Đánh giá tính tiện dụng của web

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử hướng mô hình và đánh giá tính tiện dụng áp dụng vào phát triển phần mềm quản lý lưu trữ và số hóa tài liệu (Trang 66)

3.4.1 Áp dụng quy trình

Bước 1: Chuẩn bị

1.1. Xác định Mục tiêu: Phân tích WUEP để đánh giá hiệu quả của nó bằng cách lấy ý kiến của người dùng cuối về sự hài lòng của người dùng khi sử dụng hệ thống. Qua đó cho thấy tính khả thi của phương pháp tiếp cận này khi nó được áp dụng cho các hiện vật Web từ một quy trình phát triển Web hướng mô hình.

1.2. Xác định tài liệu: Tài liệu chính là công văn hướng dẫn Số 283/VTLTNN – NVTW – Bộ Nội Vụ đã được nói đến ở trên. Ngoài ra còn có các tài liệu yêu cầu của khách hàng thông qua các buổi gặp gỡ, trao đổi và đi đến thống nhất các chức năng cũng như làm rõ các vấn đề quan trọng trong yêu cầu của người dùng. Từ đó có thể xác

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

67

định được các yêu cầu chức năng của hệ thống, qua đó xác định được các thành phần bắt buộc có trên giao diện người dùng để hỗ trợ cho việc tương tác người-máy. Từ giao diện phác thảo này có thể sắp xếp lại bố cục cũng như phân tích chúng để làm nảy sinh các vấn đề tính tiện dụng ẩn chứa bên trong.

Bước 2: Xác định bối cảnh

2.1. Bài toán cần giải quyết: Ứng dụng được phát triển trong khuôn khổ gói thầu dự án phần mềm, áp dụng quy trình phát triển ứng dụng Web hướng mô hình, cố gắng tạo ra đầy đủ các hiện vật Web cần thiết cho việc đánh giá tính tiện dụng của Web, với sự hỗ trợ của người dùng cuối thực, có chuyên môn và am hiểu về môi trường sử dụng cũng như quy trình nghiệp vụ mà bài toán đặt ra. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc lấy ý kiến đánh giá người dùng cuối khi cần thiết để đánh giá chất lượng của việc áp dụng quy trình đánh giá tính tiện dụng.

2.2. Các phương pháp kiểm tra đánh giá.

Đầu tiên phải lựa chọn các đặc tính tiện dụng từ Mô hình tính tiện dụng của web ở phần 2.3. sao cho phù hợp với mục tiêu bài toán đặt ra và với người sử dụng hệ thống. Trong trường hợp này sẽ lựa chọn một tập hợp các thuộc tính quan trọng như:

- Giao diện thẩm mỹ và nhất quán (1.1.1,1.1.2 Bảng 1; 3.5 Bảng 3; 6.1,6.3 Bảng

6): Ở đây, sự kết hợp giữa font và màu sắc phải thật sự hợp lý. Như các đặc tính 1.1.1,1.1.2 đã nêu, font chữ phải vừa đủ về kích thước, màu sắc chữ, và loại. Trong ứng dụng này, ngôn ngữ được sử dụng là Tiếng Việt, do đó cần chọn font tương ứng để hiển thị được Tiếng Việt, màu sắc chữ phù hợp với hiển thị xung quang (chữ xanh trên nền trắng hoặc chữ trắng trên nền xanh như Hình 14.). Tone màu chủ đạo được sử dụng là xanh và trắng; các liên kết có cùng hiệu ứng đổi màu khi hover chuột, các menu active được hiển thị màu nền sáng hơn (như menu “Trang chủ” trong Hình 14) … thể hiện sự nhất quán trong thiết kế giao diện người dùng (phù hợp với thuộc tính 3.5, 6.1, 6.3).

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

68

- Thông tin được hiển thị khoa học và giá trị (1.2.2,1.2.3, 1.6.2 Bảng 1; 2.1, 2.2.1,

2.3.1, 2.3.2 Bảng 2): Mật độ thông tin hiển thị trên giao diện được căn chỉnh sao cho hiển thị được tối đa thông tin nhưng vẫn dễ đọc và không làm người dùng khó chịu hay mỏi mắt (1.2.2,1.2.3). Ngoài ra, trên giao diện còn cung cấp các hiệu ứng phản hồi giúp người dùng dễ dàng hiểu vào thao tác với các đối tượng như: Khi hover chuột lên các đối tượng có khả năng click con trỏ chuột sẽ đổi sang hình bàn tay, thể hiện cho người dùng biết đó là đối tượng có thể click được (1.6.2), menu và các đối tượng được đặt tên sát nghĩa nhất có thể với tác vụ tương ứng trong thực tế mà người dùng làm việc để họ dễ hiểu ý nghĩa của tác vụ, từ đó họ có thể xác định được các tác vụ có thể thực thi trong chức năng tương ứng (2.1,2.2,2.3).

