4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5.2 Tình hình bệnh hạ
Một số bệnh gây hại quan trọng đối với dưa chuột như bệnh sương mai (Pseudopernospora cubensis), có thể làm giảm sản lượng quả thương phẩm từ 10 - 50%; bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum) có thể gây hại tới 30 - 50%, bệnh virus (CMV). Ngày nay, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ của con người và vật nuôi là xu thế ưu tiên của nông
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 60
nghiệp thế giới thế kỷ XXI. Trong số các loại rau trồng hiện nay, dưa chuột là một trong các cây rau ăn quả chiếm diện tích và năng suất cao trên thế giới và châu Á. Sản phẩm sử dụng của dưa chuột là quả non, một phần sử dụng cho ăn tươi trong nước và phần lớn (khoảng trên 65% tổng sản lượng sản xuất) sử dụng cho chế biến với nhiều thị trường khó tính như Mỹ, các nước châu Âu nên càng đòi hỏi khắt khe về mức độ an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, chọn giống chống chịu bệnh hiện nay đang được nhiều nhà khoa học quan tâm, đây cũng là một dạng chủ yếu của biện pháp phòng trừ sinh học. Khả năng kháng bệnh của giống là giải pháp ít tốn kém nhất và phương pháp lý tưởng để quản lý bệnh hại khi đã duy trì được năng suất cũng như chất lượng của giống. Sử dụng giống chống chịu bệnh có nhiều ưu điểm hơn so với biện pháp phòng trừ hóa học: giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, giảm liều lượng thuốc hóa học cần thiết; an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng; giảm ô nhiễm môi trường.
Bảng 4.15. Tình hình nhiễm bệnh của các tổ hợp chuột trong vụ xuân hè năm 2011 TT Tổ hợp Bệnh sương mai (0-5 mức) Bệnh phấn trắng (0-5 mức) Tỷ lệ cây bị bệnh vius (%) 1 CP1 2 1 0 2 CP2 1 2 0 3 CP3 2 1 0 4 CP4 0 0 0 5 CP5 1 0 0 6 CP6 1 1 0 7 CP7 0 0 0 8 CP8 1 0 0 9 CP9 1 1 0 10 CV5(Đ/C) 1 1 0
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 61
Bảng 4.16. Tình hình nhiễm bệnh của các tổ hợp chuột trong vụ Đông năm 2011 TT Tổ hợp Bênh sương mai (0-5 mức) Bệnh phấn trắng (0-5 mức) Tỷ lệ cây bị bệnh vius (%) 1 CP1 2 2 10 2 CP2 2 1 20 3 CP3 2 1 10 4 CP4 0 1 0 5 CP5 1 1 0 6 CP6 1 1 0 7 CP7 0 0 0 8 CP8 1 0 0 9 CP9 0 1 0 10 CV5(Đ/C) 1 0 0
Bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum): Bệnh thường xuất hiện trong vụ xuân và giữa vụ đông trong điều kiện độ ẩm không khí cao vì vậy trong vụ xuân hè các giống dưa chuột thường bị nhiễm bệnh này. Mặc dù thí nghiệm đã được làm vệ sinh sạch sẽ song vụ xuân hè và cuối vụ đông 2011có nhiệt độ thấp, ẩm độ không khí cao kéo dài nên một số tổ hợp dưa chuột bị nhiễm bệnh phấn trắng nhẹ. Qua bảng 4.15 và 4.16 ta thấy tổ hợp lai CP1, CP2 có mức độ bị nhiễm bệnh nhẹ đến trung bình, giống CP4, CP5, CP7,CP8 không bị nhiễm trong vụ xuân hè, vụ đông thì nhiễm nhẹ.Thời gian xuất hiện bệnh ngay từ khi cây có 8 lá thật tức là thời điểm sau trồng 20 – 24 ngày. Bệnh có gây ảnh hưởng đến năng suất nhưng do xử lý kịp thời nên thiệt hại không đáng kể.
Bệnh sương mai (nấm Pseudoperonospora cubensis): vết bệnh hình đa giác có góc cạnh rất rõ, vết bệnh lúc già rất dòn, dễ vỡ.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 62
Là một bệnh nguy hiểm đối với họ bầu bí nói chung và dưa chuột nói riêng, không chỉ ở những vùng trồng dưa ở nước ta mà còn phổ biến ở nhiều vùng trồng dưa trên thế giới. Bệnh thường xuất hiện và kéo dài trong điều kiện nhiệt độ thấp và ẩm độ cao kéo dài. Mức độ bị nhiễm bệnh sương mai được chia thành các mức sau: Không bị (mức 0), bị nhẹ (mức 1), bị trung bình (mức 2), bị nặng (mức 3), bị rất nặng (mức 4). Mức độ nhiễm bệnh bệnh sương mai của các giống dưa chuột tham gia thí nghiệm từ không nhiễm tới nhiễm ở mức trung bình. Đặc biệt giống CP4 và CP7 không bị nhiễm bệnh sương mai ở cả hai thời vụ xuân hè và đông năm 2011. Giống bị nhiễm trung bình là CP1 và CP2.
Bệnh virus (Cucumber Mosaic virus): qua bảng 4.15 cho ta thấy trong vụ xuân thì không tổ hợp nào bị nhiễm bệnh virus trong khi đó vụ Đông, các tổ hợp CP2, CP3, CP1 bị nhiễm virus ở mức trung bình, các tổ hợp khác không bị nhiễm.