Đánh giá tính khả thi nhân rộng áp dụng bioga sở xã Trường Long, huyện

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 74)

huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Hiện tại có khoảng 34,45% hộ gia đình khu vực xã Trường Long được lắp đặt hệ thống biogas, việc không mở rộng lắp đặt hệ thống biogas trên địa bàn xã gây ảnh hưởng trên nhiều mặt cả về kinh tế và môi trường. Những hộ gia đình không được lắp đặt biogas sẽ xử lý chất thải chăn nuôi theo cách xử lý không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng đến môi trường và cả cho sức khỏe con người. Trong đó, việc xã chất thải nuôi heo trực tiếp xuống ao, hồ, sông, kênh sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, gây mùi hôi thối khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực. Nhiều hộ gia đình sẽ sử dụng nguồn nước sông để phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt dùng cho sinh hoạt hàng ngày.

Trong những hộ gia đình chưa được lắp đặt biogas, có tỷ lệ hộ gia đình chấp nhận lắp đặt biogas không cao. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn, họ đã đăng kí để được lắp đặt biogas từ hỗ trợ của dự án lâu nhưng vẫn chưa được đáp ứng. Theo kết quả khảo sát, có tất cả 43,33% hộ gia đình chấp nhận tham gia lắp đặt biogas, trong khi đó tổng số hộ có nuôi heo nhưng chưa lắp đặt mô hình biogas tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ là 196 hộ. Như vậy, theo tỷ lệ khảo sát trên, tương ứng cho tổng thể có thể có khoảng 85 hộ là chấp nhận tham gia vào lắp đặt biogas.

63 CHƯƠNG 5

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG ÁP DỤNG BIOGAS TẠI

XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ Việc triển khai mở rộng mô hình biogas còn nhiều vấn đề cần xem xét, đối với mô hình biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền có một số thuận lợi làm nền tảng cho việc mở rộng bên cạnh những khó khăn còn tồn tại. Bảng 5.25 thể hiện những giải pháp để giải quyết những vấn đề trong việc mở rộng mô hình biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Bảng 5.25 Những vấn đề và giải pháp trong việc mở rộng mô hình biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Vấn đề Giải pháp

- Tỷ lệ hộ gia đình tham gia còn thấp do không có vốn đầu tư.

- Giải quyết vấn đề về vốn cho người dân.

- Người dân nhận thấy cách xử lý chất thải chăn nuôi hiện tại đã thích hợp.

- Hầu hết các đáp viên đều biết mô hình biogas, tuy nhiên không hiểu biết hết các lợi ích mà mô hình mang lại.

- Không tin tưởng vào công nghệ biogas. - Vấn đề chất đốt có sẵn ở địa phương.

- Thực hiện các hoạt động tuyên truyền cho người dân về mô hình biogas, và những tác hại đối với môi trường khi chất thải chăn nuôi không được xử lý đúng cách.

-Chăn nuôi theo hình thức hộ gia đình, số lượng heo ít, và chăn nuôi heo không thường xuyên.

- Người dân không có đất để xây dựng. - Người dân không biết kỹ thuật, không có ai phổ biến lắp đặt xây dựng

- Thực hiện các giải pháp kĩ thuật để mở rộng mô hình biogas.

٭ Giải quyết vấn đề về vốn cho người dân.

Theo như kết quả điều tra thì đa số hộ dân có nhu cầu lắp đặt biogas, tuy nhiên chi phí ban đầu khá cao là rào cản rất lớn cho việc chấp nhận lắp đặt biogas của nông hộ. Do đó để giải quyết vấn đề về vốn cho người dân cần thực hiện theo những giải pháp cụ thể sau:

64

- Khuyến khích người dân thành lập tổ chức hỗ trợ nhau, đóng góp vốn cho hộ gia đình có nhu cầu làm hầm ủ biogas, như vậy sẽ làm giảm áp lực về khoản đầu tư ban đầu cho người dân. Thay vào đó, khi mô hình biogas đi vào hoạt động, mỗi tháng hộ dân sẽ chích ra một số tiền nhất định để trả lại cho hội dân.

- Các ngân hàng chính sách, các tổ chức ở địa phương như hội phụ nữ cần giúp đỡ người dân, để người dân được vay vốn với giá ưu đãi. Khoản tiền trợ cấp và tiền lãi sẽ được thu hồi theo từng chu kì nhất định.