- Thao tác tối thiểu, kết quả tối đa (1.4.1 Bảng 1; 9.1 Bảng 9): Giảm thiểu tối đa

thao tác của người dùng, các đối tượng trên giao diện được sắp xếp sao cho tiện lợi nhất cho các thao tác của người dùng (1.4.1), như trên Hình 14, phần tìm kiếm, các đối tượng được sắp xếp sao cho tiện việc thao tác tuần tự của người dùng, từ nhập từ khóa,

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

69

chọn tiêu chi tìm kiếm, rồi click vào nút tìm kiếm (Hình 14). Thêm nữa, tiến trình các tác vụ trong ứng dụng được thể hiện rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu, tương ứng với các tác vụ thực tế, và quan trọng nhất là thời gian xử lý tác vụ phải là chấp nhận được (9.1). Một số tác vụ xử lý dữ liệu lớn như “Quản lý hồ sơ văn bản” trong menu “Quản lý lưu trữ” đã được nhóm phát triển tối ưu hóa rất nhiều để tăng hiệu năng xử lý, cho ra kết quả chính xác và đầy đủ nhất.

- Cung cấp các trợ năng hữu ích như tìm kiếm, quản lý đầu vào.. (1.6.1 Bảng 1;

3.2 Bảng 3): Trong ứng dụng này, nhóm phát triển cung cấp rất nhiều tùy chọn cho tác vụ tìm kiếm, từ tìm kiếm đơn giản, tìm kiếm nâng cao đến việc tìm kiếm nhiều tùy chọn (1.6.1). Do đặc thù phải xử lý rất nhiều dữ liệu về tài liệu lưu trữ nên việc cung cấp nhiều tùy chọn tìm kiếm cho người dùng là rất cần thiết trong nhiều trường hợp cụ thể khác nhau. Ngoài ra mỗi tác vụ đều được kiểm soát các đầu vào và có các cơ chế bảo mật riêng (3.2)

- Tiến độ tác vụ rõ ràng (1.5.2, 1.6.3 Bảng 1): Như đã nói ở trên, các tác vụ đều

được hiển thị trạng thái và tiến độ cho người dùng biết và dự đoán được thời gian cũng như hiệu năng của việc xử lý tác vụ.

- Khả năng tương thích môi trường nhất là tương thích độ phân giải (3.1 Bảng 3):

Khi thiết kế giao diện của phần mềm, nhóm phát triển đã rất chú trọng đến việc thiết kế nên một giao diện có thể hiển thị trên mọi độ phân giải hiển thị và trên hầu hết các môi trường như Android, WindowsMobile, iOS, Linux … cũng như các trình duyệt web khác nhau như Chrome, Firefox, Safari, Microsoft Edge, IE, … Nhóm phát triển đã sử dụng Bootstrap (có tinh chỉnh) để thiết kế giao diện, đồng thời cài đặt tất cả các trình duyệt web, cũng như sử dụng nhiều loại thiết bị với màn hình hiển thị khác nhau + cài đặt các hệ điều hành khác nhau để tiến hành kiểm tra đánh giá yếu tố này.

- …

Tiếp theo, xác định các tham số tương ứng với các đặc tính đã được lựa chọn ở trên cũng như các hiện vật có được từ việc phát triển ứng dụng. Khi các số liệu đã được

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

70

kết hợp với các hiện vật, các chỉ số được đưa vào xử lý để cung cấp một công thức tính toán cho hiện vật và xác định các mức đánh giá cho chúng.

Ví dụ: Bảng 12 mô tả một phương pháp kiểm tra đặc tính 1.1.1 Bảng 1.

Bảng 12: Ví dụ về một phương pháp kiểm tra đánh giá.

Đánh giá Tỉ lệ giữa font chữ của các đối tượng trên giao diện Web Đặc tính bị ảnh hưởng 1.1.1. Bảng 1: Sự phù hợp của font chữ về kích thước Nguồn vấn đề Hiện vật thiết kế giao diện Web

Phương pháp thực hiện

Xem xét thuộc tính font-size của các đối tượng hiển thị trên Web như menu, nội dung, điều khiển tìm kiếm…

Công thức áp dụng: x = font-size(i)/font-size(j). (i,j là các đối tượng).

