5. Nội dung của luận văn
2.2.1 Điện toán đám mây và ITSM
Việc phân loại các công ty CNTT cung cấp dịch vụ điện toán đám mây hiện nay tương đối tùy tiện và các mối quan hệ giữa các dịch vụ cung cấp rất phức tạp. Thậm chí sự phân chia giữa các công ty điện toán đám mây và các công ty cung cấp dịch vụ CNTT truyền thống là không đáng kể. [18]. Do đó, để quyết định xem các dịch vụ của các tổ chức đã đủ điều kiện như điện toán đám mây hay chưa, thì cần phải được dựa
Plan
HÀNH ĐỘNG
Cải tiến tiếp theo như thế nào? LẬP KẾ HOẠCH Nguồn lực là gì? Tiêu chí? Các giới hạn? THỰC HIỆN
Triển khai, giám sát và thu thập dữ liệu? KIỂM TRA Thực tế so với kế hoạch Act Chec k Do
26
trên sự so sánh với các đặc điểm của điện toán đám mây được xác định trong mục 1.1. Một số hoài nghi trong các cuộc tranh luận về điện toán đám mây là điều hiển nhiên ở các mô hình tổ chức và ta thấy nó nhiều hơn như một câu hỏi phục vụ cho mục đích tiếp thị hơn là một vấn đề kỹ thuật. Tuy nhiên, một cuộc điều tra riêng biệt về khả năng ứng dụng của những khái niệm điện toán đám mây vào các mô hình kinh doanh của các mô hình tổ chức vừa được khởi xướng.
Bảng 3 tóm tắt các ứng dụng của các thông số điện toán đám mây khác nhau vào các dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi các tổ chức. Ngoài ra, các công ty dịch vụ CNTT của Tieto và Amazon EC2 của Hoa Kỳ, được lấy làm mục tiêu để so sánh. Sự so sánh minh họa cho hiện trạng của điện toán đám mây. Số lượng các tổ chức điện toán đám mây thuần túy là khá nhỏ vì các chi phí liên quan đến các khoản đầu tư ban đầu trong việc sắp đặt tự động, vận hành và hệ thống thanh toán rất cao. Chỉ những tổ chức lớn, chẳng hạn như Amazon và Google, có các nguồn lực cần thiết. Đối với các tổ chức, các yếu tố khác biệt lớn nhất tạo nên sự thành lập nhiều hơn các công ty điện toán đám mây thì hạn chế trong các mẫu hữu ích và sự thiếu khả năng mở rộng tự động trong các dịch vụ đã cung cấp. Tuy nhiên, do số lượng thực tế của các tổ chức điện toán đám mây là nhỏ nên phân loại trong phạm vi ngành công nghiệp là không nghiêm ngặt lắm.
Bảng 3: Ma trận điện toán đám mây được phân tích
Thông số Trạng thái
bình thường
Trạng thái làm
việc
Tieto Amazon EC2
Độ ảo hóa Có Có Có Có
Mô hình tiện ích Không Hạn chế Hạn chế Có
Khả năng mở rộng tự động Không Hạn chế Hạn chế Có
Quản trị của bên thứ 3 Có Có Có Có
Theo yêu cầu của người dùng Không Hạn chế Hạn chế Có
Thỏa thuận chất lượng dịch vụ Có Có Có Có
27
Ảo hóa: Các mô hình tổ chức sử dụng các máy ảo để chia sẻ phần cứng vật lý cho các khách hàng, trong khi duy trì an ninh và cô lập theo máy chủ vật lý chuyên dụng. Tuy vậy khách hàng, cũng có quyền chọn đặt máy chủ chuyên dụng. Phân bổ nguồn lực và máy chủ nhân bản động hoặc bản sao có sẵn thông qua dịch vụ bổ sung và có thể được quy định trong hợp đồng.
Mô hình tiện ích: Những dịch vụ cơ bản được các mô hình tổ chức cung cấp không phù hợp với mô hình tiện ích. Mô hình định giá không phải rất linh hoạt vì nó được quy định trong hợp đồng ngay từ đầu và chỉ có thể được thay đổi với bản hợp đồng đàm phán mới. Các điều bổ sung về công suất cũng được định giá riêng biệt. Các dịch vụ theo nhu cầu của gia đình, mặt khác, lại dựa trên các nguyên tắc của tiện ích mô hình. Tuy nhiên, trong thực tế công suất ban đầu và yêu cầu giá cả có thể được lựa chọn chi tiết hơn.
