Kiểu địa hình này được hình thành do quá trình hòa tan đá vôi dưới tác dụng của nước, cacbonic và các nhân tố khác.
Kiểu địa hình này được phân bố ở thung lũng Lạng Sơn ứng với dạng nhân phức nếp lồi, ngoài ra còn phân bố ở một số nơi khác. Do đặc điểm cấu trúc các lớp đá vôi nhất là các khe nứt, đứt gãy nên điều kiện phát triển hòa tan không đều, một số phát triển khá mạnh nên địa hình thấp dạng thung lũng, một số khác chưa bị hòa tan còn sót lại dưới dạng các núi, dải núi, khối núi đá vôi như ở Tam Thanh,
Dựa vào các đặc điểm riêng của địa hình chúng ta có thể chia địa hình này thành hai phụ kiểu khác nhau:
- Phụ kiểu địa hình núi sót
- Phụ kiểu địa hình bồn địa karst
a) Phụ kiểu địa hình núi sót
Phụ kiểu địa hình này phân bố ở rìa phía Tây thành phố Lạng Sơn, tập trung ở khu vực Tam Thanh, Nhị Thanh sau đó là khu vực Chùa Tiên. Phần lớn là núi hoặc khối đá vôi có độ cao tương đối trên 100m. Bề mặt các núi có dạng lởm chởm, tai mèo sắc nhọn, sườn, vách đá vôi khá dốc, dốc đứng ở nhiều chỗ như phía Tây động Nhị Thanh, vách đá vôi định hướng hoàn toàn theo khe nứt lớn, dốc đứng, kéo dài. Ở chân núi thường có dạng các hang bậc, và dấu vết ăn mòn của nước suối, hồ.
Trong các núi đá vôi thường gặp các hang hốc lớn, tiêu biểu là hệ thống hang Tam Thanh, Nhị Thanh, ở đây có ba bậc hang:
+) Hang bậc I: Hang nằm ngay sát mặt đất thường có quy mô lớn. Động Nhị Thanh là hang bậc I, có tuổi tương đương với thềm bậc một của sông Kỳ Cùng. Hang có cửa rộng hơn 10m, cao từ 5 – 7 m, hang kéo dài >500m theo phương TB – ĐN được hình thành do kết quả hòa tan theo đứt gãy TB – ĐN.
+) Hang bậc II: Hang cao khoảng 15m so với mặt đất, hang khô, không có nước, thường phát triển nhũ đá, măng đá, trụ đá. Hang có tuổi tương đương với thềm bậc II của sông Kỳ Cùng. Hang động Tam Thanh là một hang bậc II.
+) Hang bậc III: Cao hơn hang bậc II khoảng 15 – 20m, có tuổi tương đương với
thềm bậc III của sông Kỳ Cùng. Chùa Tiên là một hang bậc III.
Sự có mặt của các bậc hang có thể cho chúng ta biết được các giai đoạn thăng trầm của khu vực này. Ba bậc hang thể hiện vùng này đã có ba lần vận động tân kiến tao.
Phụ kiểu địa hình này có diện tích lớn hơn phụ kiểu địa hình núi sót Karst. Ứng với bề mặt đồng bằng – thung lũng Lạng Sơn, bề mặt phát triển một số gò đồi, một số dải thấp ở sông suối.
Các gò đồi rộng hàng chục hecta, thoải và cao hơn địa hình xung quanh, trên bề mặt gò đồi phần lớn là các lớp tàn tích do phong hóa đá vôi thành sét màu vàng, nâu vàng. Lớp phủ này dày khoảng vài chục xentimet có chỗ đến vài mét. Trên các dải thấp xuất hiện ở Đồng Bằng lớp sét có dạng phễu Kasrt hoặc lòng bồn địa Kart có diện tích vài trăm mét vuông đến vài nghìn mét vuông, địa hình ở những nơi này thấp và trũng. Một số nơi là ao, hồ nhỏ phát triển có quy mô rõ rệt. Các dải thấp thường là dải sụt võng Karst phát triển dọc theo đứt gãy phần lớn có phương TB-ĐN. Bồn địa ở đây là nơi trung tâm thành phố do đó vấn đề nước ngầm , biến dạng kiến tạo, các quá trình ngoại sinh cần được nghiên cứu, đánh giá đúng mức.