Các ngưỡng đánh giá

0.67 <= x <= 1.5: Không phát sinh vấn đề tính tiện dụng 0.5 <= x <= 2: Phát sinh vấn đề tính tiện dụng mức nhẹ 0.4 <= x <= 2.5: Phát sinh vấn đề tính tiện dụng mức cao

x <0.4 || x>2.5: Phát sinh vấn đề tính tiện dụng mức nghiêm trọng (Các ngưỡng đánh giá này dựa trên sự thống nhất giữa các chuyên gia tham gia vào quá trình thực nghiệm)

Hình 15 Mô tả cho ví dụ trong Bảng 12 về việc tính toán tỉ lệ giữa font chữ của các đối tượng trên giao diện Web.

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

71 2.3. Lựa chọn đối tượng tham gia đánh giá:

- Thành phần đánh giá từ quy trình phát triển hệ thống: Bao gồm một số chuyên gia trong lĩnh vực này. Đó là những người am hiểu về Công nghệ thông tin, kiểm thử hệ thống, cũng như đánh giá tính tiện dụng của Web.

- Thành phần sử dụng hệ thống thực tế: Không lựa chọn cụ thể những người tham gia vào việc đánh giá, vì trên thực tế, dự án này được áp dụng cho các tiểu ban hành chính phụ trách việc lưu trữ tài liệu ở các UBND, Chi cục lưu trữ … Những người này đã từng sử dụng một hệ thống tương tự trước đây, họ nắm rất chắc quy trình nghiệp vụ và mục tiêu cần đạt được của mỗi tác vụ dù là nhỏ nhất trong hệ thống. Do đó có thể coi những người tham gia đánh giá là các chuyên gia trong lĩnh vực nghiệp vụ này. Những người tham gia này cũng không được học bất kể một khóa học nào hay

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

72

có bất cứ khái niệm nào về việc đánh giá tính tiện dụng của ứng dụng (cũng như Web). Tất cả các đánh giá của họ đều thuần túy là đánh giá của người dùng cuối.

Bước 3: Thực hiện

Ban đầu, nhóm phát triển ứng dụng đã thiết kế các hiện vật Web theo quy trình phát triển ứng dụng Web hướng mô hình, bao gồm các tài liệu yêu cầu (nghiên cứu và đúc rút từ Công văn hướng dẫn ở trên), Tài liệu thiết kế hệ thống dạng UML như Biểu đồ usecase, biểu đồ Sequences, biểu đồ Activity, Biểu đồ lớp…

Sau đó, áp dụng WUEP trên các hiện vật, đồng thời đưa các tài liệu này cho các chuyên gia nhận xét và đánh giá. Thu thập các kết quả này và thống kê lại thành tài liệu kết quả.

Tiếp đó, thực hiện phân tích và so sánh các kết quả với nhau. Dựa trên các mức đánh giá đã có để phát hiện ra các vấn đề tính tiện dụng trong đó. Rồi xác định nguồn hiện vật (cha, con…) liên quan đến vấn đề tính tiện dụng này. Đề xuất phương án chỉnh sửa và quay trở lại quá trình đánh giá ở trên.

Quá trình được thực hiện lặp lại nhiều lần cho đến khi tạo ra các bản mẫu cho từng lần lặp, cập nhật phiên bản mới cho người dùng cuối, thu thập đánh giá của người dùng cuối trong quá trình sử dụng phiên bản tương ứng, chỉnh sửa lại thiết kế và code tương ứng, rồi lại đưa ra các tài liệu và bản mẫu cho những người tham gia đánh giá tiếp tục.

Bước 4: Phân tích kết quả thu được:

Mỗi lần thực hiện ở bước 3, kết quả thu được là một tập hợp các tài liệu đánh giá. Từ các số liệu thu được và đem so sánh với các mức đánh giá đã xác định trước sẽ phát hiện ra các vấn đề tính tiện dụng, đánh giá mức độ của các vấn đề (từ mức nhẹ đến nghiêm trọng), sắp xếp độ ưu tiên cho các vấn đề này, sau đó thực hiện việc chỉnh sửa hệ thống và lặp lại các bước này.

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

73

3.4.2 Tóm lƣợc kết quả

Chúng tôi nhận được kết quả khả quan sau từng vòng lặp của đánh giá này. Bảng 13 & 14 liệt kê các kết quả tiêu biểu đạt được sau từng phiên bản (Vi):

Bảng 13: Kết quả đánh giá định tính thu đƣợc dựa trên đánh giá của ngƣời dùng

Trong Bảng 13 (các câu hỏi Qi): Biểu đồ hình tròn cho thấy tỉ lệ giữa người dùng hài lòng (màu xanh) và người dùng chưa hài lòng (màu đỏ) với phiên bản Web. Qua từng phiên bản (Vi), màu xanh tăng dần thể hiện số người dùng hài lòng với phiên bản tăng dần.

