Mối tương quan giữa sinh khối và phản xạ ở các bước sóng khác

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối và phản xạ, phục vụ chuẩn đoán nhanh (Trang 52 - 55)

nhau của ngô

Hệ số tương quan (r) giữa sinh khối tươi (fw) và sinh khối khô (dw) với phản xạ tại các bước sóng khác nhau là khác nhau. Nhìn vào hình 4.6, ta nhận thấy hệ số tương số tương quan ở bước sóng nhìn thấy được bị nhiễu nhiều hơn so với bước cận hồng ngoại (>720 nm). Nhìn chung, hệ số tương quan của phản xạ tán và sinh khối khô cao hơn so với hệ số tương quan của phản xạ và sinh khối tươi.Hệ số tương quan giữa phản xạ tán và sinh khối tươi, sinh khối khô đa số là tương quan thuận (r > 0).

Hình 4.6. Hệ số tương quan (r) giữa phản xạ tán và sinh khối tươi (fw), sinh khối khô (dw) ở giai đoạn trước trỗ 10 ngày

Phương trình dự đoán sinh khối khô của ngô

Để xây dựng phương trình dự đoán sinh khối của ngô thông qua mối tương quan của sinh khối và phản xạ tán, sử dụng phương pháp phân tích hồi quy từng bước (Stepwise Regresion), chọn ra được phản xạ 11 bước sóng có hệ số tương quan chặt chẽ với sinh khối khô, tuy nhiên chỉ có phản xạ 5 bước sóng là có ý nghĩa với sinh khối khô của ngô đó là các bước sóng: 430nm; 679nm; 645,5 nm; 554,5nm; 422,5nm. Các bước sóng này nằm chủ yếu trong vùng ánh sáng nhìn thấy được. Điều này chứng tỏ rằng, ánh sáng nhìn thấy được là tập hợp của rất nhiều tia sáng đơn sắc từ đỏ đến tím, trong đó, có nhiều phản xạ của các tia sáng này bị nhiễu, nhưng có nhiều tia sáng của ánh sáng nhìn thấy được có hệ số tương quan chặt với sinh khối của ngô, như 5 phản xạ của bước sóng nêu trên đã được lựa chọn là bước sóng quan trọng giúp chuẩn đoán sinh khối khô của ngô. Đây là điểm ưu việt của phương pháp đo phản xạ tán so các phương pháp thông thường khác.

Từ kết quả phân tích hồi quy nhiều chiều (Multiple Regresion), phương trình tương quan giữa sinh khối khô (Dw) và phản xạ ở các bước sóng của ngô như sau:

Dw = 191,7 – 80,52.X1 +3,37.X2 +1,39.X3 – 2,54.X4 + 96,04.X5

Trong đó: Dw: Sinh khối khô của cây trồng;

X1: Phản xạ của ngô ở bước sóng 430 nm;

X2: Phản xạ của ngô ở bước sóng 679 nm;

X3: Phản xạ của ngô ở bước sóng 645,5 nm.

X4: Phản xạ của ngô ở bước sóng 554,5 nm.

X5: Phản xạ của ngô ở bước sóng 422,5 nm.

Hệ số tương quan R2 = 0.5066 và phương trình trên có ý nghĩa ở độ tin

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối và phản xạ, phục vụ chuẩn đoán nhanh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w