Tình hình nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột ở trong nước

Một phần của tài liệu So sánh một số tổ hợp dưa chuột lai f1 ăn tươi có triển vọng trồng trong vụ xuân hè và vụ đông 2011 tại gia lâm, hà nội (Trang 38 - 42)

Đối với điều kiện sản xuất hiện nay của Việt Nam, chủ yếu dưa chuột được canh tác ngoài đồng, do vậy công tác chọn giống dưa chuột ở Việt Nam tập trung chọn giống cho ăn tươi và chế biến công nghiệp theo hướng năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt, phù hợp trồng cả vụ đông, vụ xuân ở miền Bắc và trồng được quanh năm ở miền Nam.

Kết quả nghiên cứu về chọn tạo giống dưa chuột trong nước còn rất khiêm tốn, từ những năm thập kỷ 90 trở về trước, phương thức chủ yếu là nhập nội các giống thụ phấn tự do và tuyển chọn những giống thích ứng đưa ra sản xuất. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học đã bắt đầu quan tâm đến công tác chọn tạo giống ưu thế lai đối với cây dưa chuột và bước đầu đã có một số thành công nhất định.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 31

Trong thời gian 1993 - 1995, Trần Khắc Thi và Nguyễn Công Hoan đã tiến hành thí nghiệm đánh giá tính thích ứng của một số giống dưa chuột quả nhỏ, bao tử của công ty Kogal (Hà Lan). Kết quả đã xác định được giống lai F1 Marinda sinh trưởng phù hợp với điều kiện miền Bắc, có thời gian sinh trưởng ngắn (55-80 ngày), ra hoa sớm, gai trắng, tạo vỏ sần, màu xanh đậm, không bị đắng, chống bệnh virus và sương mai khá. Giống dưa chuột này sinh trưởng khá ổn định trong điều kiện miền Bắc Việt Nam trên 10 năm nay.

Cùng với việc đánh giá các giống dưa chuột nhập nội, công tác nghiên cứu và chọn tạo giống trong nước cũng đã đạt được các thành tựu đáng kể.

Tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, từ năm 1974, Trần Khắc Thi (1981) [14] đã tiến hành lai giống dưa chuột có nguồn gốc từ Nhật Bản có tên Nau Fuximari (giống mẹ) với giống Quế Võ, giống dưa chuột địa phương của Việt Nam (giống bố), con lai này được lai lại với giống Nau Fuxirami, sau đó chọn lọc cá thể đến đời F8 (năm 1980) đã chọn ra được một giống dưa chuột Hữu Nghị đáp ứng được nhu cầu sản xuất thời kỳ đó.

Từ tổ hợp lai HN-1 x CPL 572, Vũ Tuyên Hoàng và cs đã áp dụng phương pháp chọn dòng của Guliaev, kết hợp với phương pháp thụ phấn đồng dạng, sau 4 năm nghiên cứu, năm 1993 đã chọn ra được giống H1. Giống có thời gian sinh trưởng 90 - 100 ngày, đạt năng suất 25 - 30 tấn/ha; quả dài 18 - 20cm, đường kính quả 3,5 - 4,0 cm, quả có màu xanh sáng, sử dụng cho ăn tươi và chế biến. Giống này có ưu điểm hạt ít bị bong khi chế biến và tỷ lệ quả biến vàng sau thu hoạch thấp (Trần Khắc Thi và Vũ Tuyên Hoàng, 1979; Vũ Tuyên Hoàng và cs., l995) [13], [5].

Từ tổ hợp TL1 x C95, nhóm tác giả Vũ Tuyên Hoàng và cộng sự (1998) đã tạo được giống dưa chuột lai F1 PC1 có đặc điểm thích hợp cho chế biến, chịu bảo quản, đặc biệt có thể thu quả non như dưa bao tử. Từ cặp lai DL15 x CP1583, tác giả Vũ Tuyên Hoàng và Vũ Thị Dung đã chọn tạo thành công giống dưa chuột F1 Sao xanh 1 rất phù hợp cho ăn tươi, trộn xa lát hoặc

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 32

xuất khẩu tươi, thích hợp trồng hai vụ xuân và đông. Giống có thời gian sinh trưởng 85 - 95 ngày, thời gian cho thu hoạch dài 45 - 50 ngày, năng suất từ 35 - 40 tấn/ha. Đặc biệt, giống Sao xanh 1 có khả năng chống chịu khá với bệnh sương mai, phấn trắng, héo xanh vi khuẩn và bệnh virus (Vũ Tuyên Hoàng và cs., 1999, “Giống dưa chuột sao xanh”, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Số 55).

