Tổng kết chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật lưu lượng thích ứng trong mạng MPLS (Trang 69 - 72)

Trong chƣơng 3, đã tập trung vào việc mô phỏng 4 cơ chế bảo vệ, khôi phục đƣờng trong MPLS bao gồm các cơ chế Makam, Haskin, Shortest-Dynamic, Simple- Dynamic. Đồng thời qua kết quả mô phỏng đƣa ra một số nhận xét, đánh giá và so sánh

70

về đặc điểm của các mô hình này trong phần lý thuyết chƣơng 2 của đồ án.

Cơ chế Makam có ƣu điểm là chỉ cần một đƣờng dự phòng cho một tập hợp các đƣờng làm việc. Nhƣợc điểm của Makam là sự tốn kém tài nguyên do cần thiết lập tài nguyên dự phòng và tỷ lệ mất gói khá cao do phải truyền tín hiệu FIS ngƣợc lại router ngõ vào. Tỷ lệ mất gói phụ thuộc vào độ phức tạp của mạng. Do đó, cơ chế Makam sẽ không thích hợp với các dịch vụ có tính chất nhạy cảm với mất gói.

Cơ chế Haskin hầu nhƣ không còn tỷ lệ mất gói do sử dụng đƣờng dự phòng đảo cho đƣờng làm việc. Tuy nhiên nhƣợc điểm của nó lại là sự chiếm giữ tài nguyên có sẵn và độ trễ toàn trình cao. Do đó Haskin sẽ không thích hợp với các dịch vụ nhạy cảm với trễ nhƣ các ứng dụng thời gian thực.

Cơ chế Shortest-Dynamic và Simple-Dynamic có ƣu điểm là tận dụng đƣợc tối đa tài nguyên mạng sẵn có do không phải thiết lập tài nguyên dự phòng. Tuy nhiên cũng chính vì đó, khi xảy ra sự cố thời gian hội tụ là khá lớn. Tỷ lệ mất gói cũng từ đó mà cao hơn. Do vậy, 2 cơ chế này sẽ thích hợp với hệ thống mạng có tính chất ổn định cao hoặc khan hiếm về mặt tài nguyên.

Nhƣ vậy qua việc mô phỏng chúng ta đã biết rõ đƣợc các ƣu, nhƣợc điểm của từng cơ chế. Các nhà điều hành mạng qua đó có thể quyết định sử dụng các cơ chế bảo vệ và khôi phục hợp lý cho tình trạng, tính chất mạng của mình.

Các công việc đã hoàn thành trong chƣơng 3 nhƣ sau:

 Mô phỏng hoạt động của 4 cơ chế bảo vệ, khôi phục đƣờng: Makam, Haskin, Shortest-Dynamic, Simple-Dynamic trong điều kiện liên kết gặp sự cố đứt đƣờng truyền.

 Khảo sát và đánh giá hiệu năng của 4 mô hình bảo vệ, khôi phục

o Khảo sát và vẽ đồ thị thông lƣợng theo thời gian của lƣu lƣợng

o Khảo sát tỷ lệ mất gói trong thời gian hội tụ của từng mô hình

o Khảo sát thời gian ngƣng dịch vụ của từng mô hình

 Đƣa ra các đánh giá, so sánh và phân tích định lƣợng kết quả mô phỏng tổng hợp của cả 4 mô hình bảo vệ, khôi phục.

71

KẾT LUẬN

Luận văn đã đề cập về nguyên lý hoạt động và các thành phần cũng nhƣ kiến trúc các công nghệ MPLS. Qua đó đi sâu vào của các mô hình bảo vệ, khôi phục đƣờng trong MPLS. Đồ án đã tập trung nghiên cứu cơ chế và nguyên lý hoạt động của 4 mô hình bảo vệ, khôi phục đƣờng trong MPLS bao gồm các mô hình Makam, Haskin, Shortest-Dynamic, Simple-Dynamic. Học viên đã đƣa ra một số nhận xét, đánh giá và so sánh về hiệu năng trong phần lý thuyết chƣơng 2 của luận văn, và trong chƣơng 3 học viên đã tiến hành thực hiện mô phỏng và khảo sát 4 mô hình bảo vệ, khôi phục đƣờng Makam, Haskin, Shortest-Dynamic, Simple-Dynamic nhằm mục đích kiểm nghiệm lại các kết luận đã rút ra ở chƣơng 2.

Các nhận xét đánh giá từng mô hình bảo vệ, khôi phục đƣờng đƣợc xem xét theo các tham số nhƣ: tỷ lệ mất gói, thời gian ngừng dịch vụ, thời gian trễ trung binh. Sau khi có đƣợc các đánh giá về hiệu năng của từng mô hình bảo vệ, khôi phục, luận văn cũng phân tích việc áp dụng từng mô hình trong từng tình huống cụ thể khác nhau. Một số hƣớng nghiên cứu và phát triển cho đồ án tốt nghiệp trong tƣơng lai có thể là:

 Nghiên cứu, mô phỏng và khảo sát các mô hình bảo vệ, khôi phục đƣờng hiện tại nhƣng dựa trên nền giao thức RSVP-TE thay vì CR-LDP nhƣ trong đồ án đã thực hiện. Mặc dù giao thức CR-LDP có nhiều ƣu điểm hơn giao thức RSVP- TE nhƣng hiện nay giao thức RSVP-TE đang ngày một đƣợc sử dụng nhiều hơn trong các hệ thống triển khai thực tế.

 Nghiên cứu cải tiến các thuật toán cân bằng tải thích ứng nhƣ thuật toán Riikka Susitaival. Trong luận văn do vấn đề thời gian, học viên mới chỉ đề cập đến cơ sở lý thuyết của thuật toán này.

Một lần nữa, em xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hƣớng dẫn, TS. Ngô Vũ Đức, thầy đã tận tình định hƣớng phƣơng pháp tiếp cận, nghiên cứu khoa học, hƣớng dẫn các vấn đề chuyên môn cho em.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] A. Elwalid, C. Jin, S. Low and I. Widjaja, MATE: MPLS Adaptive Traffic Engineering, INFOCOM 2001, pp. 1300 – 1309

[2] Riikka Susitaival, Adaptive Traffic Engineering in MPLS and OSPF, Helsinki University of Technology, November 3, 2004

[3] Student Book, Cisco Press 2001: MPLS Traffic Engineering Technology [4] Luc De Ghein, “MPLS Fundamentals”, Cisco Press, 2007.

[5] Hoàng Trọng Minh, “Giáo trình công nghệ chuyển mạch MPLS”.

[6] [NAM04] Đ.G.NAM, “Điều khiển tắc nghẽn mạng MPLS, Cơ chế FATE và FATE+”, Luận văn Cao học, 7/2004.

[7] Jean Louis Rougier, “Routing in MPLS and GMPLS networks”

[8] [FEL00] Felicia Marie Holness, “Congestion Control Mechanism within MPLS Networks”, PhD Thesis, Uni of London, UK, Sept. 2000.

[9] Riikka Susitalval, “Traffic Engineering in the Internet: From Traffic Characterization to Load Balancing and Peer-to-Peer File Sharing”, PhD Thesis, Helsinki University of Technology Networking Laboratory, 2007

[10] Nguồn Internet: http://cisco.com http://ciscopress.com http://nsnam.isi.edu/nsnam/ https://en.wikipedia.org/ www.google.com

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật lưu lượng thích ứng trong mạng MPLS (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)