Phân tích lợi nhuận từ việc chăn nuôi heo của các hộ gia đìn hở xã Trường

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 50)

CẦN THƠ

4.3.1 Đặc điểm nuôi heo của các hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Theo kết quả khảo sát 60 hộ gia đình ở xã Trường Long, không phải hộ nào cũng nuôi đủ cả 2 loại heo (heo thịt, heo nái). Trong mẫu phỏng vấn 60 hộ gia đình có 24 hộ vừa nuôi heo thịt vừa nuôi heo nái chiếm tỷ lệ 40% trong tổng mẫu. Có 19 hộ chỉ nuôi heo nái chiếm tỷ lệ 32% trong tổng mẫu, số hộ chỉ nuôi heo thịt chiếm tỷ lệ ít hơn chỉ có 28% hộ được khảo sát tương ứng với số hộ là 17.

39

Hình 4.5 Tỷ lệ hộ dân nuôi các loại heo ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Đặc điểm chăn nuôi heo của các nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ sẽ được mô tả chi tiết ở bảng 4.11 dưới đây.

Bảng 4.11 Đặc điểm chăn nuôi heo của các nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (tháng 9/ 2013 đến 9/ 2014)

Tiêu chí Trung bình Độ lệch chuẩn Thấp nhất Cao nhất

Heo thịt:

- Số lứa/ năm (lứa/ năm) - Số heo/ lứa (con/ lứa) - Trọng lượng heo xuất chuồng (kg/ con) 2,51 7,63 98,73 0,68 5,46 2,55 1,00 2,00 90,00 3,00 37,00 104,00 Heo nái:

- Số lứa/ năm (lứa/ năm) 1,84 0,37 1,00 2,00

Tổng số heo/ năm - Heo thịt (con/ năm) - Heo nái (con/ năm)

15,10 13,58 1,52 16,39 16,66 1,87 1,00 0,00 0,00 110,00 110,00 12,00

40

Đối với heo thịt, trung bình một năm nông hộ nuôi 2,51 lứa, hộ nuôi thấp nhất là 1 lứa, hộ có số lứa nuôi cao nhất là 3 lứa/ năm (bảng 4.11). Số con trung bình nuôi mỗi lứa là 7,63 con, trung bình số con thấp do các hộ ở xã Trường Long nuôi heo theo hình thức hộ gia đình là chủ yếu. Số con nuôi một lứa thấp nhất là 2 con và cao nhất là 37 con. Trọng lượng heo xuất chuồng bình quân là 98,73 kg, trong đó cao nhất là 104 kg và thấp nhất là 90 kg. Đối với heo nái, trung bình mỗi hộ nuôi 1,84 lứa/ năm, số lứa nuôi của heo nái thấp hơn heo thịt, dao động từ 1 đến 2 lứa/ năm. Về quy mô chăn nuôi, trung bình mỗi hộ nuôi 15 con trong đó có 13 heo thịt và 2 heo nái, hộ nuôi cao nhất là 110 con và thấp nhất là 1 con.

4.3.2 Phân tích tổng chi phí trong chăn nuôi heo ở các nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Chi phí là khoản mục quan trọng để đo lường hiệu quả của mô hình chăn nuôi, chi phí càng thấp chứng tỏ người nuôi có phương pháp chăn nuôi hiệu quả. Chi phí trong chăn nuôi bao gồm chi phí giống, chi phí thức ăn, chi phí thú y, chi phí lao động, chi phí điện nước, khấu hao chuồng trại. Do chăn nuôi ở xã chỉ nuôi theo quy mô hộ gia đình nên chi phí điện nước được người dân sử dụng chung với sinh hoạt trong gia đình nên khó xác định. Ngoài ra, đề tài cũng không đề cập đến chi phí lao động do chăn nuôi heo theo quy mô hộ gia đình thường chủ yếu là lao động nhà, còn chi phí lao động thuê gần như không có bởi vì phần lớn người chăn nuôi theo quan niệm lấy công làm lời do đó người dân không quan tâm đến chi phí lao động nên gây khó khăn trong việc thu thập thông tin. Đây cũng là hạn chế của đề tài.

4.3.2.1 Chi phí trong chăn nuôi heo thịt của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Trong chăn nuôi heo thì chi phí giống và chi phí thức ăn ảnh hưởng nhiều nhất đến tổng chi phí. Chi phí giống của mỗi hộ khác nhau ngoài nguyên nhân do quy mô chăn nuôi và giá mua con giống khác nhau còn do nguồn gốc của con giống. Đối với những hộ mua con giống về nuôi thì chi phí cao hơn so với hộ có sẵn giống nhà. Việc chọn giống có sẵn trong gia đình để nuôi ngoài để tiết kiệm được chi phí con giống, họ thường chọn giống tốt để nuôi nên con mau lớn, tiết kiệm được thời gian, chi phí. Bảng 4.12 trình bày chi phí của hộ gia đình tính trên 1kg heo thịt đối với những hộ mua con giống và những hộ sử dụng giống nhà.

