Khoáng sản phi kim loạ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo TẠI thành phố Lạng Sơn (Trang 47 - 49)

Khoáng sản phi kim loại gồm đá vôi, sét cao lanh, sét phong hoá, đá xẻ, cuội, sỏi..,

Đá vôi: Là khoáng sản phi kim loại nổi bật có vai trò to lớn trong vùng đá vôi, đã và đang được khai thác sử dụng, đá vôi chủ yếu thuộc hệ tầng Bắc Sơn sau đó là hệ tầng Đồng Đăng và hệ tầng Kỳ Cùng.

Đá vôi hệ tầng Bắc Sơn: Đây là đá vôi chất lượng tốt hàm lượng CaO trên dưới 40%, trữ lượng lớn phần lộ cơ bản ở Tam Thanh, Nhị Thanh, là danh lam không được phép khai thác. Tuy nhiên trữ lượng ở một số nơi cũng đáp ứng được nhu cầu sản xuất xi măng ở đây với sản lượng 6 vạn tấn/ năm.

Đá vôi hệ tầng Đồng Đăng: có nhiều ở Phai Lỗi – Quán Lóng. Đá vôi ở đây có chất lượng quá cao, CaO 40% đáp ứng nhu cầu sản xuất xi măng, nung vôi, dải đường, trữ lượng hàng triệu tấn.

Đá vôi hệ tầng Kỳ Cùng: Phân bố chủ yếu ở phía tây vùng nghiên cứu và ở nà Chuông, đá vôi lẫn nhiều sét chất lượng không cao phân lớp mỏng, ít có giá trị công nghiệp.

Sét: Sét trong vùng có hai nguồn gốc chính là sét phong hoá và sét trầm tích. - Sét phong hoá: có giá trị nhất là sét kết, bột kết của hệ tầng Nà Khuất, các khu khai thác sét loại này gặp nhiều ở phía đông Công ty Hợp Thành gần cầu Nấ trên đường đi Lộc Bình, sét dẻo mịn đáp ứng nhu cầu làm gạch ngói, bên cạnh đó còn có sét phong hoá từ ryolit tạo thành caolin phụ gia cho công nghiệp sản xuất ximăng tuy nhiên loại sét này có chất lượng kém hơn, trữ lượng không lớn.

- Sét trầm tích: Có giá trị kinh tế lớn nhất nằm trong hệ tầng Na Dương, phân bố xung quanh khu vực nhà máy Hợp Thành. Sét ở đây màu trắng phớt vàng loang lổ, dẻo mịn dùng làm sản xuất gạch ngói khá tốt, đôI chỗ có thể sử dụng để sản xuất đồ gốm sứ. Trữ lượng của loại sét này tương đối lớn đáp ứng nhu cầu khai thác và sử dụng có giá trị kinh tế cao.

- Sỏi, cuội, cát: Vật liệu trầm tích tìm thấy dọc sông Kỳ Cùng, suối Kiket và suối Na Sa, thành phần cơ bản là thạch anh chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu khai

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo TẠI thành phố Lạng Sơn (Trang 47 - 49)