- Đối với những dự án hỗ trợ làm túi ủ/ hầm ủ biogas, cần phân bổ nguồn trợ cấp hợp lý như tăng số nông hộ có thu nhập thấp được hưởng trợ cấp và tăng giá trị khoản trợ cấp cho các hộ thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo.

٭ Thực hiện các hoạt động tuyên truyền cho người dân.

Việc tự xử lý chất thải chăn nuôi của người dân đã trở thành thói quen theo xu hướng cộng đồng nên việc thay đổi thói quen tự xử lý chất thải chăn nuôi của người dân cần có thời gian. Cần thực hiện tuyên truyền cho người dân về tác hại đối với môi trường của việc xử lý chất thải chăn nuôi không đúng cách, tuyên truyền thông qua các buổi họp tổ, ấp, họp dân để người dân nhận thức rõ về tác hại của chất thải chăn nuôi, đồng thời trong các buổi họp đó cũng nên tuyên truyền về lợi ích của mô hình biogas đối với hộ gia đình và hiểu biết về an toàn khi sử dụng biogas. Bên cạnh đó, do đặc điểm của vùng nông thôn các phương tiện truyền thông như tivi, loa phát thanh là phương tiện truyền thông phổ biến và được theo dõi nhiều nhất, vì vậy trên các bảng tin hàng ngày ở địa phương cần trích ngắn gọn về tác hại vả những lợi ích mà mô hình biogas mang lại. Thêm vào đó, cần treo những khẩu hiệu tuyên truyền về giữ vệ sinh môi trường ở từng ấp, thị trấn để người dân nhận thức rõ hơn về việc bảo vệ môi trường ở khu vực, không tự ý xử lý chất thải chăn nuôi.

Đối với những hộ dân nuôi heo với số lượng lớn, ngoài công tác tuyên truyền, hướng đẫn cần thực hiện những biện pháp bắt buộc để hộ chấp nhận lắp đặt biogas, Với số lượng heo nuôi lớn nếu hộ dân không chấp nhận lắp đặt biogas mà tự ý xử lý chất thải sai quy định như xã thải xuống ao, sông, kênh làm cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.

Theo như kết quả nghiên cứu, không phải hộ nào cũng chấp nhận tham gia lắp đặt biogas, tuy nhiên vẫn có những hộ có nhu cầu lắp đặt biogas rất cao. Vì vậy, cần thực hiện lắp đặt đối với những hộ có nhu cầu cao trước sau đó dần dần đến các hộ khác. Do quyết định tham gia của cộng đồng có ảnh hưởng đến quyết định

65

của các hộ gia đình có chấp nhận lắp đặt biogas không. Do đó, chỉ cần mô hình biogas được lắp đặt ở 1 hộ gia đình trong 1 khu vực sẽ gây ảnh hưởng và thu hút sự tham gia của nhiều hộ gia đình khác trong khu vực.

٭ Thực hiện các giải pháp kĩ thuật để mở rộng mô hình biogas.

Hiện tại việc sử dụng biogas tại xã Trường Long được triển khai ở những hộ nuôi heo với quy mô nhất định. Vì vậy, việc mở rộng phát triển nhà vệ sinh biogas sẽ giúp phổ biến sử dụng túi ủ biogas đến những hộ gia đình nuôi heo với quy mô nhỏ lẻ, nhà vệ sinh biogas sẽ cung cấp thêm nguồn nguyên liệu đầu vào cho túi ủ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nông hộ, tiến tới giảm toàn bộ lượng nhiên liệu truyền thống sử dụng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đào tạo đội ngủ lắp đặt chuyên môn về biogas bằng cách mở các lớp tập huấn về lắp đặt biogas cho các kĩ thuật viên đang làm công việc lắp đặt biogas, đồng thời cũng cần phổ biến trên các phương tiện truyền thông để những người đang lắp đặt biogas cho nông hộ nắm được kỹ thuật xây dựng một cách cụ thể hơn. Bên cạnh đó cũng cần mở những lớp tuyên truyền hướng dẫn người dân cách sử dụng biogas, để nâng cao trình độ kỹ thuật của nông hộ. Đối với những hộ không có đất để xây dựng nên lắp đặt mô hình túi ủ biogas, vì túi ủ biogas có thể lắp nổi trên mặt nước.

