Các thành tạo Đệ Tứ phân bố rộng rãi trong vùng nghiên cứu gồm trầm tích, sườn tích, bồi tích ven sông Kỳ Cùng. Các thành tạo này bao gồm cát pha, cuội, sỏi, dăm, sạn là vật liệu bở rời chưa gắn kết. Chiều dày của các thành tạo này từ 10cm đến vài chục cm.
Trong vùng nghiên cứu chưa phát triển tầng cát, sạn, cuội, sỏi thuần khiết có tuổi Đệ Tứ có khả năng cấp nước ngầm tốt.Nước mưa với hàm lượng nhỏ trong tầng chủ yếu là nước thấm, nước không màu, không mùi cùng nhiều nước trong tầng dễ bị nhiễm bẩn.
2. Tầng chứa nước trong hệ tầng Na Dương
Các trầm tích hệ tầng Na Dương phân bố dọc thung lũng Na Sa với chiều rộng từ 100-300m, kéo dài hơn 4km. Các đá gồm sạn kết, cát kết, sạn cát kết, bột kết có lẫn vật chất thải, ở dạng thấu kính, dạng tuổi Neogen.
Trong thành phần trầm tích trên rất giày sét cao lanh do phong hoá từ Felpat, nên chúng lấp đầy các lỗ hổng làm nước ngầm rất khó lưu thông lượng nước trong tầng này nhỏ. Nước thuộc dạng khe nứt, nước thấm rỉ lưu lượng từ 0,01-0,07lit/s. Nước không màu, không mùi, không vị thuộc loại CloruaNatri, Clorua Canxi.
3. Tầng chứa nước trong các thành tạo hệ tầng Tam Danh và Tam Lung
Các thành tạo cảu hệ tầng Tam Danh và Tam Lung phân bố ở phía Tây Bắc vùng nghiên cứu chủ yếu thuộc xã Hoàng Đồng.
Các đá cuội, sạn kết, cát kết, bột kết, ryolit, andezit, varyolit, bazan.Địa hình bao gồm các đá nói trên có độ cao tương đối lớn so với vùng. Nước dưới đất là nước khe nứt, nước trong đứt gãy, nước trong lỗ hổng của các đá cát kết, sạn kết, cuội kết.Nước trong tầng phong hoá cũng có giá trị nhất định.Trong nước dưới đất thuộc hai phân vị nói trên có chứa nhiều sắt, canxi, silic tùy thuộc vào môi tường khu vực tàng trữ và lưu thông nước dưới đất.
4. Phức hệ chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Mẫu Sơn và hệ tầng NàKhuất. Khuất.
Phức hệ chứa nước này nằm ở Đông Bắc và Đông Nam của vùng nghiên cứu. Do đặc điểm thuỷ văn của các đá trong hệ tầng nói trên mà có thể phân ra hai hệ tầng chứa nước như sau:
a. Tầng chứa nước trong các trầm tích vụn thô trong hệ tầng Mẫu Sơn
Trong vùng nghiên cứu tầng chứa nước chủ yếu phân bố ở phía ĐB thành phần chủ yếu của hệ tầng gồm dăm kết, sạn kết, sạn kết, cát kết, bột kết, sét kết có màu sặc sỡ. Chiều dày của hệ tầng có màu sặc sỡ dày từ 300-400m, trong các cấu tạo đơn nghiêng. Mức nếp lòm hoặc như ở Bản Cằm và ĐN Bản Đông. Trong tầng đá phát triển một số đứt gãy, khe nứt phương TB-ĐN, ĐN-TN, các đá ở đây có lỗ hổng khá lớn chiều dày trung bình nên có khả năng thấm và giữ nước tốt. Có độ pH=5,5-6,0 nước có chất lượng tốt dùng cho sinh hoạt. Tuy nhiên do trầm tích nằm tương đối cao nên khả năng cấp nước bị hạn chế.
b. Tầng chứa nước trong các trầm tích hệ tầng Nà Khuất
Các thành tạo của hệ tầng này phân bố ở hai dải phía ĐB từ Phai Luông tới Na Sa và ở phía nam thung lũng Nà Chuông. Các đá chủ yếu là bột kết, sét kết, cát kết hạt mịn cơ cấu tạo phân lớp từ 10-60cm. Trong các đá phát triển một số đứt gãy phương TB-ĐN, ĐB-TN quy mô nhỏ và trung bình. Đá chiếm nhiều lớp như Felpat đã phong hoá thành cao lanh do các lỗ hổng và khe nứt do đó hạn chế khả năng lưu thông nước ngầm. Nước thuộc loại khe nứt, nước thấm rỉ, lưu lượng nhỏ.
