Ảnh hưởng của các loại giống khác nhau đến phản xạ của ngô

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối và phản xạ, phục vụ chuẩn đoán nhanh (Trang 43 - 46)

Các đối tượng khác nhau trong cùng một nhóm đối tượng sẽ có dạng đường cong phổ phản xạ chung, tương đối giống nhau, song sẽ khác nhau về các chi tiết nhỏ trên đường cong, hoặc khác nhau về độ lớn giá trị cường độ phản xạ. Khi tính chất của đối tượng bị thay đổi thì đường cong phổ phản xạ cũng sẽ bị biến đổi. Các giống ngô khác nhau có những đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, cùng là ngô nhưng khác nhau về giống sẽ cho phản xạ ở các bước sóng cụ thể khác nhau.

Hình 4.3 và bảng 4.4 thể hiện phản xạ tán của hai giống ngô LVN 14 và giống LVN 99:

Hình 4.3. Phản xạ của hai giống ngô V1 và V2 ở các bước sóng khác nhau giai đoạn ngô trước trỗ 10 ngày

- Qua hình 4.3 ta nhận thấy, phản xạ của V1 và V2 ở các bước sóng khác nhau giai đoạn trước trỗ 10 ngày là khác nhau và có xu hướng tăng lên ở bước sóng xanh lá cây (520 – 600 nm), giảm ở bước sóng đỏ (630 – 690 nm) nhưng phản xạ lại tiếp tục tăng ở bước sóng cận hồng ngoại (> 720nm). Phản xạ bước sóng cận hồng ngoại tăng liên quan chặt chẽ đến sự tăng của sinh khối cây trồng, LAI, hàm lượng nước trong lá (Thenkabail et al, 2000) [24]. Còn sự giảm phản xạ tại bước sóng đỏ là kết quả của sự tăng hàm lượng diệp lục và hàm lượng N trong lá (Hansen và Schjoering,2003) [17]. Sự khác nhau trong phản xạ của các bước sóng nhìn thấy được ở hai giống ngô là do sự hấp thụ nhiều ở bước sóng xanh da trời và bước sóng đỏ nhưng lại phản xạ nhiều ánh sáng ở bước sóng màu xanh lá cây.

Sự khác nhau giữa phản xạ phổ của ngô là khá cao ở bước sóng cận hồng ngoại và khá thấp ở các bước sóng có thể nhìn thấy được.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của các loại giống khác nhau đến phản xạ tán của ngô

Chỉ tiêu Đơnvị

Giống

V1 V2

Sinh khối tươi g/m2 1675.0 1347.8

Sinh khối khô g/m2 288.13 236.77

Phản xạ bước sóng xanh da trời(blue) % 15.42 13.08

Phản xạ bước sóng xanh lá cây (Green) % 33.25 31.05

Phản xạ bước sóng đỏ (Red) % 14.28 11.12

Phản xạ bước sóng cận hồng ngoại(near-

infrared) % 57.52 49.09

NDVI red 0.60 0.63

So sánh phản xạ ở các bước sóng khác nhau của hai giống V1 và V2 giai đoạn trước trỗ 10 ngày:

Bảng 4.5 cho ta thấy cụ thể phản xạ của hai giống ngô V1 và V2 với bốn bước sóng cơ bản: Blue, Green, Red, Near – infrared. Từ kết quả trên, ta có nhận xét so sánh phản xạ các bước sóng của hai giống V1 và V2:

- Phản xạ ở các bước sóng nhìn thấy: Phản xạ của giống ngô V1 cao hơn phản xạ tán của giống ngô V2 ở bước sóng đỏ (V1 là 14.28% và V2 là 11.12%) và ở bước sóng xanh lá cây (V1 là 33.25% và V2 là 31.05%). Để giải thích được điều này, có hai lý do được đưa ra đó là:

Thứ nhất, theo Nguyễn Thị Lân,2009 [7], do nhu cầu và việc sử dụng đạm của các giống khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến hiệu suất hấp thu đạm, từ đó cũng ảnh hưởng đến diệp lục (số lượng và chất lượng) và khả năng tích lũy các chất dinh dưỡng trong cây. Các lá phía trên thường có hàm lượng đạm cao hơn và các lá phía dưới có hàm lượng đạm thấp hơn. Khi cây sinh trưởng mạnh thì hàm lượng chất khô lớn, thì sự che bóng giữa các lá càng cao làm tỷ lệ các tế bào có hàm lượng đạm thấp, làm hàm lượng đạm trong thân lá giảm,

ảnh hưởng đến hàm lượng diệp lục trong cây, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thụ ánh sáng đỏ của ngô (Theo Pon và cs, 1994) [23]. Điều này lý giải được một phần nào đó vì sao, giống V1 có sinh khối tươi và sinh khối khô lớn nhưng phản xạ bước sóng đỏ lớn hơn V2.

Thứ hai, giống V1 phản xạ ánh sáng đỏ cao hơn V2 là do đặc tính sinh

trưởng và phát triển của hai giống ngô V1 và V2 đã được trình bày ở bảng 4.2

ta nhận thấy rằng, V1 có thời gian sinh trưởng trung bình (120 – 125 ngày) cao hơn so với V2 (115 – 120 ngày) chính vì vậy nó cũng làm ảnh hưởng nhất định đến thời gian và thành phần các chất dinh dưỡng của các giai đoạn sinh trưởng, đặc biệt là giai đoạn xoắn nõn. Thời kỳ này các bộ phận của ngô V1 sinh trưởng, đặc biệt là bộ phận bắp và bông cờ sinh trưởng rất nhanh và nhanh nhanh hơn V2 vì vậy, ngô V1 ở giai đoạn này sẽ phản xạ ánh sáng đỏ cao hơn các giai đoạn khác và cao hơn phản xạ ánh sáng đỏ của V2.

+ Phản xạ ở bước sóng xanh: Giống V1 phản xạ ánh sáng xanh cao hơn V2. Nguyên nhân là do giống V1 có sinh khối cao hơn so với V2, ngô sinh trưởng mạnh hơn so với V2.

- Phản xạ bước sóng cận hồng ngoại: Phản xạ ở bước sóng này của giống V1 (57.52%) cao hơn V2 (49.09%): Nguyên nhân là do phản xạ bước sóng cận hồng ngoại liên quan đến sự tăng giảm của hàm lượng nước trong tán, LAI (chỉ số diện tích lá) và sinh khối của ngô (Thenkabail et al, 2000) [24]. Mà nhìn vào bảng 4.5 ta thấy, giống V1 lớn hơn V2 cả về sinh khối tươi, sinh khối khô và hàm lượng nước trong cây. Vì vậy, phản xạ bước sóng cận hồng ngoại của ngô V1 cao hơn so với ngô V2.

- Chỉ số thực vật NDVI: Chỉ số NDVI red tương quan nghịch với sinh khối tươi của ngô. NDVI của hai giống V1 và V2 tăng lên (từ 0.06 đến 0.63)

khi sinh khối giảm đi (1657 g/m2 giảm còn 1347.8 g/m2). Điều này liên quan

đến phản xạ ánh sáng đỏ ở V1 và V2.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối và phản xạ, phục vụ chuẩn đoán nhanh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w