GIÁ TÍNH KHẢ THI CỦA VIỆC NHÂN RỘNG MÔ HÌNH BIOGAS CỦA
NGƯỜI DÂN Ở XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 MÔ TẢ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘ GIA ĐÌNH ĐÌNH
Đề tài đã tiến hành khảo sát 60 hộ gia đình có chăn nuôi heo nhưng không áp dụng biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Đặc điểm về đối tượng nghiên cứu và đặc điểm về nông hộ được trình bày cụ thể ở bảng 4.8 và 4.9 dưới đây.
4.1.1 Thông tin đối tượng nghiên cứu
Đối tượng phỏng vấn của đề tài là những người có tham gia vào hoạt động chăn nuôi heo của gia đình. Thông tin và đặc điểm về đối tượng nghiên cứu được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8 Mô tả đối tượng phỏng vấn ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Tiêu chí Quan Sát Trung Bình Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất
Tuổi đáp viên (tuổi) 60,00 47,87 11,09 67,00 21,00
Trình độ học vấn (lớp) 60,00 6,30 2,46 12,00 0,00
Nguồn: Kết quả điều tra tháng 10 năm 2014
Theo kết quả phân tích ở bảng 4.8, trung bình tuổi của đáp viên là 47,87 tuổi. Đáp viên có tuổi cao nhất là 67, đáp viên có tuổi thấp nhất là 21 tuổi. Trình độ học vấn của đa số các đáp viên khá thấp, trung bình học vấn của các đáp viên là lớp 2. Theo kết quả điều tra, trình độ học vấn của đa số các đáp viên là cấp II chiếm tỷ lệ khá cao 51,7%, có 38,3% các đáp viên học hết cấp I. Đồng thời, chỉ có khoảng 8,3% các đáp viên được học đến cấp III. Trong tổng số mẫu điều tra, có 1 đáp viên không được đi học chiếm tỷ lệ không đáng kể là 1,7%.
Về giới tính của đáp viên: các đáp viên trả lời có giới tính đồng đều nhau. Đáp viên có giới tính là nam trả lời chiếm 51,7%, đáp viên nữ chiếm 48,3%.
35
Hình 4.3 Tỷ lệ giới tính của đáp viên (n=60)
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
4.1.2 Đặc điểm của hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ phố Cần Thơ
Đặc điểm của hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ được trình bày trong bảng 4.9.
Bảng 4.9 Đặc điểm của các hộ dân xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Cao nhất Thấp nhất Thu nhập (triệu đồng) 60,00 8,56 1,75 100,00 0,70
Số thành viên gia đình (người) 60,00 4,37 1,30 8,00 2,00
Số năm chăn nuôi (năm) 60,00 11,20 9,59 42,00 1,00
Diện tích chuồng (m2) 60,00 38,33 34,43 176,00 12,00
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Theo kết quả phân tích ở bảng 4.9 thu nhập trung bình của các hộ gia đình trong một tháng là 8,56 triệu đồng, mức thu nhập cao nhất đạt đến 100 triệu đồng/ tháng, trong khi mức thu nhập thấp nhất chỉ đạt 0,7 triệu đồng/ tháng. Về số lượng thành viên gia đình, đạt thấp nhất là 2 người, trong khi đó cao nhất là 8
36
người, vì vậy số thành viên gia đình đạt cao đến 4,37 người. Theo kết quả điều tra, hộ gia đình có 4 người chiếm tỷ lệ cao, chiếm đến 43,3% trong tổng số mẫu.
Số năm chăn nuôi heo trung bình của các hộ gia đình khá cao 11,2 năm. Trong đó hộ có số năm nuôi heo nhiều nhất là 42 năm, số năm nuôi heo ít nhất là 1 năm. Diện tích chuồng trại chăn nuôi của các hộ gia đình đạt trung bình là 38,33 m2. Trong đó hộ có diện tích nuôi cao nhất là 176 m2, diện tích nuôi thấp nhất là 12 m2.
4.2 CHI PHÍ CHẤT ĐỐT TRUNG BÌNH THÁNG MÀ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ PHẢI CHI TRẢ
Quá trình khảo sát thực tế cho thấy, các nông hộ trên địa bàn xã Trường Long sử dụng gas, củi cho hoạt động đun nấu là chủ yếu, một số rất ít nông hộ có sử dụng trấu để sử dụng cho gia đình
Hình 4.4 Tỷ lệ hộ dân sử dụng nguyên liệu truyền thống ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Đa số hộ dân ở xã Trường Long sử dụng củi cho mục đích đun nấu trong gia đình là chủ yếu (hình 4.4), có đến 88,3% hộ dân trong mẫu khảo sát sử dụng củi. Củi được nhiều người một phần là do giá củi thấp so với các loại nguyên liệu đun nấu truyền thống còn lại, còn phần lớn là do củi là loại nguyên liệu có sẵn trong gia đình, chỉ tốn thời gian để thu lượm, không phải bỏ tiền ra mua như các nguyên liệu khác. Bên cạnh đó số hộ sử dụng gas cũng khá cao, chiếm đến 75% trong tổng mẫu nghiên cứu. Tuy nhiên, theo như khảo sát thì đa số các hộ ít sử
37
dụng gas cho mục đích đun nấu hàng ngày, do giá gas cao nên chỉ sử dụng gas cho những trường hợp cần thiết như hâm nóng thức ăn. Ngoài ra, trấu cũng được sử dụng để đun nấu trong gia đình nhưng tỷ lệ hộ sử dụng trấu rất ít, chỉ có 7 hộ tương ứng tỷ lệ 11,7% hộ trong tổng mẫu điều tra.
Theo mẫu điều tra, các mẫu có thể được phân ra làm 6 nhóm hộ: nhóm hộ chỉ sử dụng gas, nhóm hộ chỉ sử dụng củi, nhóm hộ sử dụng củi và trấu, nhóm hộ sử dụng gas và củi, nhóm hộ sử dụng gas và trấu, nhóm hộ sử dụng cả ba loại nguyên liệu gas, củi và trấu.
Bảng 4.10 Chi phí sử dụng chất đốt trong nông hộ phân theo nhóm hộ ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Đơn vị tính: ngàn đồng Nhóm hộ Tỷ lệ (%) Trung Bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất Chỉ sử dụng củi 20,000 308,330 114,482 200,000 500,000 Chỉ sử dụng gas 10,000 123,000 6,481 115,000 130,000 Sử dụng củi và gas 58,300 332,940 163,772 182,000 844,000 Sử dụng củi và trấu 5,000 473,330 116,762 370,000 600,000 Sử dụng gas và trấu 1,700 210,000 210,000 210,000
Sử dụng gas, củi và trấu 5,000 436,000 182,705 280,000 637,000
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Trong tổng mẫu khảo sát có đến 58,3% hộ sử dụng cả củi và gas dùng cho đun nấu. Chi phí chất đốt của nhóm hộ này khá cao, trung bình mỗi hộ chi 332,940 ngàn đồng mỗi tháng, hộ chi cao nhất là 844 ngàn đồng/ tháng, hộ chi thấp nhất là 182 ngàn đồng/ tháng. Nhóm hộ chỉ sử dụng củi chiếm đến 20% trong tổng mẫu khảo sát, đối với nhóm hộ này, chi phí chi cho chất đốt trung bình mỗi tháng của hộ là 308,33 ngàn đồng, cao nhất là 500 ngàn đồng, thấp nhất là 200 ngàn đồng. Có 10% hộ chỉ sử dụng gas cho mục đích đun nấu, đây chủ yếu là những hộ có thu nhập cao nên có điều kiện sử dụng nguồn năng lượng này, những hộ chỉ sử dụng gas cho đun nấu là những hộ gia đình ít người nên chi phí chất đốt sử dụng cho đun nấu không đáng kể. Trung bình mỗi tháng hộ chi 123 ngàn đồng, cao nhất là 130 ngàn đồng và thấp nhất là 115 ngàn đồng. Chênh lệch về chi phí giữa hộ cao nhất và hộ thấp nhất của nhóm hộ chỉ sử dụng gas
38
thấp hơn so với các nhóm hộ còn lại, nguyên nhân chủ yếu là do số người trong gia đình những nhóm hộ này khá tương đồng với nhau.
Không có hộ nào trong mẫu khảo sát chỉ sử dụng trấu để đun nấu. Có 5% hộ sử dụng cả củi và trấu cho đun nấu, trung bình mỗi tháng nhóm hộ này chi khoảng 473,33 ngàn đồng, cao nhất là 600 ngàn đồng/ hộ/ tháng và thấp nhất là 370 ngàn đồng/ hộ/ tháng. Nhóm hộ sử dụng gas và trấu cho đun nấu chiếm tỷ lệ rất ít trong tổng mẫu điều tra, chỉ có 1,7% tương ứng với 1 hộ, mỗi tháng hộ này chi 210 ngàn đồng cho nguồn chất đốt mà gia đình sử dụng. Nhóm hộ sử dụng cả ba loại gas, củi và trấu để đun nấu chiếm 5% trong tổng mẫu điều tra. Chi phí chi cho chất đốt của nhóm hộ này cũng khá cao, trung bình mỗi hộ chi 436 ngàn đồng/ tháng, cao nhất là 637 ngàn đồng/ hộ/ tháng, thấp nhất là 280 ngàn đồng/ hộ/ tháng.
Nhìn chung chi phí chi trả cho mỗi hộ gia đình đối với loại nhiên liệu truyền thống là khá cao. Nếu mô hình biogas được mở rộng lắp đặt đối với những hộ gia đình thì sẽ tiết kiệm được khoản chi phí chi trả cho nhu cầu chất đốt hàng tháng. Với khoản tiền tiết kiệm này, nông hộ có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau cho sinh hoạt trong gia đình.
4.3 PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN TỪ VIỆC CHĂN NUÔI HEO CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH Ở XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ GIA ĐÌNH Ở XÃ TRƯỜNG LONG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.3.1 Đặc điểm nuôi heo của các hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Theo kết quả khảo sát 60 hộ gia đình ở xã Trường Long, không phải hộ nào cũng nuôi đủ cả 2 loại heo (heo thịt, heo nái). Trong mẫu phỏng vấn 60 hộ gia đình có 24 hộ vừa nuôi heo thịt vừa nuôi heo nái chiếm tỷ lệ 40% trong tổng mẫu. Có 19 hộ chỉ nuôi heo nái chiếm tỷ lệ 32% trong tổng mẫu, số hộ chỉ nuôi heo thịt chiếm tỷ lệ ít hơn chỉ có 28% hộ được khảo sát tương ứng với số hộ là 17.
39
Hình 4.5 Tỷ lệ hộ dân nuôi các loại heo ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Đặc điểm chăn nuôi heo của các nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ sẽ được mô tả chi tiết ở bảng 4.11 dưới đây.
Bảng 4.11 Đặc điểm chăn nuôi heo của các nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (tháng 9/ 2013 đến 9/ 2014)
Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất
Heo thịt:
- Số lứa/ năm (lứa/ năm) - Số heo/ lứa (con/ lứa) - Trọng lượng heo xuất chuồng (kg/ con) 2,51 7,63 98,73 0,68 5,46 2,55 1,00 2,00 90,00 3,00 37,00 104,00 Heo nái:
- Số lứa/ năm (lứa/ năm) 1,84 0,37 1,00 2,00
Tổng số heo/ năm - Heo thịt (con/ năm) - Heo nái (con/ năm)
15,10 13,58 1,52 16,39 16,66 1,87 1,00 0,00 0,00 110,00 110,00 12,00
40
Đối với heo thịt, trung bình một năm nông hộ nuôi 2,51 lứa, hộ nuôi thấp nhất là 1 lứa, hộ có số lứa nuôi cao nhất là 3 lứa/ năm (bảng 4.11). Số con trung bình nuôi mỗi lứa là 7,63 con, trung bình số con thấp do các hộ ở xã Trường Long nuôi heo theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu. Số con nuôi một lứa thấp nhất là 2 con và cao nhất là 37 con. Trọng lượng heo xuất chuồng bình quân là 98,73 kg, trong đó cao nhất là 104 kg và thấp nhất là 90 kg. Đối với heo nái, trung bình mỗi hộ nuôi 1,84 lứa/ năm, số lứa nuôi của heo nái thấp hơn heo thịt, dao động từ 1 đến 2 lứa/ năm. Về quy mô chăn nuôi, trung bình mỗi hộ nuôi 15 con trong đó có 13 heo thịt và 2 heo nái, hộ nuôi cao nhất là 110 con và thấp nhất là 1 con.
4.3.2 Phân tích tổng chi phí trong chăn nuôi heo ở các nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Chi phí là khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình chăn nuôi, chi phí càng thấp chứng tỏ người nuôi có phương pháp chăn nuôi hiệu quả. Chi phí trong chăn nuôi bao gồm chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí lao động, chi phí điện nước, khấu hao chuồng trại. Do chăn nuôi ở xã chỉ nuôi theo quy mô hộ gia đình nên chi phí điện nước được người dân sử dụng chung với sinh hoạt trong gia đình nên khó xác định. Ngoài ra, đề tài cũng không đề cập đến chi phí lao động do chăn nuôi heo theo quy mô hộ gia đình thường chủ yếu là lao động nhà, còn chi phí lao động thuê gần như không có bởi vì phần lớn người chăn nuôi theo quan niệm lấy công làm lời do đó người dân không quan tâm đến chi phí lao động nên gây khó khăn trong việc thu thập thông tin. Đây cũng là hạn chế của đề tài.
