Phương pháp bố trí thí nghiệm đồng ruộng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối và phản xạ, phục vụ chuẩn đoán nhanh (Trang 33 - 35)

Cơ sở lựa chọn thí nghiệm là do có sự khác nhau về sinh khối giữa các ô thí nghiệm. Đây là thí nghiệm được bố trí trước từ tháng 2 năm 2012 nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của các giống ngô và đạm đến sinh trưởng và phát triển của ngô.

Thí nghiệm được bố trí tại Khu Công nghệ cao – Khoa Nông học – Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

Vật liệu thí nghiệm:

- Cây trồng: Cây ngô

- Môi trường đất thí nghiệm: pH = 6,0; Mùn = 1,7 %, đạm = 0,14 %, Lân = 0,13 %, Kali = 0,2 %. Đây là một loại đất có giàu dinh dưỡng thích hợp với cây trồng.

- Phân bón: Phân đạm, phân lân và phân Kali để phục vụ cho thí nghiệm.

Quy mô nghiên cứu thí nghiệm của đề tài:

- Mục đích của nghiên cứu thí nghiệm là nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố (giống và đạm) đến sinh khối và phản xạ của cây trồng. Từ đó, tìm ra mối tương quan giữa sinh khối và phản xạ của ngô.

- Đề tài tiến hành nghiên cứu và theo dõi thí nghiệm hai nhân tố: hai mức bón đạm ở giai đoạn trước trỗ 10 ngày ( giai đoạn xoắn nõn) là N = 0 (kg/ha) – kí hiệu là N1 và N = 75 (kg/ha) – ký hiệu là N2 và hai mức giống ngô là Giống V1: LVN14 và Giống V2: LVN99 được bố trí theo kiểu ô chính

– ô phụ với 3 lần nhắc lại. Tổng số ô thí nghiệm được theo dõi là 12 ô thí nghiệm.

- Mỗi ô thí nghiệm có diện tích 5 m2, ngô được trồng trong các ô thí

nghiệm với 24 cây/ 1 hàng, một ô thí nghiệm được bố trí trồng 7 hàng. - Giữa các khối thí nghiệm có trồng hàng rào bảo vệ.

- Môi trường đất nền thí nghiệm được bón 90kg P2O5 + 90kg K2O.

Bảng 3.1. Lượng đạm bón cho các công thức qua các thời kỳ Giống

Mức bón đạm (*)

Lượng bón đạm qua các thời kỳ (kg/ha) Tổng lượng bón Bón 3 – 5 lá Bón 7 – 9 lá Xoắn nõn V1 N1 50 25 0 75 V2 N1 50 25 0 75 V1 N2 50 25 75 150 V2 N2 50 25 75 150

*: Mức bón đạm ở giai đoạn xoắn nõn: N1 là mức bón 0kh/ha; N2 là mức bón 75kg/ha.

3.4.3. Phương pháp đo phản xạ tán

Phản xạ tán của ngô được chụp bằng máy đo phản xạ tán

Spectroradiometer PS – 300 với khoảng nhìn (FOV) là 30o. Bước sóng đo

được từ 300 nm đến 1100 nm với độ phân giải là 0.5nm.

Tiến hành đo các ô thí nghiệm và lấy giá trị đại diện cho mỗi công thức. Mỗi ô thí nghiệm chụp ảnh hai phản xạ và dữ liệu phản xạ cho ô thí nghiệm là giá trị phản xạ trung bình của hai lần chụp phản xạ tán.

Phương pháp đo: máy đo phản xa tán được kết nối với Laptop đã được cài đặt phần mềm SpectraWiz qua cổng USB và kết nối với bộ cảm. Bộ cảm được đưa lên trên cao cách mặt đất 2m nhờ thanh đỡ. Việc đo phản xạ tán của ngô được thực hiện trong khoảng thời gian từ 11h – 13 h (GMT+7) ở giai đoạn ngô 7 - 9 lá và giai đoạn trước trỗ 10 ngày (vào ngày 26 tháng 4 và ngày 12 tháng 5 năm 2012).

Trước khi tiến hành đo phản xạ của ngô ở các ô thí nghiệm, tiến hành đo phản xạ bằng thanh phản xạ tiêu chuẩn (Reflectance standard), máy đo phản xạ tán sẽ tính toán phần trăm (%) phản xạ thực vật từ mẫu phản xạ thực vật và phản xạ tiêu chuẩn.

3.4.4. Phương pháp lấy mẫu cây

Cùng thời điểm với thời điểm đo phản xạ, tiến hành lấy mẫu ba cây trên một ô thí nghiệm tại vị trí để đo phản xạ tán của thực vật. Mẫu thực vật đã lấy được cân để tính trọng lượng tươi, sau đó tiến hành băm mẫu trộn đều lấy 200g mẫu tươi theo quy tắc đường chéo.

Mẫu thực vật đã được băm nhỏ lấy 200g sẽ được sấy trong tủ sấy tại phòng thí nghiệm khoa Nông học, trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên từ

hai đến ba ngày ở nhiệt độ 700C đến khi trọng lượng không đổi. Tiến hành

cân đo sinh khối khô. Số liệu về sinh khối tươi và sinh khối khô được đổi về đơn vị là g.m-2

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối và phản xạ, phục vụ chuẩn đoán nhanh (Trang 33 - 35)