Quy trình đánh giá tính tiện dụng Web (WUEP – Web Usability Evaluation Process) được xác định bằng cách mở rộng và cải tiến các quy trình đánh giá chất lượng được đề xuất trong các tiêu chuẩn ISO/IEC 25000 SQuaRE. Mục đích của quá trình này là tích hợp đánh giá tính tiện dụng vào quá trình phát triển Web hướng mô hình bằng cách sử dụng một Mô hình tính tiện dụng của web làm đầu vào chính.
Hình 4 cho thấy một cái nhìn tổng quan về các giai đoạn chính của WUEP. Ba tác nhân có liên quan: chuyên gia, người dùng cuối, nhà phát triển Web. Các chuyên gia tham gia vào ba giai đoạn đầu tiên: 1) Thiết lập các yêu cầu của việc đánh giá, 2) Đặc tính kỹ thuật của việc đánh giá, và 3) Thiết kế. Người dùng cuối thực hiện giai đoạn thứ tư: 4) Thực thi. Cuối cùng, các nhà phát triển Web thực hiện giai đoạn cuối: 5) Phân tích những thay đổi.
Quy trình này được kế thừa và chỉnh sửa lại đôi chỗ từ tài liệu tham khảo [2] cho phù hợp với hiện trạng thực tế và các nghiên cứu thêm từ các tài liệu tham khảo khác [3][4]…
Ở đây, các kết quả của các bước tiến hành trước sẽ được sử dụng như là đầu vào của các bước sau.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
49
2.4.1 Bƣớc 1: Thiết lập các yêu cầu đánh giá
Mục đích của giai đoạn này là thiết lập các yêu cầu đánh giá để phân định các phạm vi đánh giá. Các hoạt động liên quan bao gồm:
i. Xác định mục tiêu: Hoạt động này xác định mục đích của việc đánh giá tính tiện
dụng.
ii. Xác định đặc tính: Các yếu tố khác nhau sẽ quyết định việc lựa chọn các đặc tính
đánh giá. Những yếu tố này là:
- Loại hình ứng dụng Web: vì mỗi loại ứng dụng Web có mục tiêu khác nhau - Phương pháp phát triển Web: vì kết quả và hiện vật sau mỗi quá trình sẽ được
sử dụng để đánh giá tính tiện dụng. - Nội dung/Đối tượng sử dụng.
iii. Lựa chọn hiện vật: Các hiện vật được lựa chọn có thể phụ thuộc vào phương pháp
phát triển Web hoặc các nền tảng công nghệ. Ví dụ: Các mô hình thu được từ đầu ra của việc phân tích và thiết kế, như: mô hình điều hướng,…; Các mô hình code thu được từ giai đoạn sinh mã, như: mã nguồn và giao diện người dùng cuối...
iv. Lựa chọn đặc tính: Mô hình tính tiện dụng của web được sử dụng để lựa chọn ra một tập hợp các đặc tính giá trị nhất trong việc đánh giá tính tiện dụng của ứng dụng Web.
2.4.2 Bƣớc 2: Thiết lập các Đặc tính kỹ thuật của việc Đánh giá
Mục đích của giai đoạn này là để xác định các phương pháp đánh giá, áp dụng chúng vào đâu và làm thế nào để xác định các vấn đề từ các kết quả thu được. Các hoạt động liên quan bao gồm:
i. Lựa chọn phương pháp: Mô hình tính tiện dụng của web được sử dụng để xác định phương pháp có liên quan đến các đặc tính tiện dụng đã được chọn ở trên, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các đặc tính đến tính tiện dụng của các ứng dụng.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
50
ii. Thực thi phương pháp: Các công thức tính toán theo từng phương pháp được
xác định bằng cách xác định các biến từ các mô hình nguyên thủy của các hiện vật được lựa chọn.
iii. Thiết lập các mức đánh giá: Mức đánh giá được thiết lập cho các phạm vi của
các giá trị thu được đối với từng phương pháp bằng cách xem xét loại quy mô và các hướng dẫn liên quan đến từng phương pháp. Các mức đánh giá này có liên quan trong việc phát hiện các vấn đề tính tiện dụng và có thể được phân loại theo mức độ nặng nhẹ khác nhau.
