Ảnh hưởng của giống đến sinh khối ngô

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối và phản xạ, phục vụ chuẩn đoán nhanh (Trang 40 - 41)

Trong quy mô thí nghiệm thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của hai giống ngô là LVN14 (V1) và LVN99 (V2) đến sinh khối của ngô.

Ảnh hưởng của các giống ngô khác nhau tới sinh khối của cây ngô ở giai đoạn trước trỗ 10 ngày được thể hiện ở bảng 4.3:

Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các giống khác nhau tới sinh khối của ngô

Đơn vị: g.m-2

Sinh khối (g/m2) Giống Trung bình

Giống V1 Giống V2

SKt 1675.0 1347.8 1511.4

SKk 288.13 236.77 262.44

Hình 4.1. Sinh khối của giống V1 và V2 ở giai đoạn trước trỗ 10 ngày.

- Nhận xét:

Bảng 4.3 và hình 4.1 cho ta thấy rõ về trọng lượng sinh khối tươi, sinh khối khô của V1 và V2 ở giai đoạn trước trỗ 10 ngày. Nhìn vào bảng ta thấy,

sinh khối tươi của V1 (1675g.m-2) lớn hơn sinh khối tươi của V2 (1347.83

g.m-2) là 327.17 g.m-2. Sinh khối khô của giống V1 đạt 288.13 g.m-2 lớn hơn

sinh khối khô của V2 đạt 236.77 g.m-2 là 51.36 g.m-2. Khả năng hấp thụ nước

Mỗi giống khác nhau có khả năng hấp thụ đạm khác nhau, vì vậy, mỗi giống sẽ có hiệu suất hấp thu đạm khác nhau khi được bón cùng một mức đạm giống nhau. Mặt khác, 75% đạm tham gia và cấu tạo diệp lục có vai trò quan trọng trong tích lũy chất khô thông qua quang hợp. Dựa vào đây có thể nói rằng, V1 có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển tốt hơn cho sinh khối ( sinh khối tươi và sinh khối khô) lớn hơn so với V2. Ngoài ra, dựa vào đặc điểm chung của hai giống V1 và V2 đã trình bày ở bảng 4.2 (chiều cao cây, nhu cầu dinh dưỡng…) cũng là một nguyên nhân giải thích cho giống V1 có sinh khối lớn hơn V2.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh khối và phản xạ, phục vụ chuẩn đoán nhanh (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w