41

Bảng 4.12 Các khoản chi phí bình quân của các nông hộ ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ tính trên một kg heo thịt xuất chuồng

Loại chi phí

Giống nhà Giống mua

Số tiền (đồng/ kg) Tỷ trọng (%) Số tiền (đồng/ kg) Tỷ trọng (%) Giống 8.490,00 26,02 11.970,00 33,90 Thức ăn 24.100,00 73,86 23.300,00 66,00 Thú y 38,00 0,12 35,00 0,10 Tổng 32.628,00 100,00 35.305,00 100,00

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Chi phí giống: Trong chăn nuôi heo thịt chọn được một loại heo giống có chất lượng tốt sẽ làm heo tăng trọng nhanh, giúp tiết kiệm chi phí và giá bán được cao. Tuy nhiên các nông hộ thường tận dụng heo có sẵn của gia đình vì đã chọn được giống tốt, tiết kiệm thời gian và nuôi mau lớn. Chi phí giống của nhóm hộ nuôi heo thịt từ heo con có sẵn trong gia đình thấp hơn nhóm hộ mua heo con về nuôi. Theo kết quả bảng 4.12, đối với nhóm hộ nuôi từ heo con có sẵn chi phí heo giống chiếm 26,02% trong tổng chi phí tạo ra 1kg heo thịt, để tạo ra 1kg heo thịt nông hộ phải tốn 8.490 đồng con giống. Trong khi đó ở nhóm hộ mua heo giống về nuôi thì chi phí này chiếm 33,90%, nông hộ phải tốn 11.970 đồng để tạo ra được 1kg heo thịt.

Chi phí thức ăn: Trong chăn nuôi heo thì chi phí thức ăn là chủ yếu. Đối với heo thịt việc lựa chọn thức ăn cho heo thịt tốt sẽ giúp heo tăng trọng và tỷ lệ nạc nhiều bán được giá cao làm tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi, và rút ngắn thời gian chăn nuôi. Đối với những hộ nuôi heo thịt từ con giống có sẵn thì trung bình 1kg heo thịt bán ra, nông hộ tốn khoản 24.100 đồng chi phí thức ăn, chiếm tỷ trọng 73,86% trong tổng chi phí tạo ra 1kg heo thịt. Những hộ gia đình mua heo giống về nuôi thì chi phí thức ăn thấp hơn, 1kg heo thịt nông hộ chỉ tốn 23.300 đồng, chiếm 66% trong tổng chi phí. Trong chăn nuôi heo quy mô hộ gia đình ngoài thức ăn công nghiệp, người dân còn tận dụng những loại thức ăn truyền thống như gạo, tấm, cám, những thức ăn thừa của gia đình và sản phẩm phụ của nông nghiệp. Tuy tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có, nhưng những loại thức ăn này thường không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho heo nên dẫn đến kéo dài thời gian nuôi, làm tổng chi phí tăng cao.

42

.Chi phí thú y: Chi phí cho công tác thú y và tiêm phòng, phòng bệnh cho chăn nuôi chiếm tỷ lệ thấp. Đối với những hộ mua heo con về nuôi thì chi phí này chiếm 0,1% trong tổng chi phí tạo ra 1kg heo thịt, hay nói cách khác là để tạo ra 1kg heo thịt nhóm nông hộ này phải tốn 35 đồng tiền cho chi phí thú y. Đối với nhóm hộ nuôi từ con giống sẵn có của gia đình thì chi phí này cao hơn, để tạo ra 1kg heo thịt nông hộ phải bỏ ra 38 đồng cho chi phí thú y, chiếm tỷ trọng 0,12% trong tổng chi phí.