Khả năng mở rộng: Các quy định mở rộng quy mô tự động hiện nay còn rất hạn chế ở các mô hình tổ chức. Các dịch vụ chào mời không thật sự đàn hồi về năng lực vì hầu hết các cấu hình dịch vụ cho khách hàng cá nhân cần phải được thực hiện thủ công. Hơn nữa, tất cả các yêu cầu về năng lực bổ sung cần phải được xử lý riêng cho việc thanh toán và thực hiện. Vì vậy, trong thực tế, khả năng mở rộng và độ đàn hồi của các dịch vụ cung cấp không đáp ứng lý thuyết điện tính đám mây.
Quản trị của bên thứ ba: Các đặc tính quản trị của bên thứ ba của điện tính đám mây có thể dễ dàng được các mô hình tổ chức hài lòng. Ý tưởng kinh doanh là cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng quản trị tới các nhà cung cấp dịch vụ và các tổ chức khách hàng như đã được thể hiện trong mô hình dịch vụ Hình 13. Số lượng khách hàng quản trị máy chủ lưu trữ của họ đang giảm và ngày càng nhiều các cơ sở kinh doanh xây dựng hệ sinh thái dựa vào đám mây.
Trong khi tất cả các đặc tính của điện toán đám mây không thoả mãn tất cả các dịch vụ được cung cấp bởi các mô hình tổ chức. Các nguyên tắc của mô hình dịch vụ của các mô hình tổ chức thể hiện trong hình 13 rất giống với mô hình các bên liên quan điện toán đám mây thể hiện trong hình 2 trong mục 2.1. Khi so sánh với các mô hình kiến trúc điện toán đám mây được miêu tả trong hình 1 ở phần 2.1, các dịch vụ được
28
cung cấp bởi các mô hình tổ chức phù hợp một cách chặt chẽ với các lớp cơ sở hạ tầng- như-một-dịch vụ. Công nghệ ảo hóa được sử dụng bởi các các mô hình tổ chức cho phép mức độ linh hoạt và tính ổn định được thảo luận trong định nghĩa về IaaS.
Hơn nữa, như Hình 13 minh họa, các dịch vụ được cung cấp bởi các mô hình tổ chức thiết lập nên những dịch vụ mà theo truyền thống sẽ được cung cấp bởi các tổ chức dịch vụ CNTT nội bộ. Các chức năng tương ứng với sự mô tả đám mây riêng bên ngoài trong thuật ngữ điện tính đám mây được xác định tại mục 2.1. Do đó, các mô hình tổ chức dường như tương ứng với một nhà cung cấp IaaS riêng ảo trong hệ sinh thái điện toán đám mây.
Tầm quan trọng của ITSM trong điện toán đám mây
Sự quan tâm trong quản trị dịch vụ CNTT chính thức bắt đầu phát triển chỉ tương đối gần đây trong ngành công nghiệp CNTT nói chung sau sự giới thiệu về ITIL v2 năm 1999 và ISO/IEC 20000 vào năm 2005 [12]. Như đã nêu trong mục 1.1, điện toán đám mây là một mô hình cung cấp dịch vụ và tiêu dùng. Vì vậy, theo định nghĩa, việc quản trị các dịch vụ nên là nền tảng cho điện toán đám mây. Mặc dù một trong những ý tưởng thúc đẩy của điện toán đám mây là để trừu tượng các khách hàng cấp thấp, do đó việc làm cho dịch vụ CNTT dễ dàng sử dụng hơn không có nghĩa là việc cung cấp dịch vụ thực tế hoặc sản xuất trở cũng trở nên dễ dàng hơn.
Số lượng các tổ chức kinh doanh dịch vụ CNTT quan trọng, chẳng hạn như hệ thống điều khiển sản xuất, lưu trữ trên đám mây cơ sở hạ tầng hoặc dựa trên dịch vụ đám mây ngày càng tăng. Một trong những điểm thu hút chính của điện toán đám mây là sự trừu tượng của tầng dưới tới khách hàng. Tuy vậy, người tiêu dùng dịch vụ điện toán đám mây và nhà cung cấp dịch vụ vẫn còn cần bằng chứng cho thấy các hệ thống nằm bên dưới là đáng tin cậy mà không cần phải biết làm thế nào các hệ thống được thực sự sản xuất và quản trị. Vì tầm quan trọng kinh doanh của dịch vụ gia tăng, do đó, các yêu cầu cho việc xây dựng sự tin tưởng cần thiết nhằm giảm bớt những mối quan tâm của khách hàng về mức độ tin tưởng, tính liên tục, sự riêng tư và độ bảo mật. Bảng 4 làm nổi bật sự khác biệt giữa ITSM trong điện toán đám mây và trong môi trường không đám mây. Môi trường không đám mây được sử dụng làm cơ sở trong việc so
29
sánh. Tuy nhiên, vì các quy trình ITSM theo quy định của tiêu chuẩn ISO/IEC 20000 là rất rộng, nên tất cả nhu cầu liên quan đến điện toán đám mây đã được gộp vào. Do đó, khác biệt với môi trường không đám mây chỉ trở nên rõ ràng khi so sánh sự khác nhau tương đối của các khu vực khác nhau.
