Kiểu địa hình này phân bố chủ yếu trên các đồ núi thấp xung quanh thành phố Lạng Sơn. Đây là kiểu địa hình có diện tích lớn nhất trong toàn vùng nghiên cứu. Phần lớn kiểu địa hình này là đồi, núi thấp xen các thung lũng nhỏ, kéo dài hoặc dạng phức tạp.Mức độ phân cắt và cường độ phân cắt ngang ở mức trung bình do mật độ sông ở đây khá lớn.
Trên cơ sở nghiên cức mức độ và đặc điểm bóc mòn, vận động kiến tạo, chúng tôi chia kiểu địa hình này thành hai phụ kiểu:
a) Phụ kiểu địa hình xâm thực bóc mòn mạnh
Phụ kiểu địa hình này phân bố chủ yếu ở các đồi cao và các núi thấp thuộc các dải nâng tương đối mạnh. Chúng được phân bố ở phía Bắc Nà Chuông và phía Tây Chùa Tiên.
Các đá cấu thành nên phụ kiểu địa hình này là các đá phun trào Ryolit, đá trầm tích cát kết, bột kết, cuội kết của hệ tầng Khôn Làng, Lạng Sơn, Mẫu Sơn. Cấu trúc địa hình phần lớn là cấu trúc đơn nghiêng, nếp uốn nhỏ. Độ nứt nẻ của đá không lớn tạo sự vững chắc cho độ cao của dạng địa hình dốc.
Đặc điểm chính của phụ kiểu này là: Độ dốc của địa hình không lớn khoảng từ 200 - 300, vỏ phong hóa mỏng, có chỗ lộ ra đá gốc, sườn địa hình phần lớn là dạng lồi. Quá trình xâm thực bóc mòn này phát triển dạng chữ V ở phía Đông Bắc và Tây Bắc trong vùng nghiên cứu, vì vậy mà phụ kiểu địa hình này có nhiều đặc điểm để phân biệt với các kiểu và phụ kiểu khác của nó.
b) Phụ kiểu xâm thức bóc mòn yếu
Phụ kiểu địa hình này phát triển trên các dải đồi, đồi thấp xung quanh thành phố Lạng Sơn, nằm gần trung tâm hơn phụ kiểu xâm thực bóc mòn mạnh.
Các đá cấu thành nên phụ kiểu này là cát kết, bột kết, sét kết và đá phun trào Ryolit của hệ tầng Đồng Đăng, Lạng Sơn, Kỳ Cùng,Khôn Làng, Nà Khuất, Mẫu Sơn. Cấu trúc chủ yếu là các nếp uốn nhỏ, thoải, đơn nghiêng. Địa hình của phụ kiểu này là các đồi thoải có góc dốc nhỏ đến vừa (từ 150 – 300). Đỉn đồi thường tròn hoặc vuông, vỏ phong hóa phát triển mạnh. Do địa hình đồi thoải và khí hậu nóng ẩm nên vỏ phong hóa dày từ vài mét đến vài chục mét. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển trên địa hình nàY.