2.4.3 Bƣớc 3: Thiết kế
Mục đích của giai đoạn này là mô hình hóa việc thực hiện đánh giá và các thông tin được thu thập trong quá trình đánh giá.
i. Xác định các mô hình. Các mô hình được xác định để trình bày các dữ liệu có
liên quan đến các vấn đề tính tiện dụng được phát hiện. Một báo cáo tính tiện dụng thường là một danh sách các vấn đề tính tiện dụng được phát hiện bởi người đánh giá. Mỗi vấn đề có thể được mô tả với các lĩnh vực sau: ID: mã của 1 vấn đề; Mô tả: mô tả về vấn đề; Đặc tính bị ảnh hưởng: đặc tính từ Mô hình tính tiện dụng của web bị ảnh hưởng bởi vấn đề này; Mức độ nghiêm trọng: phụ thuộc vào các giá trị thu được thông qua các phương pháp; Hiện vật đánh giá: hiện vật mà các phương pháp đã được áp dụng trên nó; Nguồn của vấn đề: hiện vật có nguồn gốc làm phát sinh vấn đề tính tiện dụng; Số lần xuất hiện: số lần xuất hiện của các vấn đề tính tiện dụng giống nhau; Khuyến nghị: mô tả cách để sửa chữa những vấn đề tính tiện dụng được phát hiện…
ii. Xây dựng kế hoạch đánh giá: thiết lập một trật tự đánh giá các hiện vật; thực
hiện các phép so sánh và xem xét bất kỳ hạn chế nào có thể xảy ra. Trình tự được đề xuất là ưu tiên đánh giá các hiện vật thuộc về mức độ trừu tượng cao hơn.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
51
2.4.4 Bƣớc 4: Thực hiện các đánh giá:
Mục đích của giai đoạn này là để thực hiện việc đánh giá phù hợp với các kế hoạch đã đưa ra ở trên. Nếu phát hiện vấn đề tính tiện dụng, hiện vật đang xét sẽ được phân tích để xác định nguồn gốc của các vấn đề tính tiện dụng dựa trên sự tồn tại của nó trong các mô hình.
Các kết quả của giai đoạn này là:
- Báo cáo tính tiện dụng bao gồm các vấn đề tính tiện dụng được phát hiện trong quá trình đánh giá trên PIM và PSM.
- Báo cáo tính tiện dụng trên các phiên bản Web, bao gồm các vấn đề tính tiện dụng được phát hiện trong quá trình đánh giá trên CM.
- Báo cáo tính tiện dụng trong quá trình sử dụng, bao gồm các vấn đề tính tiện dụng được phát hiện qua quá trình tương tác của người dùng cuối trên các bối cảnh cụ thể.
2.4.5 Bƣớc 5: Phân tích các thay đổi
Mục đích của giai đoạn này là để phân loại tất cả các vấn đề tính tiện dụng được phát hiện từ mỗi báo cáo tính tiện dụng thu được ở trên và phân tích các đề nghị để sửa chữa những hiện vật. Nguồn gốc của những vấn đề tính tiện dụng có thể được đặt tại:
- PIM: có liên quan đến nội dung, điều hướng (ví dụ, các vấn đề phát hiện trong mô hình cấu trúc, mô hình điều hướng). Được dùng để tạo ra các báo cáo cải tiến trong phân tích và thiết kế.
- PSM hoặc quy tắc chuyển đổi giữa các PIM và PSM. Được dùng để tạo ra các báo cáo cải tiến trong chuyển đổi mô hình.
- Quy tắc quan hệ giữa PSM & CM: Được dùng để tạo ra báo cáo cải tiến trong code.
2.5 Kết luận chƣơng
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
52
1. Tổng quan về đánh giá tính tiện dụng của ứng dụng: Phần này đưa ra khái niệm về đánh giá tính tiện dụng theo các tiêu chuẩn quốc tế. Phân tích được một số tiêu chuẩn quốc tế về tính tiện dụng của ứng dụng.
2. Kế thừa và đưa ra được mô hình đánh giá tính tiện dụng cho ứng dụng web. Mô hình này được xây dựng dựa trên 2 quan điểm chính là “quan điểm chất lượng sản phẩm” và “quan điểm chất lượng sử dụng”.
3. Kế thừa và chỉnh sửa đôi chút quy trình đánh giá tính tiện dụng cho phù hợp với thực tế và những nghiên cứu tương đồng trong luận văn. Quy trình này sẽ được áp dụng trong suốt quá trình phát triển ứng dụng web ngay từ những bước đầu tiên và lặp lại cho đến khi đạt được những yêu cầu tiện dụng. Quy trình này sẽ được áp dụng vào thực nghiệm ở Chương 3 phần 3.4.
