Phƣơng pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng du lịch tâm linh huyện phong điền qua ý kiến du khách (Trang 36)

(1) Đối với mục tiêu 1 (Phân tích hành vi du lịch của du khách tại Phong Điền): Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu nhƣ: tần suất, trung bình, tỷ lệ…

- Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là một công cụ cơ bản dùng để tóm tắt và trình bày dữ liệu nghiên cứu. Đề tài sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để phân tích các đặt trƣng của mẫu về độ tuổi, thu nhập, giới tính…

(2) Đối với mục tiêu 2 (Đánh giá chất lƣợng du lịch và sự thỏa mãn của du khách đối với loại hình DLTL huyện Phong Điền): Đánh giá chất lƣợng dịch vụ DLTL qua điểm trung bình mức quan trọng và mức thực hiện các nhân tố bằng kiểm định Paired Sample T-Test. Kiểm định Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA), hồi quy tuyến tính

- Phân tích so sánh cặp (Paired – sample T-test)

Nghiên cứu thực hiện phân tích so sánh cặp dùng kiểm định sự chênh lệch giữa yêu cầu của du khách và sự đáp ứng của nhà cung ứng về chất lƣợng dịch vụ cung cấp. Với giá trị trung bình ( ) và độ lệch chuẩn ( ) của các chênh lệch mẫu, kiểm định giả thuyết về sự khác nhau của 2 trị trung bình tổng thể đƣợc thực hiện để kiểm định giả thuyết:

: Không có sự khác nhau về 2 trị trung bình tổng thể (tức là khác biệt giữa 2 trung bình là bằng 0)

: Có sự khác nhau về 2 trị trung bình tổng thể

Với độ tin cậy 95%, nếu giá trị sig > 0,05 thì chấp nhận giả thuyết H0. Ngƣợc lại giả thuyết H0 bị bác bỏ khi giá trị sig < 0,05.

- Phân tích Cronbach‟s alpha

Hệ số Cronbach’s alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm định sự chặt chẽ và tƣơng quan giữa các biến quan sát. Phƣơng pháp này giúp ngƣời nghiên cứu loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong mô hình nghiên cứu. Theo đó, chỉ số biến có hệ số tương quan biến tổng

24

là chấp nhận đƣợc và đƣợc đƣa vào những bƣớc phân tích tiếp theo. Cũng theo nhiều nhà nghiên cứu, nếu Cronbach’s alpha đạt từ 0,8 trở lên thì thang đo lƣờng là tốt và mức độ tƣơng quan sẽ càng cao hơn.

- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Phƣơng pháp này rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu và đƣợc sử dụng để tìm mối quan hệ giữa các biến với nhau. Các biến quan sát có trọng số trích đƣợc (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ tiếp tục bị loại khỏi mô hình. Sau khi tiến hành loại bỏ biến tiếp tục tiến hành gom nhóm các biến quan sát có quan hệ với nhau.

Kiểm định KMO - Bartlett đƣợc sử dụng trong phân tích nhân tố. Với hệ số 0,5 < KMO < 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu nhƣ trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Trọng & Ngọc, 2008). Mặt khác, kiểm định Bartlett’s cho thấy giữa các biến trong tổng thể có mối tƣơng quan với nhau (sig < 0,05) là cơ sở bác bỏ giả thuyết H0:các biến không có mối tƣơng quan với nhau trong tổng thể, còn nếu sig > 0,05 thì chấp nhận H0.

- Phân tích hồi quy đa biến

Sau khi xác định các biến của từng nhân tố, tính giá trị trung bình của từng nhân tố. Thông qua phân tích hồi quy, cho ta biết tác động của từng biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc Y. Hệ số R2

cho ta biết sự thay đổi của mức độ hài lòng đƣợc giải thích bởi các biến độc lập liên quan đến chất lƣợng dịch vụ.

(3) Đối với mục tiêu 3 (Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của du khách thông qua việc nâng cao chất lƣợng DLTL Phong Điền): Sử dụng điểm trung bình của từng biến đo lƣờng về mức độ quan trọng và mức thực hiện để vẽ mô hình IPA từ đó đề ra các giải pháp phát triển.

- Đồ thị IPA

IPA là mô hình đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ dựa trên mức độ quan trọng và mức thực hiện của các tiêu chí (I-P gaps). Đồ thị IPA đƣợc vẽ dựa trên điểm trung bình của từng biến quan sát trong mô hình nghiên cứu, với tọa độ X (trung bình mức thực hiện) và Y (trung bình mức quan trọng). Đồ thị IPA với 4 góc phần tƣ (I: Tập trung phát triển; II: Tiếp tục duy trì; III: Giảm đầu tƣ; IV: Hạn chế phát triển) sẽ đƣa ra cho tác giả những cái nhìn tổng quan về các yếu tố đo lƣờng chất lƣợng dịch vụ, từ đó đƣa ra những giải pháp tốt nhất để nâng cao chất lƣợng DLTL huyện Phong Điền.

