- Thiền Viện Trúc Lâm Phương Nam
Thiền Viện Trúc Lâm Phƣơng Nam, ngôi thiền viện lớn nhất khu vực ĐBSCL, tọa lạc tại ấp Mỹ Nhơn, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ với tổng diện tích xây dựng là 38.016m2. Ngôi thiền viện đƣợc khởi công xây dựng vào ngày 16 tháng 7 năm 2013 (nhằm ngày 9 tháng 6 năm Quý Tỵ). Trải qua 10 tháng thi công phần bê tông thêm 5 tháng làm gỗ (tổng thời gian thi công 15 tháng). Thiền Viện đã hoàn thành và đƣa vào sử dụng, tổ chức lễ khánh thành vào ngày 17/5/2014 (19/4/ Giáp Ngọ). Tổng kinh phí xây dựng là 145 tỷ đồng13. Thiền viện Trúc Lâm Phƣơng Nam do Đại tƣớng Phạm Văn Trà – nguyên Bộ trƣởng Bộ quốc phòng đề xuất xây dựng và chính đại tƣớng cũng là trƣởng ban vận động đóng góp xây dựng ngôi chùa này.
Về kiến trúc: Ngôi chánh điện và nhà thờ tổ xây dựng theo kiến trúc văn hóa thời Lý – Trần, lầu chuông- lầu trống kiến trúc theo tháp chuông chùa Keo ở tỉnh Thái Bình (4 hạng mục trên sử dụng toàn bằng gỗ lim khoảng 1000 khối, nhập từ Nam Phi). Tƣợng phật Thích Ca Mâu Ni thờ trong chánh điện bằng đồng nặng 3,5 tấn, đại hồng chung nặng 1,5 tấn, tƣợng Bồ Tát và các vị Tổ sƣ tạc bằng gỗ Du Sam (800 năm).
13
35
Nguồn: Báo điện tử Báo Cần Thơ, 2014
Hình 3.2 Thiền Viện Trúc Lâm Phƣơng Nam
Thiền viện đƣợc xây dựng trang trí rất quy mô, với các vị La Hán đƣợc đặt trƣớc sân, Hồ Thủy Tạ, biểu tƣợng Chùa Một Cột cũng xuất hiện trong khuôn viên Thiền Viện Trúc Lâm Phƣơng Nam.
- Khu di tích lịch sử Giàn Gừa
Khu di tích lịch sử Giàn Gừa ở ấp Nhơn Khánh, xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ, là một di tích gắn với thời khai hoang mở cõi, và là một căn cứ của quân giải phóng miền Nam Việt Nam trƣớc năm 1975. Tháng 4 năm 2013, khu di tích lịch sử Giàn Gừa đã đƣợc chính quyền TP Cần Thơ công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp TP. Ngày 13 tháng 6 năm 2013, cây gừa cổ thụ đƣợc Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi Trƣờng Việt Nam công nhận là cây di sản Việt Nam và là 1 trong 500 cây đƣợc công nhận trong cả nƣớc. “Khu di tích Giàn Gừa rộng khoảng 2.700m2, nơi có nhiều huyền thoại gắn với thời khai hoang mở cõi và lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm, là căn cứ cách mạng đặc biệt quan trọng của bộ đội ta trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc”14.
Trong khuôn viên khu di tích còn có Cổ Miếu Bà (Thƣợng Động Cố Hỉ), tƣợng hắc Hổ, bạch Hổ và đền thờ Bác đƣợc nhân dân trong vùng tôn kính và thờ phụng. Ngoài ra, khu di tích còn có đền thờ Bác Hồ và 12 cô gái đã hy sinh tại ngã ba Đồng Lộc vừa đƣợc chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng an vị để du khách vào đây tri ân, tƣởng niệm.
14Nguyên Vân, (6/2013),”Giàn Gừa” đƣợc công nhận là cây di sản Việt Nam, Đài phát thanh và truyền hình TPCT.
