Số nhánh cấ p

Một phần của tài liệu So sánh một số tổ hợp dưa chuột lai f1 ăn tươi có triển vọng trồng trong vụ xuân hè và vụ đông 2011 tại gia lâm, hà nội (Trang 53)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3Số nhánh cấ p

Mức độ phân nhánh được đánh giá bởi khả năng ra nhánh của cây. Có giống có khả năng phân nhánh rất mạnh, có giống phân nhánh thấp. Trên cùng một cây ở các vị trí khác nhau khả năng phân nhánh của chúng cũng khác nhau. Những nhánh ở vị trí thấp thường có khả năng sinh trưởng phát triển mạnh hơn những nhánh ở vị trí cao hơn. Đặc biệt những nhánh này cho quả và góp phần qua trọng trong việc nâng cao năng suất của giống.

Sự phân nhánh của cây phụ thuộc lớn đến đặc tính di truyền của giống, yếu tố khí hậu và điều kiện chăm sóc. Sự có mặt của các nhánh có thể ảnh hưởng đến mật độ của cây trên đơn vị diện tích canh tác do nếu cây phân nhánh mạnh mà trồng với mật độ dày sẽ làm cho cây bị che bóng, giảm khả năng quang hợp, mặt khác có thể làm giảm mẫu mã, quả xấu đi, trong khi quả lại ra chủ yếu trên thân chính nên trong kỹ thuật người ta thường tỉa bớt các nhánh để lại 1 – 2 cành cấp 1.

Để đánh giá mức độ phân nhánh của các dòng chúng tôi theo dõi khả năng xuất hiện cành cấp I/cây. Kết quả bảng 4.3 và 4.4 cho thấy khả năng phân nhánh của các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm có sự biến động khá lớn, số nhánh ở vụ xuân hè cao hơn vụ trong vụ đông, cụ thể số nhánh cấp I của các tổ hợp dưa chuột dao động từ 3,1 – 6,7 nhánh/cây trong vụ xuân hè, 3,0- 6,2 nhánh/ cây trong vụ đông. Tổ hợp lai phân nhánh mạnh hơn cả là CP6 với 6,7 nhánh/cây trong v ụ xuân hè và 6,2 trong vụ đông, và thấp nhất là CP2 3,1 nhánh/ cây trong vụ xuân hè và 3,0 nhánh trong vụ đông, trong khi đối chứng CV5 là 4,0nhánh/ cây trong vụ xuân hè và 4,0 trong vụ đông.

Một phần của tài liệu So sánh một số tổ hợp dưa chuột lai f1 ăn tươi có triển vọng trồng trong vụ xuân hè và vụ đông 2011 tại gia lâm, hà nội (Trang 53)