Kiểu địa hình tích tụ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo TẠI thành phố Lạng Sơn (Trang 38 - 40)

Đây là kiểu địa hình được thành tạo do quá trình tích tụ các vật liệu trầm tích trẻ Đệ Tứ trong khu vực. Chúng phân bố dọc sông Kỳ Cùng và các suối trong vùng nghiên cứu.

Dựa vào nguồn gốc loại hình vật liệu tích tụ chúng ta chia thành hai phụ kiểu địa hình sau:

- Phụ kiểu tích tụ thường xuyên - Phụ kiểu tích tụ hỗn hợp

a) Phụ kiểu tích tụ thường xuyên

Kiểu địa hình này được thành tạo do tích tụ các vật liệu bồi tích của sông Kỳ Cùng và các suối trong vùng. Phụ kiểu địa hình có diện tích phân bố rộng ở phía Nam thành phố. Bề mặt kiểu địa hình này là đá tích tụ sét pha, cát pha, cát, sỏi, cuội thành tạo ở kỷ Đệ Tứ.

Do vận động kiến tạo nâng, hạ mà hình thành bốn dạng địa hình đặc trưng của phụ kiểu địa hình này:

+) Thềm bậc I

Thềm này có diện tích lớn nhất trong phụ kiểu địa hình tích tụ thường xuyên, phần lớn phân bố ở xã Phai Ma.

Bề mặt thềm khá bằng phẳng, thành phần cát, sét lẫn cuội, sỏi, không lộ ra đá gốc hoàn toàn là vật liệu tích tụ. Thềm cao khoảng 6 – 8m so với mặt nước sông. Thềm bậc I là thềm tích tụ, thời kỳ hình thành hoạt động kiến tạo hạ mạnh.

+) Thềm bậc II

Thềm này có diện tích không đáng kể, phân bố chủ yếu ở Nà Chuông và một số nơi như ven đền thờ Trần Hưng Đạo, liền kề với thềm bậc I. Phần phía dưới của thềm lộ ra đá gốc thuộc hệ tầng Lạng Sơn thành phần cát kết, bột kết, sét kết màu xám, xám xanh. Phần trên của thềm thành phần gồm sét vàng nâu lẫn cuội, sỏi thạch anh màu trắng, vàng nhạt. Thềm cao khoảng từ 10 – 15m so với mặt nước sông, là một thềm hỗn hợp được hình thành trong thời kỳ nâng mạnh, hạ yếu.

+) Thềm bậc III

Thềm bậc III phân bố ở khu vực Nà Chuông, phía Thác Trà. Bề mặt thềm tương đối bằng phẳng do quá trình bóc mòn, thành phần gồm cuội, sỏi, cát kết, bột kết, sét kết. Các hạt cuội có kích thước khá lớn, tương đối tròn cạnh, thành phần chủ yếu là thạch anh. Thềm cao 20 – 25m so với mặt nước sông. Thềm bậc III là một thềm hỗn hợp thể hiện thời kỳ nâng mạnh, hạ yếu.

+) Bãi bồi

Phân bố dọc hai bên bờ sông Kỳ Cùng, bãi bồi rộng từ 50m đến hàng trăm mét, dài từ 200-500m, độ cao so với mực nước sông hiện tại từ 0.5-1.0m. Bề mặt bãi bồi có dạng lượn sóng, thoải, hơi nghiêng về phía lòng sông. Thành phần bãi bồi chủ yếu là trầm tích bở rời, cuội, sỏi, cát, sét, kích thước từ 5-10cm, độ mài tròn kém

đến trung bình.

Bãi bồi dễ bị ngập nước vào mùa mưa,dễ bị thay đổi về đặc điểm bề mặt. Bãi bồi có thể được thành tạo vào Holocen muộn.

b) Phụ kiểu địa hình tích tụ hỗn hợp

Đây là kiểu địa hình phân bố ở các thung lũng lớn có suối chảy qua, phân bố ở thung lũng suối Na Sa, Nà Chuông và phía Tây Bản Cằm. Thành phần của phụ kiểu địa hình này là các vật liệu trầm tích do dòng tạm thời, dòng thường xuyên, dòng suối. Các vật liệu chủ yếu là sét pha, cát pha, mảnh vụn, cuội, sỏi, sạn. Nhìn chung các vật liệu này có độ chọn lọc, mài mòn ở mức độ trung bình hoặc yếu. Bề mặt ở đây tương ứng thềm bậc I của sông Kỳ Cùng dự kiến tuổi Holocen sớm có chỗ bề mặt không đều, dạng lõm ở giữa đã được dân địa phương canh tác ở dạng ruộng bậc thang.

CHƯƠNG 8

Vấn đề địa chất thuỷ văn vùng thành phố Lạng Sơn đã được tiến hành nghiên cứu từ nhiều năm nay, qua các cơ quan chuyên môn, qua các công việc khai thác nước ngầm và qua việc giảng dạy thực tập, nghiên cứu ở Trường đại học Mỏ - Địa chất. Chúng tôi xin trình bày ba vấn đề cơ bản về đặc điểm địa chất thuỷ văn của vùng nghiên cứu đó là:

- Đặc điểm nước mặt

- Phân chia các tầng và các phức hệ chứa nước dưới đất

- Khả năng lưu thông nước ngầm và cấp nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất tại khu vực thành phố Lạng Sơn.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập địa chất cấu tạo TẠI thành phố Lạng Sơn (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w