36
Nguồn: Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Phong Điền, 2014
Hình 3.3 Cổng vào khu du tích lịch sử Giàn Gừa
Hằng năm vào ngày 28/2 âm lịch, Giàn Gừa tổ chức lễ vía bà Thƣợng Động Cố Hỉ. Trong những ngày này, Giàn Gừa diễn ra một số lễ hội hấp dẫn nhƣ múa lân, đánh quyền, múa kiếm, múa côn, múa võ…về đêm còn có đờn ca tài tử, trƣa ngày lễ chính tại khu di tích còn diễn ra chƣơng trình múa bóng truyền thống. Đến lễ hội Giàn Gừa, du khách sẽ có dịp tìm hiểu nghi thức cúng bái, lễ dâng cúng Bà và thần linh. Đặc biệt hơn, vào những ngày lễ, tại Giàn Gừa còn diễn ra các màn biểu diễn múa bóng rỗi truyền thống, nghe đờn ca tài tử và thƣởng thức những cây lành trái ngọt.
Nguồn: Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Phong Điền, 2014
Hình 3.4 Múa bóng rỗi truyền thống trong ngày cúng Bà tại Giàn Gừa
37
Theo lịch sử ghi chép, đình thần Nhơn Ái đƣợc xây dựng từ năm 1850, tại làng Nhơn Ái. Trải qua hơn 160 thăng trằm lịch sử cùng ngôi làng này thuộc huyện Phong Phú, nay là thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền. Đình thần Nhơn Ái dần bị xuống cấp, ủ dột và diện tích nhỏ so với nhu cầu chiêm bái, thờ cúng của ngƣời dân nơi đây.
Nguồn: Phòng Giáo Dục và Đào Tạo Huyện Phong Điền, 2014
Hình 3.5 Đình thần Nhơn Ái huyện Phong Điền
Ủy Ban Nhân Dân huyện Phong Điền cho chủ trƣơng xây mới, nâng cấp lại đình với diện tích trên 110m2, cao 9m, đỗ dáng mái ngói, trạm trỗ trang nghiêm theo kiến trúc truyền thống Việt Nam và đƣợc khánh thành mới vào năm 201215.
- Khu di tích mộ cụ Phan Văn Trị
Phan Văn Trị (1830 – 1910) ngƣời đời thƣờng gọi ông là Cử Trị, một nhà thơ Việt Nam trong thời kỳ đầu kháng Pháp của dân tộc Việt. Phan Văn Trị quê ở Bến Tre, ông từng có thời gian sinh sống ở làng Nhơn Ái (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), vừa dạy học, bốc thuốc chữa bệnh và làm thơ ca ngợi ý chí của các sĩ phu yêu nƣớc. Ông mất ngày 16 tháng 5 năm Canh Tuất tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Khu di tích mộ Phan Văn Trị nằm trong khuôn viên rộng khoảng 2.400m2, thuộc ấp Nhơn Lộc 1, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Trƣớc đây, phần mộ của ông chỉ là một ngôi mộ đất đƣợc chôn cất đơn giản. Năm 2005, chính quyền và nhân dân huyện Phong Điền đã xây dựng đền thờ, trùng tu phần mộ và cải tác mộ vợ ông về nằm gần kề. Khu tƣởng niệm nhà thơ Phan Văn Trị đƣợc Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1991.
15Hồ Thức- Hoàng Tuyên, (12/2012), ”Phong Điền: khánh thành đình thần Nhơn Ái và lễ hội Kỳ Yên Thƣợng Điền 2012”
38
Nguồn: Trung Tâm Xúc Tiến Đầu Tư – Thương Mại – Du Lịch Thành Phố Cần Thơ
Hình 3.6 Khuôn viên mộ nhà thơ Phan Văn Trị
Khu di tích gồm nhà tƣởng niệm, nhà truyền thống, nhà chờ…Ngoài ra khu di tích còn có bia đá khắc họa lại những bài thơ nổi tiếng của ông.
Nguồn: Trung Tâm Xúc Tiến Đầu Tư – Thương Mại – Du Lịch Thành Phố Cần Thơ
39
CHƢƠNG 4
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH TÂM LINH HUYỆN PHONG ĐIỀN
4.1 GIỚI THIỆU ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 140 du khách bao gồm 11 du khách nƣớc ngoài chiếm gần 8% và 129 du khách nội địa đã và đang tham gia DLTL tại Phong Điền. Các mẫu đƣợc thu thập ngẫu nhiên tại các điểm DLTL nhƣ Thiền Viện Trúc Lâm Phƣơng Nam, Giàn Gừa và một số mẫu du khách nƣớc ngoài đƣợc phỏng vấn tại Bến Ninh Kiều.
Sau khi tiến hành điều tra, thu thập thông tin và xử lý số liệu, nghiên cứu thống kê những thông tin cá nhân từng du khách nhƣ sau: