NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu So sánh một số tổ hợp dưa chuột lai f1 ăn tươi có triển vọng trồng trong vụ xuân hè và vụ đông 2011 tại gia lâm, hà nội (Trang 42 - 46)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Nội dung nghiên cứu

3.1.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của các tổ hợp dưa chuột lai F1có triển vọng trong vụ xuân năm 2011. các tổ hợp dưa chuột lai F1có triển vọng trong vụ xuân năm 2011.

3.1.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của các tổ hợp dưa chuột lai F1 có triển vọng trong vụ đông 2011. các tổ hợp dưa chuột lai F1 có triển vọng trong vụ đông 2011.

3.2 Vật liệu và địa điểm nghiên cứu

Vật liệu thí nghiệm là các tổ hợp lai F1 có triển vọng được các nhà nghiên cứu tại Viện NC Rau quả lai tạo ra trong kết quả nghiên cứu của đề tài chọn tạo giống dưa chuột trong giai đoạn từ 2006-2010. Trong kết quả nghiên cứu các nhà khoa học của Viện Nghiên cứu Rau quả đã tạo ra được rất nhiều dòng tự phối dưa chuột, khi lai luân giao để đánh giá khả năng kết hợp riêng chúng tôi thu được nhiều tổ hợp lai, trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành với 9 tổ hợp: CP1, CP2, CP3, CP4, CP5, CP6, CP7, CP8, CP9. Giống đối chứng là giống CV5.

- Địa điểm thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí tại khu thí nghiệm bộ môn Rau và cây gia vị - Viện Nghiên cứu Rau quả. Nền đất thí nghiệm là đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầu đủ (RCBD) với ba lần nhắc lại. ngẫu nhiên đầu đủ (RCBD) với ba lần nhắc lại.

Diện tích thí nghiệm: 225 m2 Diện tích ô thí nghiệm: 7,5 m2 Diện tích bảo vệ: 81 m2

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 35

Số cây trên ô là 24 cây/ô, số cây theo dõi là 10 cây/ô

Theo quy trình theo dõi thí nghiệm của Trung tâm nghiên Rau Thế giới (AVRDC)

a. Thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng (ngày)

- Thời gian gieo đến mọc (ngày): 50% số cây mọc - Thời gian mọc đến trồng

- Thời gian từ mọc đến thu quả đầu: thu quả đợt đầu

- Thời gian cho thu hoạch: tổng thời gian từ khi bắt đầu thu hoạch đến kết thúc thu

- Tổng thời gian sinh trưởng.

b. Đặc điểm hình thái và cấu trúc cây

- Chiều cao cây (cm): đo khi kết thúc vụ - Số lá/thân chính (lá): đếm số lá lúc cuối vụ

- Số nhánh cấp 1 (nhánh): đếm số nhánh vào cuối vụ - Màu sắc lá: đánh giá màu sắc sau thu hoạch đợt 1 - Màu sắc quả: đánh giá màu quả ở thu đợt 2

- Màu sắc gai: đánh giá ở thu quả đơt 2

c. Tình hình bệnh hại

- Mức độ nhiễm bệnh sương mai (Pseudoperonospora cubensis Ber and Curt) (mức)

- Mức độ nhiễm bệnh phấn trắng (Eryshiphe cichoracearum DC) (mức) - Tỉ lệ bện virus (%) (CMV)

Theo dõi mức độ nhiễm bệnh sương mai và phấn trắng bằng cách cho điểm theo hướng dẫn của Trung tâm Rau thế giới (AVRDC)

- 0: Không có triệu chứng

- 1: Nhẹ - Triệu chứng đầu tiên đến 19% diện tích lá bị nhiễm - 2: Trung bình 20 - 39% diện tích lá bị nhiễm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 36

- 4: Rất nặng 60 - 79% diện tích lá bị nhiễm - 5: Nghiêm trọng > 80% diện tích lá bị nhiễm

- Theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh do virus bằng cách tính % số cây bị hại: Số cây bị hại/ô

Tỷ lệ bệnh = --- x100 (%) Tổng số cây/ô

d. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất

- Khối lượng trung bình quả (g): cân tính trung bình khối lượng quả ở đợt thu hoạch 1 và 2.

- Số quả TB/cây (quả): đếm số quả trung bình trên cây - Năng suất cá thể (g)

Năng suất cá thể (kg) =(Số quả trung bình/cây x Khối lượng trung bình quả)/1000

- Năng suất ô (kg): tổng năng suất thực thu trên ô - Năng suất lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất lý thuyết = (Năng suất cá thể x Số cây/ha)/1000 - Năng suất thực thu (tấn/ha)

Năng suất ô x 10000 Năng suất thực thu = --- Diện tích ô

e. Các chỉ tiêu về quả: tiến hành đo chỉ tiêu quả ở đợt thu quả thứ 2 và thứ 3

- Dày thịt quả (cm) - Chiều dài quả (cm) - Đường kính quả (cm)

f. Phân tích một số chỉ tiêu sinh hóa:

- Vitamin C: mg – bằng phương pháp Tilman

- Hàm lượng chất khô: %, sấy đến khối lượng không đổi - Đường tổng số: mg – phương pháp Bertrand

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 37

g. Phương pháp xử lý số liệu

- Số liệu thí nghiệm xử lý theo chương trình SAS 9.0

3.3.2 Kỹ thuật trồng trọt: theo qui trình kỹ thuật của Viện nghiên cứu Rau quả quả

Thời vụ gieo trồng:

+ Vụ Xuân hè: ngày trồng 9 tháng 3 năm 2011 + Vụ Đông: ngày trồng 8 tháng 10 năm 2011

Ngày trồng: 9/3/2011

Vườn ươm: Hạt giống được ngâm ủ cho nứt nanh rồi đem gieo vào khay bầu để trong nhà lưới. Khi cây con có lá thật thì đem vào trồng. Làm đất: Đất được làm kỹ lên luống rộng (cả rãnh) 1,5m

Khoảng cách trồng: cây cách cây 40cm

• Hàng cách hàng 70cm

Mật độ 33.000 cây/ha. Phân bón cho 1 ha cần:

20 tấn phân chuống + 150kg N + 160kg P205 + 150 kg K20 Chăm sóc: xới xáo, làm cỏ, bón thúc, tưới, làm giàn, tia bỏ lá già Phòng trừ sâu bệnh định kỳ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 38

Một phần của tài liệu So sánh một số tổ hợp dưa chuột lai f1 ăn tươi có triển vọng trồng trong vụ xuân hè và vụ đông 2011 tại gia lâm, hà nội (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)