25

CHƢƠNG 3

TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH TÂM LINH TẠI PHONG ĐIỀN

3.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN PHONG ĐIỀN - TP CẦN THƠ 3.1.1 Vị trí địa lý của huyện Phong Điền

Huyện Phong Điền có một vị trí rất thuận lợi, sông ngòi chằn chịt nằm dọc theo sông Cái Răng – Phong Điền và trên tỉnh lộ 923 cách TP Cần Thơ 19km là chỗ giao lƣu hàng hóa nông sản tập trung của 2 chợ nổi Phong Điền – Cái Răng. Ranh giới của huyện Phong Điền đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Phía Đông giáp với quận Ninh Kiều và quận Cái răng + Phía Tây giáp với huyện Thới Lai – Cờ Đỏ

+ Phía Nam giáp với huyện Châu Thành A tỉnh Hậu Giang + Phía Bắc giáp với quận Bình Thủy, Ô Môn.

Nguồn Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch TP Cần Thơ

Hình 3.1 Bản đồ hành chánh huyện Phong Điền

Phong Điền là huyện nằm ở phía Tây Nam TP Cần Thơ, đƣợc thành lập theo nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2 tháng 1 năm 2004 của Chính Phủ trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiện, dân số của các xã Mỹ Khánh, Giai Xuân. Với diện tích 119,5 km2 và dân số theo số liệu điều tra năm 2009 là 99.328 ngƣời. Huyện Phong Điền gồm có 7 đơn vị là 6 xã và 1 thị trấn:

26 + Xã Nhơn Ái + Xã Nhơn Nghĩa + Xã Tân Thới + Xã Giai Xuân +Xã Mỹ Khánh + Xã Trƣờng Long

3.1.2 Điều kiện tự nhiên

- Yếu tố đất đai

Tổng diện tích đất sử dụng của toàn huyện Phong Điền theo số liệu thống kê năm 2013 là 12.525,58 ha đất. Diện tích đất tại đây chủ yếu đƣợc sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng, sản xuất nông nghiệp và thủy sản, ngoài ra đất nông nghiệp nơi đây còn đƣợc khai thác nhằm kích thích nhu cầu tham quan du lịch của du khách.

Đất canh tác ở huyện Phong Điền rất màu mở, cùng hệ thống sông ngòi dày đặc với tuyến chính là nhánh rẽ từ sông Cần Thơ nằm cặp tuyến lộ vòng cung chạy dài 15km vào trung tâm huyện, đây cũng là trục giao thông chính hiện nay của huyện Phong Điền. Hằng năm vào mùa nƣớc lũ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hệ thống sông này mang theo hàng ngàn mét khối phù sa bồi đắp cho đất nông nghiệp. Lƣợng nƣớc tƣới cũng luôn đảm bảo cho sản xuất kể cả vào các tháng mùa hạn.

Bảng 3.1 Diện tích đất sử dụng của huyện phân theo xã, thị trấn

Tổng diện tích tự nhiên (ha) Loại đất Đất nông nghiệp (ha) Đất phi nông nghiệp (ha) Đất chƣa Sử dụng Tổng số 12.525,58 10.546,82 1.978,76 - Thị Trấn Phong Điền 813,59 611,49 202,10 - xã Nhơn Ái 1.632,32 1.420,27 212,05 - xã Giai Xuân 1.969,19 1.730,82 238,37 - xã Tân Thới 1.772,69 1.429,28 343,41 - xã Trƣờng Long 3.099,84 2.757,37 342,47 - xã Mỹ Khánh 1.058,55 797,88 260,67 - xã Nhơn Nghĩa 2.179,40 1.799,71 379,69 -

Nguồn: Niên Giám Thống Kê huyện Phong Điền, 2013

Diện tích đất nông nghiệp của huyện 10.546,82 ha, chiếm gần 85% tổng diện tích đất sử dụng. Trong đó:

27

+ Đất trồng cây hàng năm là 3.790,64 ha, chủ yếu trồng lúa và các loại cây hàng năm khác.

+ Đất trồng cây lâu năm là 6.755,19 ha. Các loại trái cây đặc sản vùng sông nƣớc miền Tây nhƣ dâu Hạ Châu, cam, mít...không chỉ mang lại thu nhập cho các nông hộ mà các vƣờn cây trái này còn đƣợc phát triển để thu hút khách du lịch.

+ Đất nuôi trồng thủy sản là 0,99 ha.

Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 1.978,76 ha. Trong đó: + Đất ở : 582,93 ha

+ Đất chuyên dùng : 546,51 ha + Đất tôn giáo, tín ngƣỡng : 5,68 ha + Đất nghĩa trang, nghĩa địa : 45,66 ha

+ Đất sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng : 797,98 ha

Huyện Phong Điền với đơn vị hành chính gồm 6 xã và 1 thị trấn, nhìn chung đất nông nghiệp ở các vùng này đều chiếm đa phần diện tích. Điển hình nhƣ xã Trƣờng Long 3.099,84 ha với gần 90% là đất nông nghiệp. Xã Nhơn Nghĩa có diện tích đất sử dụng lớn thứ hai của huyện 2.179,40 với trên 80% đất nông nghiệp, tại xã có các điểm tham quan du lịch nhƣ: khu du lịch lịch sử Giàn Gừa, đình thần Nhơn Nghĩa... Và một số xã, thị trấn của huyện.

- Đặc điểm thời tiết, khí hậu

Điều kiện thời tiết huyện Phong Điền mang đặc tính chung với thời tiết của TP Cần Thơ, phân biệt hai mùa mƣa - nắng rõ rệt. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.

Phong Điền có điều kiện thời tiết khí hậu đặc trƣng của vùng Châu Thổ Sông Cửu Long khá thuận lợi nên nhiệt độ khá cao. Với độ chênh lệch ngày đêm và các tháng trong năm không nhiều nhƣ các tỉnh phía Bắc, Phong Điền có số ngày nắng trong năm khá cao, có năm đạt tới 2.681,9 giờ (năm 2012). Lƣợng mƣa ở mức dƣới 2.000 mm/năm, ít chịu ảnh hƣởng của gió bão và không khí lạnh. Nhìn chung, điều kiện thời tiết tại Phong Điền thuộc loại mƣa thuận gió hòa, thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo cảnh quan môi trƣờng theo hƣớng kết hợp giữa nông nghiệp và du lịch sinh thái.

28

Bảng 3.2 Đặc điểm thời tiết khí hậu các tháng trong năm

Tháng Nhiệt độ TB (0C) Độ ẩm TB (%) Lƣợng mƣa (mm) Giờ nắng (giờ) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 26,2 27,3 28,3 29,1 29,0 28,0 27,2 27,3 27,1 27,3 27,5 25,6 78,35 73,25 75,97 79,27 82,03 85,17 85,52 85,48 86,27 84,94 82,20 78,71 15,1 3,7 - 54,5 169,1 255,2 156,8 112,6 336,7 138,9 94,6 2,5 209,5 229,0 293,7 217,6 232,3 167,4 180,3 202,5 155,9 183,9 202,4 177,8 Cả năm 27,5 81,43 1.339,7 2.452,3

Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Phong Điền, 2013

3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội

- Đơn vị hành chính

Huyện Phong Điền với 7 đơn vị hành chính trực thuộc gồm các xã: Nhơn Ái, Nhơn Nghĩa, Trƣờng Long, Mỹ Khánh, Tân Thới, Giai Xuân và thị trấn Phong Điền.

- Dân số

Theo số liệu đƣợc công bố trong Niên Giám Thống Kê của huyện Phong Điền, tính đến năm 2013, tổng dân số của huyện là 101.120 ngƣời, mật độ dân số của huyện vào khoảng 863 ngƣời/km2. Nếu xét theo địa bàn từng xã, thị trấn, nhìn chung mật độ dân cƣ của huyện tƣơng đối đều ở các khu vực, mật độ dân số cao nhất là ở thị trấn Phong Điền với trên 1.300 ngƣời/km2 và thấp nhất là xã Trƣờng Long với chỉ gần 600 ngƣời/km2. Cụ thể:

Bảng 3.3 Mật độ dân số các xã, thị trấn của Phong Điền năm 2013

Diện tích (Km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số

(ngƣời/km2 ) Thị Trấn Phong Điền 8,14 10.992 1.351 Xã Nhơn Ái 16,32 14.208 870 Xã Giai Xuân 19,69 15.502 787 Xã Tân Thới 17,73 13.765 777 Xã Trƣờng Long 31,00 18.565 599 Xã Mỹ Khánh 10,59 10.607 1.002 Xã Nhơn Nghĩa 21,79 17.481 802

Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Phong Điền, 2013

Số liệu thống kê dân số lao động huyện Phong Điền phân theo ngành kinh tế (2013) cho thấy, số ngƣời trên 15 tuổi có hoạt động kinh tế và không