66 CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận

Mô hình biogas mang lại nhiều lợi ích về kinh tế do tiết kiệm được chi phí, ngoài chi phí chất đốt chi trả mỗi tháng cho hộ gia đình và tiết kiệm được thời gian thu lượm củi của nông hộ, còn tiết kiệm được chi phí phân bón cho cây trồng và chi phí thức ăn cho cá, tăng thêm thu nhập cho người dân trên địa bàn xã. Bên cạnh đó, việc chấp nhận lắp đặt biogas của nông hộ còn giúp bảo vệ lợi ích của môi trường, giúp môi trường xung quanh khu vực nuôi heo không có mùi hôi thối, khó chịu.

Các nông hộ tại địa bàn xã Trường Long nuôi heo đều đạt lợi nhuận, những hộ nuôi heo thịt lợi nhuận tính trên 1 kg heo thịt là 17.151 đồng nếu hộ sử dụng giống từ con giống có sẵn trong gia đình, đối với những hộ sử dụng giống mua thì lợi nhuận đạt thấp hơn, mỗi kg heo thịt bán ra hộ chỉ lời được 14.474 đồng. Đối với heo nái, trung bình mỗi năm hộ dân có lời 9.320.491 đồng. Lợi nhuận này nhìn chung đạt khá cao do chi phí mà những hộ nuôi heo thịt và heo nái đạt được chỉ tính trên ba nguồn chi phí chính là chi phí giống, chi phí thức ăn và thú y, không tính khấu hao chùng trại, công lao động gia đình và các khoản chi phí khác như chi phí điện, nước. Bên cạnh đó, do chăn nuôi của người dân là nuôi theo quy mô hộ gia đình nên tận dụng thức ăn thừa và phụ phẩm trong nông nghiệp làm thức ăn cho heo góp phần làm giảm chi phí thức ăn. Trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014 giá heo thịt cũng tăng lên từ 4.600 ngàn đồng/ tạ đến 5.000 ngàn đồng/ tạ, nên hiệu quả chăn nuôi heo của người dân đạt khá cao.

Qua điều tra, khảo sát thực tế ở xã Trường Long, huyện Phong Điền cho thấy có 43,33% hộ gia đình có nuôi heo nhưng chưa áp dụng mô hình biogas chấp nhận tham gia vào mô hình biogas. Tỷ lệ này là không cao, đây là những hộ gia đình tìm năng tham gia vào lắp đặt biogas trên địa bàn xã Trường Long. Quyết định tham gia lắp đặt mô hình biogas của hộ gia đình chịu tác động bởi ba yếu tố chính, đó là số lượng heo nuôi của gia đình, giả định giá chất đốt tăng 25% và sự tham gia của cộng đồng.

67 6.2 Kiến nghị

٭ Đối với hộ gia đình

Cần năng cao nhận thức và hiểu biết của mỗi người dân về tác hại của chất thải chăn nuôi không được xử lý thích hợp đối với môi trường và sức khỏe người dân. Bên cạnh đó cần năng cao hiểu biết về lợi ích của mô hình biogas thông qua việc tham gia các lớp tập huấn và thực hiện theo công tác tuyên truyền của địa phương.

٭ Đối với chính quyền địa phương

Cần có biện pháp tích cực trong công tác phòng, chống dịch bệnh lở mồm long móng và heo tai xanh tại địa phương. Chính quyền địa phương cần thường xuyên tổ chức các đợt vệ sinh chuồng trại, tiêu độc sát trùng... Đồng thời vận động người dân cùng tham gia phòng chống dịch thông qua hướng dẫn họ cách vệ sinh chuồng trại, chế độ dinh dưỡng cho đàn heo hợp lý và phòng bệnh ở heo.

Phối hợp với tổ chức ở địa phương cùng thực hiện các chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường và tác hại của việc xử lý chất thải chăn nuôi không đúng cách. Thêm vào đó, địa phương nên tổ chức các buổi họp dân, lấy ý kiến người dân định kỳ.

Chính quyền đại phương phố hợp với các cơ quan chuyên môn và những người đã sử dụng biogas trước đó tuyên truyền, phổ biến các thông tin về túi ủ như về lợi ích và những hiểu biết về an toàn trong việc sử dụng biogas. Cần nêu lên những lợi ích của mô hình như: có gas sử dụng, đảm bảo vệ sinh xung quanh khu vực chuồng trại, bã thải có thể sử dụng cho trồng trọt và chăn nuôi...