Như vậy, Chương 2 giải quyết vấn đề chính thứ 2 trong luận văn này về đánh giá tính tiện dụng của ứng dụng (web) phát triển theo hướng mô hình nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
53
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM ÁP DỤNG VÀO PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG WEB
Áp dụng quy trình kiểm thử hướng mô hình đã được nói đến trong phần 1.4 cũng như sử dụng các công cụ kiểm thử đã được nói đến ở phần 1.3, đồng thời áp dụng quy trình đánh giá tính tiện dụng đã được nói đến ở phần 2.4, tác giả tiến hành thực nghiệm trên một dự án thật mà tác giả đã có được hợp đồng với khách hàng. Mục đích của dự án là xây dựng một ứng dụng web để “Quản lý lưu trữ và số hóa tài liệu” cho các chi cục văn thư lưu trữ của các cơ quan nhà nước (cụ thể ở đây là Chi cục văn thư lưu trữ Tỉnh Phú Thọ), theo qui chuẩn đã được hướng dẫn trong Công văn Số 283/VTLTNN – NVTW – Bộ Nội Vụ.
Các bước tiến hành thực nghiệm như sau:
1. Xác định bài toán cần xử lý: Mô tả về bài toán thực tế cần xử lý về mục tiêu, ý nghĩa, môi trường phát triển và sử dụng, mô hình xây dựng ứng dụng và các tiêu chuẩn cần được áp dụng theo Công văn hướng dẫn quy chuẩn.
2. Xác định mục tiêu thực nghiệm: Mô tả về các mục tiêu cần đạt được khi tiến hành thực nghiệm để chứng minh các phần lý thuyết đã được nghiên cứu.
3. Áp dụng kiểm thử hướng mô hình: Chi tiết quá trình áp dụng kiểm thử hướng mô hình trong quá trình thực nghiệm với dự án đã chọn. Đánh giá kết quả thu được.
4. Áp dụng đánh giá tính tiện dụng: Chi tiết quá trình áp dụng đánh giá tính tiện dụng trong quá trình thực nghiệm với dự án đã chọn. Đánh giá kết quả thu được.
Bước 3. và bước 4. sẽ được tiến hành song song và xuyên suốt quá trình phát triển phần mềm để đánh giá và đưa ra các điều chỉnh phù hợp sớm nhất có thể cho việc phát triển của ứng dụng về sau, nhằm tránh tối đa các lỗi có thể phát sinh trên hệ thống và giảm chi phí phát triển đến mức tối thiểu mà vẫn đạt được mục tiêu đảm bảo chất lượng phần mềm.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
54 Dưới đây là chi tiết quy trình thực nghiệm.
3.1 Giới thiệu bài toán
3.1.1 Thông tin chung về dự án
Tên dự án: “Phát triển ứng dụng Quản lý lưu trữ và số hóa tài liệu”
Đơn vị thực hiện: Nhóm phát triển ứng dụng web trực thuộc Bộ môn Công nghệ
phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin - Trường Đại học Xây dựng.
Đơn vị đầu tư: Chi cục văn thư lưu trữ Tỉnh Phú Thọ Tổng thời gian thực hiện: 3 tháng.
Thời gian bảo hành/bảo trì: 12 tháng.
3.1.2 Mô tả ứng dụng và môi trƣờng phát triển.
Mục đích của phần mềm này là để Quản lý lưu trữ và số hóa tài liệu, văn bản, hình ảnh theo bài toán nghiệp vụ chuẩn, được hướng dẫn chi tiết trong Công văn Số 283/VTLTNN–NVTW– Bộ Nội Vụ, giúp cho quá trình lưu trữ và tìm kiếm cũng như sử dụng tài liệu được nhanh chóng, chính xác, đồng thời hỗ trợ cho việc thống kê các tài liệu văn bản hiện có, lập báo cáo, xuất file thống kê nhiều định dạng …
Các chức năng chính của chương trình bao gồm: 1. Quản lý lưu trữ:
Quản lý Hồ sơ/Văn bản.
Nhập mục lục Hồ sơ/Văn bản từ tệp excel.
Xuất các thống kê chi tiết Phông/Hộp hồ sơ/Hồ sơ/Văn bản thành file với nhiều định dạng như Word/Excel/PDF.
2. Quản lý danh mục:
Quản lý Cơ quan lưu trữ. Quản lý Phông lưu trữ. Quản lý Hộp hồ sơ.
