảm xúc, rung động, có nhận xét tinh tế, dồi dào sáng tạo nhằm mục đích thông báo thẫm mỹ. Người đọc qua văn bản miêu tả nhận thức thực tể khách quan không phải bằng con đường lí trí mà chủ yếu bằng những cảm xúc, những rung động mạnh mẽ của tâm hồn.

- Ngôn ngữ miêu tả giàu cảm xúc và hình ảnh: Ngôn ngữ trong văn miêu tả là sự phong phú, đa dạng của các tính từ. Có thể thấy đủ loại tính từ như: màu sắc, tính chất, đánh giá... đan xen nhau tạo thành một văn bản đầy màu sắc trong văn miêu tả. Ngoài ra người viết còn đan xen các văn bản khác như tường thuật, kể chuyện... làm cho việc trình bày nội dung sinh động hơn giúp người đọc hứng thú trong việc tiếp nhận văn bản.

1.4.2.2. Sự cần thiết phải vận dụng lí thuyết lập luận vào dạy học Tập làm văn lớp 4

Trong các loại văn bản trên, văn Kể chuyện, văn Miêu tả, là những bài học có liên quan nhiều đến việc rèn luyện kĩ năng lập luận cho HS Tiểu học.

Với mục tiêu dạy học theo quan điểm giao tiếp và dạy để giao tiếp thì chương trình tiếng Việt ở tiểu học đã giúp học sinh phát triển bốn kĩ năng cần thiết (nghe, nói, đọc, viết). Đó chính là việc dạy cho các em cách tạo dựng các lập luận trong các hoàn cảnh giao tiếp gắn với cuộc sống hằng ngày của các em, bởi vì lập luận là yếu tố quan trọng trong hoạt động ngôn ngữ của con người.

Ngữ dụng học là ngành khoa học nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp. Khi xây dựng chương trình tiếng Việt ở tiểu học theo quan điểm giao tiếp thì các nhà bên soạn cũng đã chịu sự chi phối của ngữ dụng học, trong đó, có lí thuyết lập luận. Đặc biệt là phân môn Tập làm văn. Vì đây là phân môn thực hành tổng hợp, vận dụng tri thức và kỹ năng của các môn học khác để dạy học sinh cách tạo lập văn bản cả nói và viết nên nó sẽ chịu sự tác động sâu sắc của lý thuyết lập luận.

Trong việc rèn kỹ năng lập luận ở tiểu học nói chung và lớp 4 nói riêng chủ yếu được thông qua hệ thống bài tập (bài tập nói và viết). Ở tiểu học, vấn đề lập luận không được thể hiện tường minh qua bài học như lí thuyết hội thoại nhưng những quan điểm về lý thuyết lập luận vẫn hiện hữu thông qua các yêu cầu của bài tập.

Trong chương trình Tập làm văn lớp 4, việc rèn kỹ năng lập luận được thể hiện khá rõ qua cách sắp xếp từng bài tập. Hệ thống bài tập dẫn dắt học sinh đi từ việc tìm những chi tiết cụ thể và có trong yêu cầu đến việc các em phải vận dụng những vốn sống để đưa ra các ý và sắp xếp các ý đó một cách khoa học, hợp lí.

Có thể thấy rằng, từ một đề bài nhưng mỗi học sinh có một cách thể hiện khác nhau. Điều quan trọng là các em phải biết lựa chọn các chi tiết, hình ảnh phù hợp để làm toát lên nội dung, chủ đề mà mình lựa chọn và phù hợp với kết luận mà mình hướng tới. Tuy nhiên, khả năng của mỗi học sinh là khác nhau, vì vậy, người giáo viên cần hướng dẫn cụ thể cho các em trong mỗi tiết học.

Nếu có hệ thống bài tập hợp lí sẽ giúp các em không những nắm được các vấn đề cơ bản về lý thuyết lập luận mà thông qua đó, các em rèn luyện cho mình các kỹ năng cơ bản và cần thiết nhất và vận dụng chúng vào trong thực tế.

Từ những vấn đề trên cho thấy, xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp một cách hợp lí là giải pháp có ý nghĩa và cần thiết trong việc dạy và học phân môn Tập làm văn khối lớp 4.

Khảo sát nội dung chương trình Tập làm văn lớp 4, chúng tôi nhận thấy, chương trình đã quan tâm nhiều đến rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Trong thể loại văn kể chuyện và văn miêu tả, mỗi thể loại được thiết kế xây dựng nâng cao dần yêu cầu về kiến thức và kĩ năng như sau:

Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn trọn vẹn (về ý, bố cục, dùng từ, đặt câu…) ; nhận biết được lỗi trong bài và tự sữa lỗi được. Viết được bài văn hoàn chỉnh có đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài)

Chuyển một phần dàn ý thành đoạn văn khá sinh động Lập được dàn ý bài văn

Nắm được cấu tạo ba phần của bài văn

Tuy nhiên, là một thành tố quan trọng tạo nên hiệu quả trong giao tiếp nhưng lập luận lại chưa được chú ý tới. Kết quả khảo sát cho thấy trong chương trình Tập làm văn 4 không có tiết học nào dành để rèn kĩ năng lập luận cho học sinh.

Trong chương trình TLV, chúng tôi nhận thấy nội dung Tập làm văn lớp 4 luôn thể hiện tinh thần của lí thuyết lập luận. Tuy chương trình không đưa ra mục tiêu rèn kĩ năng lập luận và không có nội dung dạy học về kĩ năng lập luận cho học sinh, nhưng nếu tách rời kĩ năng này ra khỏi chương trình thì những kĩ năng viết văn của học sinh sẽ không đạt hiệu quả giao tiếp thực sự. Vì khi đó, bài làm của học sinh sẽ không hướng tới một đích nào cả (có thể là

để thuyết phục; để truyền cảm xúc của người nói, người viết đến người nghe, người đọc; cũng có thể là dẫn người nghe, người đọc đến một hành động, hoạt động nào đó).

Việc nhận ra sự ảnh hưởng của lí thuyết lập luận đối với chương trình Tập làm văn lớp 4 có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo cơ sở cho chúng tôi đề xuất hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận ở chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ tập làm văn luận văn thạc sĩ khoa học g (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w