4.3.2.2 Chi phí trong chăn nuôi heo nái của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Bảng 4.13 Chi phí trung bình năm của nông hộ nuôi heo nái xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ (tháng 9/ 2013 đến 9/ 2014)

Loại chi phí Số tiền (đồng) Tỷ trọng (%)

Con giống 1.637.297 7,41

Thức ăn heo nái 11.814.470 53,47

Thức ăn heo con 7.714.651 34,92

Thú y 928.571 4,20

Tổng 22.094.989 100,00

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Chi phí giống: Trong chăn nuôi heo nái, con giống được mua lúc hộ dân bắt đầu chăn nuôi, theo như khảo sát mỗi con heo nái có thể nuôi được 4 năm, mỗi năm đẻ 2 lứa. Do đó, chi phí giống một năm trong chăn nuôi heo nái của người dân chiếm tỷ trọng ít trong tổng chi phí nuôi heo nái. Với giá của một con heo hậu bị khoảng 3,5 triệu thì chi phí giống mỗi năm của hộ nuôi heo nái là 1.637.297 đồng, chiếm 7,41% trong tổng chi phí chăn nuôi heo nái.

Chi phí thức ăn: Trong chăn nuôi heo nái cũng như heo thịt chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Tuy nhiên, trong nuôi heo nái, chi phí thức ăn có hai khoảng là chi phí thức ăn cho heo nái và chi phí thức ăn cho heo con. Theo kết quả khảo sát, trong một năm nuôi heo nái, trung bình mỗi hộ tốn 11.814.470 đồng chi phí thức ăn cho heo nái, chiếm tỷ trọng 53,47%. Đối với heo con, chi phí này thấp hơn, trung bình năm mỗi hộ tốn 7.741.651 đồng chiếm 34,92% trong tổng chi phí.

Chi phí thú y: Đây là chi phí rất quan trọng trong chăn nuôi heo nái, mỗi lần heo đẻ cần phải có cán bộ thú y tiêm ngừa cho heo nái cũng như heo con để đảm bảo sức khỏe cho đàn heo, và để heo khỏe mạnh mau lớn. Trung bình năm

43

nông hộ tốn khoảng 928.571 đồng cho chi phí thú y, chiếm 4,2% trong tổng chi phí nuôi heo nái.

4.3.2.3 Chi phí khấu hao chuồng trại trong chăn nuôi heo của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Chuồng trại thường được xây dựng lúc hộ dân bắt đầu nuôi heo, và được xây dựng khá kiên cố để sử dụng trong thời gian dài. Theo như khảo sát tình hình sử dụng chuồng trại ở nông hộ, trong suốt thời gian sử dụng chuồng trại, nông hộ phải tốn thêm chi phí sữa chữa khi chuồng trại chăn nuôi bị hư, mỗi lần sữa chữa đa số hộ dân cho rằng họ chỉ tốn khoảng 100- 200 ngàn đồng để mua xi măng về tráng lại nền chuồng. Có một số hộ xây dựng thêm chuồng trại để mở rộng quy mô nhưng không đáng kể. Chi phí khấu hao chuồng trại mặc dù là chi phí quan trọng trong việc tính chi phí chăn nuôi của người dân, tuy nhiên chi phí này khá thấp và không ảnh hưởng nhiều vào kết quả chăn nuôi của nông hộ. Như đã phân tích, đa số các hộ dân ở xã chăn nuôi khá lâu năm, trung bình là 11,2 năm, có hộ nuôi heo được 42 năm, do đó chuồng trại cũng được xây dựng khá lâu nên chi phí khấu hao xây dựng chuồng trại là khá nhỏ, do đó không ảnh hưởng nhiều đến chi phí trong chăn nuôi heo của nông hộ.

4.3.3 Phân tích doanh thu trong chăn nuôi heo của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ tháng 9/2013 – 9/2014

Doanh thu là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tất cả số tiền mà người chăn nuôi nhận được khi bán sản phẩm heo bao gồm cả heo thịt và heo con, và số tiền tiết kiệm được từ sản phẩm phụ. Bảng 4.14 dưới đây trình bày về doanh thu từ hoạt động chăn nuôi heo của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Bảng 4.14 Doanh thu của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ tính trên 1kg heo thịt xuất chuồng từ 9/2013 đến 9/2014

Chỉ tiêu Doanh thu (đồng/ kg)

Trung bình 49.779

Cao nhất 55.869

Thấp nhất 41.754

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Doanh thu trung bình cho 1 kg heo thịt xuất chuồng của các nông hộ trên địa bàn xã Trường Long là 49.779 đồng/ kg. Hộ bán được giá cao nhất là 55.869 đồng/ kg và hộ bán được giá thấp nhất là 41.754 đồng/ kg. Giá nông hộ bán được

44

cao hơn so với chi phí nông hộ phải chi ra cho 1 kg heo thịt xuất chuồng. Đối với heo nái, doanh thu của hộ dân được tính trên số lượng heo con bán đi. Bảng 4.15 thể hiện doanh thu của nông hộ nuôi heo nái ở xã Trường Long.

