- Chỉ số thực vật NDVI: Nhìn vào bảng 4.6 ta nhận thấy, khi sinh khối
tươi của ngô tăng từ N1(1504.17 g/m2) đến N2 (1520.83 g/m2) thì chỉ số
NDVI lại giảm từ N1 (0.64) đến N2 (0.59). Điều này chứng tỏ khi bón đạm ở mức N1 cho ngô, ngô có hoạt động quang hợp tốt, phản xạ ánh sáng ở bước sóng đỏ thấp hơn so với N2.
4.4. Phản xạ tán của ngô qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triểnkhác nhau khác nhau
Tiến hành đo phản xạ tán của ngô được trồng trong thí nghiệm ở hai giai đoạn:
- Giai đoạn cây ngô từ 7-9 lá (Giai đoạn 1): Đây là giai đoạn quyết định năng suất ngô (số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp ngô và kích thước
của bắp ngô). Đây là thời kỳ cây bắt đầu hình thành nên bắp và bông cờ nên nhu cầu nước của cây tăng lên. Nếu thiếu nước ở giai đoạn này cây sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành số lượng hạt và hàng hạt của cây, nên duy trì tưới nước giữ ẩm cho đất khoảng 65 – 75%.
- Giai đoạn xoáy nõn (trước khi trỗ cờ khoảng 10 ngày- Giai đoạn 2)- trỗ cờ-phun râu: Giai đoạn này đánh dấu sự kết thúc của giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng và quyết định số hạt chắc trên bắp ngô, cây ngô rất mẫn cảm với điều kiện thời tiết bất thuận như hạn, nóng, rét. Vì vậy, phải tính toán thời vụ gieo trồng thích hợp. Thời kỳ này các bộ phận của cây sinh trưởng rất nhanh, đặc biệt là bộ phận bắp và bông cờ nên cây cần một lượng nước lớn. Cung cấp nước duy trì độ ẩm đất 70 – 75%.
Đây là hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển quan trọng, quyết định tới sinh khối và năng suất của cây trồng. Mỗi giai đoạn có các đặc điểm riêng biệt về thành phần dinh dưỡng cũng như nhu cầu về dinh dưỡng và nước. Chính vì vậy, phản xạ ở các bước sóng khác nhau tại hai giai đoạn trên cũng có sự khác biệt.
Phản xạ của ngô tại các bước sóng khác nhau ở hai giai đoạn sinh trưởng được thể hiện ở hình 4.5:
Hình 4.5. Phản xạ tại các bước sóng khác nhau của giống ngô V1 ở hai giai đoạn phát triển
Phản xạ tại các bước sóng khác nhau của ngô ở hai giai đoạn phát triển là khác nhau và biến thiên theo hướng theo hướng chung đó là: Phản xạ cao ở vùng sóng xanh, thấp ở vùng sóng đỏ, và tiếp tục tăng ở bước sóng cận hồng ngoại.
Bảng 4.7 thể hiện phản xạ tán của ngô ở hai giai đoạn tại các bước sóng khác nhau:
Bảng 4.7. Phản xạ của giống ngô V1 tại hai giai đoạn phát triển
Chỉ tiêu Đơnvị Giai đoạn
Giai đoạn 1 Giai đoạn 2
Sinh khối tươi g/m2 1462.14 1675
Sinh khối khô g/m2 178.67 288.13
Phản xạ bước sóng xanh da trời(blue) % 5.94 12.51
Phản xạ bước sóng xanh lá cây (Green) % 22.35 33.25
Phản xạ bước sóng đỏ (Red) % 6.42 14.28
Phản xạ bước sóng cận hồng
ngoại(near-infrared) % 41.02 57.52
NDVI red 0.73 0.60
So sánh phản xạ tại các bước sóng khác nhau của ngô ở hai giai đoạn sinh trưởng:
+ Phản xạ bước sóng đỏ của ngô V1 ở giai đoạn 1 thấp hơn so với ở giai đoạn 2, điều này chứng tỏ, V1 ở giai đoạn 1 hấp thụ nhiều ánh sáng đỏ phục vụ cho quang hợp của cây trồng, nguyên nhân của hiện tượng này là do giai đoạn 7 – 9 lá là giai đoạn bắt đầu hình thành bắp và bông cờ nên cây tăng cường quang hợp để tổng hợp nên các chất dinh dưỡng, cung cấp cho cây
hình thành bắp và bông cờ. Ở giai đoạn 2, phản xạ đỏ tăng cao là do hai nguyên nhân chủ yếu: Thứ nhất, đây là giai đoạn cây bắt đầu chấm dứt giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, chuyển sang giai đoạn sinh trưởng khác, hoạt động quang hợp giảm hẳn so với các giai đoạn trước. Thứ hai là ở giai đoạn này, ngô bắt đầu trỗ cờ - phun râu, vì vậy, sẽ phản xạ ánh sáng đỏ nhiều hơn các giai đoạn trước.
+ Phản xạ bước sóng hồng ngoại: sinh khối và hàm lượng nước của ngô V1 ở giai đoạn 2 cao hơn giai đoạn 1, chính vì vậy, phản xạ ở bước sóng hồng ngoại cũng cao hơn giai đoạn 1.