Trong một nghiên cứu khác, từ tổ hợp DL7 x TL15, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai PC4. Giống có đặc điểm: chín sớm, cho thu hoạch quả kéo dài từ 40 - 45 ngày, tổng thời gian sinh trưởng từ 85 - 90 ngày. Quả có dạng hình đẹp, màu xanh đậm, gai quả đen, kích cỡ quả 20 – 24 cm x 2,8 - 3,0 cm, độ dày thịt quả 1,22cm, ăn giòn, phù hợp cho ăn tươi và chế biến muối mặn. Năng suất có thể đạt từ 1,34 - 1,54 kg/cây (khoảng 47,54 tấn/ha) với số lượng quả trung bình/cây đạt 6,5 quả (vụ thu đông) và 7,2 quả (vụ xuân hè), khối lượng trung bình quả đạt 200 - 220 gam. Đây là giống có thể trồng cả trong 2 vụ thu đông và xuân hè (Đào Xuân Thảng và cs., (2005) [11]

Trong giai đoạn 2000 - 2010, Viện Nghiên cứu Rau quả đã chọn tạo thành công hai giống dưa chuột F1 ăn tươi CV5 và CV11, đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là các giống chính thức và giống cho sản xuất thử, hiện đang phát triển rộng trong sản xuất (Trần Khắc Thi và cs, 2005) [30]. Đối với công tác chọn tạo giống dưa chuột lai F1, nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu là rất quan trọng. Từ tập đoàn 55 mẫu giống được thu thập có định hướng phục vụ chế biến từ nguồn địa phương trong nước cũng như nhập nội, các tác giả Trần Khắc Thi và Ngô Thị Hạnh (2006) [21] đã phân loại mẫu giống theo đặc điểm sản phẩm sử dụng như: dạng muối chua gồm quả bao tử, quả nhỏ; quả muối mặn. Ngoài ra, các tác giả còn phân theo đặc điểm sinh trưởng, đặc điểm ra hoa và khả năng chống chịu sâu bệnh của các mẫu giống. Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu dưa chuột đơn tính cái phục vụ chọn giống dưa chuột ưu thế lai, Viện Nghiên cứu Rau quả đã tạo 17 dòng dưa chuột đơn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 33

tính cái (Gynoecious) ổn định về khả năng sinh trưởng và thể hiện giới tính (Nguyễn Hồng Minh và cs., 2010) [10]. Dựa trên các kết quả nghiên cứu tạo dòng tự phối dưa chuột, các tác giả đã chọn tạo thành công giống dưa chuột lai F1 quả dài CV29 từ tổ hợp lai D1/DK1 và hai giống dưa chuột quả nhỏ phục vụ chế biến CV209 -1 (ND3-2-5 x NA4-1-2) và CV209-2 (NB1-3-2 x NC5-2-3). Hai giống dưa chuột CV29 và CV209 đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống sản xuất thử tháng 3 năm 2010 (Ngô Thị Hạnh và cs., 2009) [3]; (Phạm Mỹ Linh và cs., 2009) [8].

Theo hướng phục tráng giống, trong thời gian 2000 - 2003, Viện Nghiên cứu Rau quả đã phục tráng được giống Phú Thịnh, đây là giống dưa chuột địa phương chủ lực trồng cho chế biến đóng lọ và rất phổ biến tại các vùng nguyên liệu phục vụ chế biến như Hưng Yên, Hà Nam…. Giống dưa chuột Phú Thịnh đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2004 (Phạm Mỹ Linh và cs., 2005) [7].

Hiện nay rất nhiều giống dưa chuột lai F1 được nhập vào nước ta và đã được xác định phù hợp với các điều kiện sinh thái vùng trồng như: giống 266 được nhập từ Đài Loan, có khả năng sinh trưởng khỏe, thời gian sinh trưởng từ 84 - 85 ngày, sai quả (17 - 19 quả/cây), khối lượng quả 124 - 125 gam, năng suất trung bình đạt 65 - 70 tấn/ha. Chất lượng quả tốt, giòn, thơm, có thể dùng để ăn tươi, trộn xa lát và chế biến muối mặn. Giống thích hợp trồng trong cả hai thời vụ đông và xuân (Tạ Thu Cúc, 2007) [2]; (Đoàn Ngọc Lân, 2004) [6].

Các công ty giống Đông Tây, Hoa Sen, Trang Nông, Công ty Giống cây trồng miền Nam đã nhập nội và khảo nghiệm nhiều giống dưa chuột ưu thế lai khác nhau từ nhiều nước trên thế giới và kết luận các giống F1 Happy 14, DN-3, DN-6 có nguồn gốc từ Đài Loan cho năng suất và chất lượng cao (Phạm Mỹ Linh, 2010) [9].

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp……….. 34

Một phần của tài liệu So sánh một số tổ hợp dưa chuột lai f1 ăn tươi có triển vọng trồng trong vụ xuân hè và vụ đông 2011 tại gia lâm, hà nội (Trang 38 - 42)