29

hoạt động kinh tế của huyện là 62.255 ngƣời với 32.502 nam và 29.753 nữ. Trong đó, tổng số ngƣời có hoạt động kinh tế ( bao gồm những ngƣời có việc làm và không có việc làm) là 59.012 ngƣời và tổng số ngƣời không hoạt động kinh tế (nội trợ, học sinh, không có nhu cầu việc làm và không có khả năng lao động) là 3.243 ngƣời. Có thể thấy, tuy Phong Điền là một huyện chỉ mới thành lập đƣợc 10 năm nhƣng hoạt động kinh tế tại đây phát triển rất tốt, gần 95% tổng số ngƣời trên 15 tuổi của huyện đều tham gia các hoạt động kinh tế góp phần đƣa kinh tế huyện Phong Điền đi lên, nâng cao mức sống cho ngƣời dân. Bảng 3.4 Cơ cấu lao động có tham gia và không tham gia hoạt động kinh tế

Tổng số Giới tính

Nam Nữ

1. Họat động kinh tế 59,012 30,934 28,078

- Có việc làm 58,082 30,473 27,609

- Không có việc làm ( Thất nghiệp ) 930 461 469

2. Không họat động kinh tế 3,243 1,568 1,675

- Nội trợ 459 0 459

- Đi học 1,885 1,056 829

- Không có khả năng lao động 581 346 235

- Không làm việc, không có nhu cầu làm việc 318 166 152

Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Phong Điền, 2013

Phong Điền là vùng đất chuyên về các hoạt động sản xuất nông nghiệp, bởi nơi đây có đƣợc những thuận lợi về mặt thời tiết, đất đai. Nông nghiệp còn góp phần lớn vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho phần lớn lao động, góp phần phát triển kinh tế vùng. Theo số liệu thống kê trích từ Niên Giám Thống Kê năm 2013, số lao động trên 15 tuổi có việc làm của toàn huyện là 58.082 ngƣời, trong đó lao động tham gia sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm trên 60%, tức là 35.463 ngƣời. Tỷ lệ giới tính lao động trong ngành này chênh lệch không cao, cụ thể là 19.618 lao động nam chiếm 55,40% và 15.795 lao động nữ chiếm 44,60%. Qua đó thấy đƣợc sản xuất nông nghiệp đã giúp giải quyết tốt phần lớn vấn đề việc làm cho lao động của huyện, từng bƣớc nâng cao mức sống cho ngƣời dân địa phƣơng. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng các loại cây ăn trái, tạo các vƣờn sinh thái còn tạo thu nhập cho ngƣời dân qua việc thu hút khách tham quan, thƣởng thức các loại trái cây đặc sản vùng sông nƣớc miền Tây. Phấn đấu đƣa Phong Điền trở thành vùng đất du lịch, lá phổi xanh của TP Cần Thơ. Một số ngành kinh tế tập trung nhiều lao động nhƣ thƣơng nghiệp, sửa chữa, công nghiệp, nhà hàng khách sạn…

30

Bảng 3.5 Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế huyện Phong Điền năm 2013

Ngành kinh tế Tổng Giới tính

Nam Nữ

1. Nông nghiệp và lâm nghiệp 35.463 19.700 15.763

2. Thủy sản 1.061 851 210

3. Công nghiệp khai thác 23 15 8

4. Công nghiệp chế biến 3.222 881 2.341

5. Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nƣớc - - -

6. Xây dựng 3.760 3.642 118

7. Thƣơng nghiệp, sữa chữa đồ dùng 8.368 2.325 6.043

8. Khách sạn , nhà hàng 2.650 1.130 1.520

9. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 1.238 844 394

10. Tài chính tín dụng 86 44 42

11. Họat động khoa học, công nghệ - - -

12. Các họat động liên quan KDTS, DVTV 52 14 38

13. QLNN, ANQP, Bảo đãm XHBB 529 410 119

14. Giáo dục, đào tạo 1.059 313 746

15. Y tế và họat động cứu trợ XH 136 77 59

16. Họat động văn hóa , thể thao 52 38 14

17. Đảng, đoàn thể, hiệp hội 199 126 73

18. Phục vụ cá nhân, công đồng 120 52 68

19. Làm thuê công việc gia đình 64 11 53

20. Các tổ chức, đoàn thể Quốc tế - - -

Tổng 58.082 30.473 27.609

Nguồn: Niên Giám Thống Kê Huyện Phong Điền, 2012

- Văn hóa xã hội

Về cơ sở văn hóa thông tin: toàn huyện có 1 trung tâm văn hóa; 8 thƣ viện, phòng đọc sách.

Về hoạt động văn hóa – văn nghệ trên địa bàn: Phong Điền có tổng cộng 7 xã văn hóa; 79 ấp văn hóa; 23.512 số gia đình văn hóa; 1 thuyền, xe văn hóa;

Một phần của tài liệu đánh giá chất lượng du lịch tâm linh huyện phong điền qua ý kiến du khách (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)