An ninh và kiểm tra dịch vụ quản trị được khởi xướng bởi các khách hàng hiện tại dường như đang là cách thuyết phục khách hàng tốt nhất để họ đánh giá năng lực và độ tin cậy của các nhà cung cấp dịch vụ. Vì vậy, việc thực hành kiểm tra và yêu cầu có thể khác nhau giữa các khách hàng, điều này có thể tạo ra rất nhiều công việc phụ cho các nhà cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên việc thực hiện tốt nhất việc quản trị dịch vụ CNTT bằng cách làm theo hướng dẫn ITIL và xin cấp giấy chứng nhận có liên quan, chẳng hạn như tiêu chuẩn ISO/IEC 20000, là những cách mà các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng để chứng minh trước sự tin cậy của họ. Điều quan trọng là phải nhớ rằng thực hành tốt nhất và chứng chỉ tốt nhất không đảm bảo chất lượng dịch vụ, chỉ có chất lượng hiệu quả quản trị dịch vụ.
Bảng 4: So sánh về tầm quan trọng của các yêu cầu ITSM trong điện toán đám mây và các môi trường không đám mây
Quá trình ITSM Điện toán đám mây Không đám mây
Trách nhiệm quản trị Bình thường Bình thường
Yêu cầu tài liệu Bình thường Bình thường
Năng lực, nhận thức và đào tạo Bình thường Bình thường
Quản trị cấp độ dịch vụ Rất quan trọng Bình thường
Báo cáo dịch vụ Quan trọng Bình thường
Quản trị sự sẵn sàng và tính liên tục
của dịch vụ Rất quan trọng Bình thường
Dự toán ngân sách và kế toán cho
các dịch vụ CNTT Bình thường Bình thường
Quản trị năng lực Rất quan trọng Bình thường
Quản trị an toàn thông tin Rất quan trọng Bình thường
Quản trị mối quan hệ kinh doanh Bình thường Bình thường
Quản trị nhà cung cấp Ít quan trọng Bình thường
Quản trị sự cố Bình thường Bình thường
Quản trị vấn đề Bình thường Bình thường
Quản trị cấu hình Rất quan trọng Bình thường
30
Các mô hình tổ chức không phải là tối ưu để xác định các vấn đề quản trị dịch vụ CNTT phát sinh từ điện toán đám mây. Điều này là do: như trình bày trong phần trước, không phải tất cả các đặc tính điện toán đám mây là đúng đối với các mô hình tổ chức mặc dù nó hoạt động trong hệ sinh thái điện toán đám mây. Các điện toán đám mây hiện nay liên quan đến đặc điểm của sản xuất dịch vụ tại các mô hình tổ chức có thể được quan sát rộng rãi trong các lĩnh vực sau đây của tiêu chuẩn ISO/IEC 20000:
- Yêu cầu quản trị cấp độ dịch vụ - Yêu cầu quản trị năng lực
- Tầm quan trọng của việc quản trị cấu hình và sự thay đổi - Tầm quan trọng của việc quản trị sự cố và vấn đề
Yêu cầu quản trị cấp độ dịch vụ và năng lực quản trị cần được sửa đổi để đạt được độ đàn hồi và khả năng mở rộng của dịch vụ. Cần tìm lời giải cho câu hỏi làm thế nào để thực hiện quy hoạch năng lực để xem xét các yêu cầu năng lực đàn hồi. Các cấp độ dịch vụ đã được thỏa thuận cần phải được đảm bảo cho khách hàng với quy hoạch năng lực thích hợp, ngay cả khi thêm khách hàng mới. Thêm vào đó, tầm quan trọng của việc quản trị vấn đề và sự cố hiệu quả cần được nhấn mạnh khi các vấn đề và sự cố có thể ảnh hưởng đến phần lớn khách hàng bởi vì tất cả chạy trên cùng phần cứng cơ bản.