٭ Đối với chính phủ

Tăng cường tuyên truyền thông tin về biogas trên các phương tiện truyền thông đại chúng, giúp mở rộng kiến thức cho người dân

Chính phủ cần ban hành các cơ chế trợ cấp hoặc vay ưu đãi thích đáng nhằm hỗ trợ hộ gia đình, đặc biệt các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn để họ có thể tiếp cận với với công nghệ biogas. Điều này sẽ rất có ý nghĩa trong việc cải thiện kinh tế nông hộ và cải thiện các vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến vấn đề chăn nuôi ở nông thôn.

68

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt

Bùi Nguyễn, 2011. Nguy cơ dịch bệnh từ 80 triệu tấn chất thải. Truy cập

tại trang web http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/2/20 /81584/Nguy-co-dich- benh-tu-80-trieu-tanchat-thai.aspx. Truy cập ngày 02/10/2012.

Bui Xuân An, Phát triển công nghệ biogas ở VIệt Nam: Nhu cầu liên kết

giữa cơ quan nghiên cứu và doanh nghiệp. Khoa Khoa Học Công Nghệ trường

Đại Học Hoa Sen.

Cuc chăn nuôi- Bộ NN và PTNT, Tổ chức phát triển Hà Lan, 2011. Tài

liệu tập huấn -Công nghệ KSH quy mô hộ gia đình. Văn phòng dự án khí sinh

học trung ương- BPD/ Cục chăn nuôi – DLP.

Dự án tài chính nông thôn III, sở giao dịch III, Ngân hàng TMCP đầu tư và

phát triển Việt nam _ BIDV, The world bank. Giới thiệu các mô hình biogas

trong chăn nuôi.

Dương Nguyên Khang. Hiện trạng và xu hướng phát triển công nghệ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

biogas ở Việt Nam. Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Ho Thi Lan Huong, 2002. Utilization of biogas technology for generating electricity and storing oranges; International Workshop Research and Development on Use of Biodigesters in SE Asia region,

http://www.mekarn.org/procbiod/contents.htm

Hòang Kim Giao (2011), Công nghệ Khí sinh học quy mô hộ gia đình. Cục chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Lâm Vĩnh Sơn, Nguyễn Trần Ngọc Phương. Nghiên cứu nâng cao hiệu

quả xử lý nước thải chăn nuôi bằng mô hình biogas có bổ sung bã mía. Kỷ yếu

hội nghị Khoa học Môi trường và Công nghệ sinh học năm 2011 trang 55-66.

Monre, 2012. Chất thải chăn nuôi gây ra nhiều bệnh. Truy cập tại trang

web http://www.tinnhanhmoitruong.vn/19/400.tcmt. Truy cập ngày 02/10/2012. Nguyễn Quang Dũng, 2011. Khảo sát người dùng khí sinh học 2010 – 2011. Chương trình khí sinh học cho ngành chăn nuôi Việt Nam.

Nguyễn Quang Khải, 2002. Công nghệ KSH- hướng dẫn xây dựng, vận

hành bảo dưỡng, sử dụng toan diện KSH và bã thải. NXB lao động- xã hội.

Nguyên Thị Hồng, Phạm Khắc Liệu,2012. Đánh giá hiệu quả xử lý nước

thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas quy mô hộ gia đình ở Thừa Thiên Huế. Tạp

chí khao học, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012.

Phạm Bích Hiên, 2012. Nghiên cứu vi sinh vật để xử lý chất thải chăn nuôi

dạng rắn. Luận án tiến sĩ, trường Đại học khoa học tự nhiên.

Phạm Văn Thành, 2008. Công nghệ khí sinh học (biogas) những áp dụng

thực tiễn. Báo cáo tập huấn công nghệ biogas và sử dụng các sản phẩm của hầm

ủ. Trường Đại Cần Thơ

Phùng Chí Sỹ, 2009. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp vệ sinh môi trường

khả thi trong và sau lũ tại đồng bằng sông Cửu Long; đề tài trọng điểm (Mã số

69

Tổng cục thống kê, 2010. Niên giám thống kê 2010. Hà Nôi: Nhà xuất bản

Thống kê.

Trần Việt Dũng, Hà Việt Hùng, Huỳnh Thị Liên Hoa, Vũ Huy Hoàng,

2009. Báo cáo khảo sát người dùng KSH 2009. Văn phòng Dự án KSH.

Trần Yêm, Trịnh Thị Thanh, Đồng Kim Loan, 2004. Giáo trình công nghệ

môi trường. NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

Viện Quản lý và Phát triển Châu Á (AMDI). Báo cáo khảo sát thiết bị sử

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 74)