Bảng 14: Kết quả đánh giá định lƣợng thu đƣợc dựa trên đánh giá của ngƣời dùng

V1 V2 V3 E3 E7 14a) V1 V2 V3 V4 V5 Q3 Q4 Q5

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387 74 V4 V5 E3 E7 14b)

Trong Bảng 14 (các câu hỏi Ei): Các biểu đồ cột thể hiện sự đánh giá của người dùng với các phiên bản Web bằng việc cho điểm từ 0 – 10 (thể hiện trên phương ngang từ trái sang phải). Qua từng phiên bản (Vi), điểm đánh giá tăng dần thể hiện sự hài lòng tăng dần của người dùng. Trong Bảng 14b) thể hiện rõ nét kết quả của Verion 4 & Verion 5 – 2 phiên bản đem lại kết quả rất tốt được đánh giá bởi chính người dùng cuối.

3.5 Kết luận chƣơng

Chương 3 đã trình bày được những vấn đề sau:

1. Tổng quan về ứng dụng web cần phát triển và áp dụng các quy trình kiểm thử hướng mô hình & quy trình đánh giá tính tiện dụng. Đưa ra được các thông tin và các yêu cầu thực tế của một quy trình phát triển ứng dụng web dựa trên một dự án thực tế .

2. Thực nghiệm áp dụng quy trình kiểm thử hướng mô hình kết hợp công cụ đã được đề xuất ở Chương 1 phần 1.4 và đánh giá kết quả thu được.

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

75

3. Thực nghiệm áp dụng quy trình đánh giá tính tiện dụng cho ứng dụng web đã được đề xuất ở Chương 2 phần 2.4 và đánh giá kết quả thu được.

Như vậy, Chương 3 mô tả thực nghiệm áp dụng các quy trình đã được đề xuất về kiểm thử hướng mô hình và đánh giá tính tiện dụng của ứng dụng web vào một dự án thực tế, nhằm chứng minh cho các nghiên cứu lý thuyết đã được nói đến ở Chương 1 và Chương 2, phân tích các kết quả thu được để chỉ ra được chất lượng của các quy trình này khi áp dụng vào thực tế.

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

76

KẾT LUẬN A. CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC TRONG ĐỀ TÀI

Luận văn thạc sĩ của tác giả với đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử hướng mô hình và đánh giá tính tiện dụng áp dụng vào phát triển phần mềm Quản lý lưu trữ và Số hóa tài liệu” đã cơ bản hoàn thành. Đề tài đã giải quyết được các vấn đề sau:

1. Các kết quả chính đạt được trong đề tài:

1.1.Đề tài tổng hợp được những lý thuyết cơ bản và đưa ra được các quy trình áp dụng cho 2 vấn đề chính có liên quan đến việc nâng cao chất lượng phần mềm là: Kiểm thử hướng mô hình và Đánh giá tính tiện dụng của ứng dụng web. Trên cơ sở đó phân tích ưu nhược điểm và khả năng áp dụng chúng vào thực tế phát triển ứng dụng web theo hướng mô hình.

1.2.Tác giả đưa ra các bước cụ thể để áp dụng quy trình kiểm thử hướng mô hình + kế thừa quy trình đánh giá tính tiện dụng cho một ứng dụng web; và áp dụng trực tiếp vào quy trình phát triển một ứng dụng web dựa trên một dự án phát triển phần mềm thực tế. Kết quả thực nghiệm cho thấy tính hiệu quả của các quy trình này trong quá trình phát triển ứng dụng web.

1.3.Với các kết quả thực nghiệm thu được, kết hợp với việc đánh giá và suy xét lại các kết quả theo những tiêu chuẩn thực tế, đề tài này đã chứng minh một cách xác đáng phần nghiên cứu lý thuyết về kiểm thử hướng mô hình và đánh giá tính tiện dụng của ứng dụng web.

1.4.Trong thời gian thực hiện đề tài, được sự hỗ trợ nhiệt tình của Thầy giáo hướng dẫn, nhóm tác giả đã hoàn thành được 1 bài báo về đánh giá tính tiện dụng của ứng dụng web và công bố trong Hội thảo Khoa học Quốc gia tổ chức tại Trường Đại học Kinh tế - Quốc dân ngày 12/10/2016.

Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387

77

2.1.Nghiên cứu những khái niệm, những yếu tố cơ bản của kiểm thử phần mềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật kiểm thử hướng mô hình và đánh giá tính tiện dụng áp dụng vào phát triển phần mềm quản lý lưu trữ và số hóa tài liệu (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)