5. Phức hệ chứa nước trong hệ tầng Khôn Làng
Các đá chủ yếu phân bố ở phía TB, TN phía Đông vùng nghiên cứu gồm đá phun trào axit, ryolit pocfia và tính của chúng.Đá có màu xanh lục, xanh phớt vàng, màu tím, dạng khối phân lớp dày.Về cơ bản đá này khá đặc xít, đông cứng từ các dung dịch magma axit nóng chảy. Do đó độ xốp và lỗ hổng thấp. Tuy nhiên ở
các lớp cát kết và tuf có độ lỗ hổng lớn hơn.Phần trên của chúng lại bị phong hoá nên có khả năng cấp nước cục bộ.
Nước trong hệ tầng chủ yếu là nước khe nứt, vỏ phong hoá.Nước thuộc loại cacbonat Natri, độ pH từ 5-7, dùng trong sinh hoạt.
6. Phức hệ chứa nước trọng hệ tầng Lạng Sơn và hệ tầng Kỳ Cùng
Phức hệ chứa nước trong hệ tầng Lạng Sơn và Kỳ Cùng phân bố theo 3 dài chính:
- Dải thứ thất từ phía Tây Bắc kéo dài xuống Tây Nam
- Dải thứ hai từ phái Đông Bắc kéo xuống Đông Nam
- Dải thứ ba phân bố ở phía Nam vùng nghiên cứu
Phần lớn các đá thuộc hệ tầng Lạng Sơn gồm cát kết, bột kết, sét kết có cấu tạo phân nhịp với chiều dài khoảng hơn 50m và các lớp cát bột kết, sét kết, sét vôi chiều dày 150m. Nước trong tầng này cơ bản là nước khe nứt, ở một số nới đá bị nứt nẻ mạnh và cắt khá sâu, tạo điều kiện tập trung nước ngầm. Nước có độ pH từ 6-7 thuộc loại cabonat canxi lưu lượng từ 0,01 đến 0,7 hoặc 0,8 lít/s. Nước có độ pH: 6,5-7,5. Các đá ở phần trên phức hệ này là cát kết hạt trung, hạt mịn bột kết, sét kết có cấu tạo phân nhịp đá sét vôi phân lớp mỏng từ vài cm đến 1-2m tập lớp dày khoảng 15-80m, có thể hình thành các hang Karst lưu lượng 0,3-3 lít/s.
7. Phức hệ chứa nước các thành tạo lục nguyên carbonat hệ tầng Đồng Đăng: Đăng:
Phần dưới chủ yếu là cát kết, bệt kết, sét kết đá silic và bauxite có chiều dày vài chục mét.
Phần giữa chủ yếu là đá vôi có chiều dày từ vài chục mét đến vài trăm mét. Nước trong tầng này gồm nước khe nứt và nước Karst. Nước thuộc carbonat natri-
8. Phức hệ chứa nước trong hệ tầng Bắc Sơn
Đá của hệ tầng phân bố ở khu vực trung tâm vùng nghiên cứu chủ yếu là đá vôi màu xám giàu carbonat canxi, có khả năng hoà tan tốt, các đá ở đây có chiều dày khá trên dưới 1000m trong các cấu tạo nếp lồi, nếp lõm thoải, nếp uốn ngăn hoặc đơn nghiêng. Trong các đá này phát triển nhiều khe nứt đứt gãy, tạo điều kiện hoà tan đá vôi mạnh mẽ. Nước ở đất là nước Karst, không màu, mùi, vị, lưu lượng 0,5-20 lít/s.