Bảng 4.15 Doanh thu từ nuôi heo nái của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ 9/ 2013 đến 9/ 2014

Chỉ tiêu Doanh thu (đồng)

Trung bình 31.415.480

Cao nhất 138.000.000

Thấp nhất 3.000.000

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Doanh thu từ hoạt động chăn nuôi heo nái của nông hộ là cao, trong giai đoạn từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 9 năm 2014 trung bình mỗi hộ thu được 31.415.480 đồng, trong đó thấp nhất là 3 triệu đồng, đây là những hộ vừa nuôi heo nái vừa nuôi heo thịt, và hộ chủ yếu lấy heo con để nuôi lên heo thịt do đó doanh thu từ hoạt động bán heo con không cao. Trong khi đó, hộ có doanh thu cao nhất là 138 triệu đồng, đây là hộ chỉ nuôi heo nái và nuôi với số lượng nhiều. 4.3.4 phân tích kết quả trong hoạt động chăn nuôi heo của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ 9/ 2013 – 9/ 2014

Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động chăn nuôi heo. Bảng 4.16 dưới đây trình bày về kết quả hoạt động chăn nuôi của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

Bảng 4.16 Kết quả hoạt động chăn nuôi heo thịt của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ tính trên 1kg heo thịt từ 9/2013 đến 9/2014

Chỉ tiêu Giống nhà Giống mua

Tổng doanh thu ( ngàn đồng) 49.779,00 49.779,00

Tổng chi phí (ngàn đồng) 32.628,00 35.305,00

Lợi nhuận ( ngàn đồng) 17.151,00 14.474,00

Lợi nhuận/ chi phí (%) 52,57 50,00

Lợi nhuận/ doanh thu (%) 34,45 29,08

Chi phí/ doanh thu (%) 65,55 70,92

45

Việc nuôi heo của người dân ở xã Trường Long, huyện Phong Điền đạt lợi nhuận, đối với những hộ sử dụng giống nhà cũng như hộ mua con giống về nuôi đều có lời. Đối với hộ sử dụng giống nhà thì lời cao hơn, trung bình 1kg heo thịt hộ lời được 17.151 đồng, lời nhiều hơn những hộ sử dụng giống mua 2.677 đồng/ kg. Chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí của cả hai nhóm hộ đều cao, đối với nhóm hộ sử dụng heo giống có sẵn thì chỉ tiêu này đạt 52,57%, tức là 100 đồng chi phí bỏ ra nhóm hộ này thu về được 52,57 đồng lợi nhuận, đối với nhóm hộ sử dụng giống mua thì chỉ tiêu này thấp hơn, 100 đồng chi phí bỏ ra chỉ thu về 50 đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu lợi nhuận/ doanh thu của hai nhóm hộ này cũng khá cao, đối với nhóm hộ sử dụng giống có sẵn trong gia đình trong 100 đồng doanh thu thu vào nhóm hộ này có được 34,45 đồng lợi nhuận, cao hơn 29,08 đồng lợi nhuận của nhóm hộ sử dụng giống mua. Chỉ tiêu chi phí/ doanh thu của nhóm hộ mua heo giống cao hơn so với nhóm hộ sử dụng con giống có sẵn trong gia đình. Trong 100 đồng doanh thu thu vào nhóm hộ mua heo giống phải bỏ ra 70,92 đồng chi phí, trong khi nhóm hộ nuôi từ heo có sẵn trong gia đình chỉ phải bỏ ra 65,55 đồng chi phí.

Hoạt động chăn nuôi heo nái của nông hộ ở xã Trường Long cũng đạt được lợi nhuận, trung bình năm mỗi hộ nuôi heo nái lời 9.320,491 đồng.

Bảng 4.17 Kết quả hoạt động chăn nuôi heo nái của nông hộ xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ 9/ 2013 đến 9/2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Doanh thu

Doanh thu Ngàn đồng 31.415,480

Chi phí Ngàn đồng 22.094,989

Lợi nhuận Ngàn đồng 9.320,491

Lợi nhuận/ doanh thu % 29,67

Lợi nhuận/ chi phí % 42,18

Chi phí/ doanh thu % 70,33

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Tiền lời đạt không cao do số hộ vừa nuôi heo nái vừa nuôi heo thịt trên địa bàn xã khá cao, nên chủ yếu lấy heo con để nuôi qua heo thịt do đó không có thu được lợi nhuận nhiều từ việc bán heo con của nông hộ. Bên cạnh đó, do hình thức

46

chăn nuôi theo quy mô hộ gia đình với số lượng đầu heo nái của mỗi hộ gia đình

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)