Quản lý danh mục Loại Văn bản. Quản lý danh mục Thời hạn bảo quản.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
55
Quản lý danh mục Chế độ sử dụng. Quản lý danh mục Tình trạng vật lý. Quản lý danh mục Ngôn ngữ.
Quản lý danh mục Độ mật Quản lý danh mục Độ tin cậy
Quản lý danh mục Loại hình tài liệu. 3. Thống kê báo cáo:
Thống kê danh sách Phông. Thống kê mục lục Hồ sơ. Thống kê mục lục Văn bản. 4. Tìm kiếm:
Tìm kiếm căn bản Hồ sơ/Văn bản
Tìm kiếm nâng cao Phông, Hồ sơ, Văn bản theo nhiều tiêu chí. 5. Các chức năng tài khoản:
Đăng nhập. Đăng xuất. Đổi mật khẩu. 6. Quản trị hệ thống:
Quản lý tài khoản.
Quản lý Nhóm người dùng. Phân quyền.
Cấu hình hệ thống. 7. Hiển thị menu theo phân quyền. 8. Các trang giới thiệu và tin tức khác.
Các chức năng trên đây là các chức năng nghiệp vụ chính của bài toán quản lý lưu trữ tài liệu trên thực tế. Các phần việc này trước đây vẫn được làm một cách thủ công. Sau đó được tin học hóa bằng một ứng dụng web. Tuy nhiên chức năng của ứng dụng web này còn rất sơ sài, giao diện thiết kế theo phong cách cũ, các thành phần hiển thị đều là các thành phần mặc định trên HTML, giao diện cố định và không có chức năng thay đổi hiển thị theo độ phân giải cửa sổ, chất lượng phần mềm còn rất kém chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người dùng, gây khó khăn trong quá trình sử dụng. Thêm nữa qua nghiên cứu sản phẩm này, nhóm phát triển web nhận thấy việc thiết kế
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
56
Database còn rất nhiều hạn chế, gây ra nhiều dữ liệu thừa và dữ liệu rác không đáng có, làm hao phí tài nguyên hệ thống và giảm đáng kế chất lượng của phần mềm.
Do nhận thấy các hạn chế của ứng dụng web cũ, đơn vị đầu tư đã quyết định đầu tư xây dựng một hệ thống hoàn toàn mới, nhưng có hỗ trợ lại các dữ liệu đã có trên hệ thống cũ để không mất chi phí cho việc nhập lại toàn bộ khối dữ liệu khổng lồ đã có. Việc này đặt ra thêm một bài toán về xử lý khối dữ liệu cũ, do sẽ phải lọc khối dữ liệu này để giữ lại chính xác những phần có thể sử dụng được và loại bỏ tối đa các phần dữ liệu dư thừa. Thêm nữa lại phải chuyển đổi dữ liệu cũ sang Database mới. Do đó quá trình thực hiện phân tích và thiết kế ứng dụng mới gặp rất nhiều khó khăn.
Hình 5 dưới đây thể hiện giao diện hoàn toàn mới của hệ thống, khắc phục những hạn chế của sản phẩm cũ và thêm vào các tính năng mới hỗ trợ người dùng một cách đầy đủ và thoải mái hơn trong quá trình sử dụng phần mềm.
Luận văn thạc sỹ Nguyễn Hải Dương – CB130387
57
Một yêu cầu nữa là ứng dụng mới nhất thiết phải tuân theo các quy định được nêu ra trong Công văn hướng dẫn Số 283/VTLTNN – NVTW – Bộ Nội Vụ về quy chuẩn cho các ứng dụng quản lý lưu trữ và số hóa tài liệu sử dụng cho các chi cục văn thư lưu trữ quốc gia. Thêm nữa, người sử dụng phần mềm đều là những người có kinh nghiệm lâu năm trong việc xử lý bài toán nghiệp vụ trên thực tế. Bối cảnh này vừa là thuận lợi nhưng cũng vừa là thách thức cho việc phát triển sản phẩm web đảm bảo chất lượng cho người dùng.
3.1.3 Tiêu chuẩn ứng dụng theo Công văn Số 283/VTLTNN-NVTW-Bộ Nội Vụ
Công văn Số 283/VTLTNN-NVTW-Bộ Nội Vụ là Công văn hướng dẫn chỉnh lý tài liệu hành chính được phát hàng bởi Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Bộ Nội