4.3.2.1 Chi phí trong chăn nuôi heo thịt của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ
Trong chăn nuôi heo thì chi phí giống và chi phí thức ăn ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng chi phí. Chi phí giống của mỗi hộ khác nhau ngoài nguyên nhân do quy mô chăn nuôi và giá mua con giống khác nhau còn do nguồn gốc của con giống. Đối với những hộ mua con giống về nuôi thì chi phí cao hơn so với hộ có sẵn giống nhà. Việc chọn giống có sẵn trong gia đình để nuôi ngoài để tiết kiệm được chi phí con giống, họ thường chọn giống tốt để nuôi nên con mau lớn, tiết kiệm được thời gian, chi phí. Bảng 4.12 trình bày chi phí của hộ gia đình tính trên 1kg heo thịt đối với những hộ mua con giống và những hộ sử dụng giống nhà.
41
Bảng 4.12 Các khoản chi phí bình quân của các nông hộ ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ tính trên một kg heo thịt xuất chuồng
Loại chi phí
Giống nhà Giống mua
Số tiền (đồng/ kg) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng/ kg) Tỷ trọng (%) Giống 8.490,00 26,02 11.970,00 33,90 Thức ăn 24.100,00 73,86 23.300,00 66,00 Thú y 38,00 0,12 35,00 0,10 Tổng 32.628,00 100,00 35.305,00 100,00
Nguồn: Điều tra thực tế, 2014
Chi phí giống: Trong chăn nuôi heo thịt chọn được một loại heo giống có chất lượng tốt sẽ làm heo tăng trọng nhanh, giúp tiết kiệm chi phí và giá bán được cao. Tuy nhiên các nông hộ thường tận dụng heo có sẵn của gia đình vì đã chọn được giống tốt, tiết kiệm thời gian và nuôi mau lớn. Chi phí giống của nhóm hộ nuôi heo thịt từ heo con có sẵn trong gia đình thấp hơn nhóm hộ mua heo con về nuôi. Theo kết quả bảng 4.12, đối với nhóm hộ nuôi từ heo con có sẵn chi phí heo giống chiếm 26,02% trong tổng chi phí tạo ra 1kg heo thịt, để tạo ra 1kg heo thịt nông hộ phải tốn 8.490 đồng con giống. Trong khi đó ở nhóm hộ mua heo giống về nuôi thì chi phí này chiếm 33,90%, nông hộ phải tốn 11.970 đồng để tạo ra được 1kg heo thịt.
Chi phí thức ăn: Trong chăn nuôi heo thì chi phí thức ăn là chủ yếu. Đối với heo thịt việc lựa chọn thức ăn cho heo thịt tốt sẽ giúp heo tăng trọng và tỷ lệ nạc nhiều bán được giá cao làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi, và rút ngắn thời gian chăn nuôi. Đối với những hộ nuôi heo thịt từ con giống có sẵn thì trung bình 1kg heo thịt bán ra, nông hộ tốn khoản 24.100 đồng chi phí thức ăn, chiếm tỷ trọng 73,86% trong tổng chi phí tạo ra 1kg heo thịt. Những hộ gia đình mua heo giống về nuôi thì chi phí thức ăn thấp hơn, 1kg heo thịt nông hộ chỉ tốn 23.300 đồng, chiếm 66% trong tổng chi phí. Trong chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình ngoài thức ăn công nghiệp, người dân còn tận dụng những loại thức ăn truyền thống như gạo, tấm, cám, những thức ăn thừa của gia đình và sản phẩm phụ của nông nghiệp. Tuy tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, nhưng những loại thức ăn này thường không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo nên dẫn đến kéo dài thời gian nuôi, làm tổng chi phí tăng cao.
42
.Chi phí thú y: Chi phí cho công tác thú y và tiêm phòng, phòng bệnh cho chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp. Đối với những hộ mua heo con về nuôi thì chi phí này chiếm 0,1% trong tổng chi phí tạo ra 1kg heo thịt, hay nói cách khác là để tạo ra 1kg heo thịt nhóm nông hộ này phải tốn 35 đồng tiền cho chi phí thú y. Đối với