Nhận thức của hộ gia đình xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 62)

phố Cần Thơ chưa áp dụng biogas về mô hình biogas

Đối với mô hình chăn nuôi heo làm hầm ủ/ túi ủ biogas, thông qua khảo sát có đến 96,7% số hộ biết đến mô hình này. Việc tỷ lệ đáp viên biết được mô hình biogas cao là do Trường Long là xã của huyện Phong Điền, nằm trong danh sách được hỗ trợ kinh phí cho xây dựng túi ủ của các hộ nuôi heo từ dự án JIRCSA nên công tác tuyên truyền của địa phương rất tốt, có đến 75% số đáp viên trả lời biết được mô hình biogas từ cán bộ nhà nước. Bên cạnh đó, các hộ gia đình còn biết được mô hình biogas từ những người sử dụng biogas khác, chiếm 45%. Hai nhóm cung cấp thông tin từ hàng xóm, bạn bè và từ phương tiện truyền thông như tivi, đài báo loa phát thanh không cung cấp nhiều thông tin cho người chăn nuôi về mô hình biogas. Chỉ có 8,3% đáp viên biết được mô hình biogas từ hàng xóm bạn bè và chỉ có 1 đáp viên trả lời biết được từ tivi, đài, báo, loa phát thanh, chiếm tỷ lệ 1,7%.

Mặc dù tỷ lệ các đáp viên trả lời biết được mô hình biogas là khá cao, tuy nhiên hầu hết các đáp viên không hiểu biết hết về lợi ích của mô hình biogas mang lại. Hầu như tất cả các đáp viên biết đến mô hình biogas chỉ biết biogas cung cấp nguyên liệu đun nấu cho gia đình

Bảng 4.21 Hiểu biết về lợi ích của mô hình biogas trong chăn nuôi heo của đáp viên xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Đơn vị tính: %

Lợi ích Biết Không biết

Là nguyên liệu đun nấu cho gia đình 96,7 0,0

Cải thiện vệ sinh môi trường 75,0 21,7

Bã thải biogas cung cấp phân hữu cơ cho trồng trọt 56,7 40,0 Bã thải biogas bổ sung thức ăn cho chăn nuôi thủy sản 46,7 50,0

Là nguồn nguyên liệu để thắp sáng 30,0 66,7

Giảm khí hiệu ứng nhà kính 21,7 75,0

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Biogas là nguyên liệu đun nấu là lợi ích mà hầu hết các đáp viên đều biết, có đến 96,7% đáp viên biết đến lợi ích này, do đây là lợi ích cơ bản của biogas, có 2 đáp viên không được hỏi về lợi ích của biogas chiếm tỷ lệ 3,3% trong tổng mẫu, do các đáp viên này hoàn toàn không biết đến mô hình biogas. Lợi ích của

51

biogas mà nhiều đáp viên biết đến thứ hai là biogas giúp cải thiện vệ sinh môi trường, có đến 75% đáp viên trả lời biết. Điều này cũng có thể nhận thấy rõ do hàng ngày lượng chất thải vật nuôi thải ra khá cao và gây mùi hôi, thối, làm ô nhiễm môi trường, nhưng khi có hệ thống biogas là có được phương tiện xử lý thích hợp, người dân không còn thải chất thải chăn nuôi ra môi trường, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường. Có đến 56,7% đáp viên trả lời biết bã thải cung cấp cho trồng trọt và 46,7% đáp viên biết bã thải biogas có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản. Điều này có thể được giải thích do hiện tại các hộ dân đã sử dụng biogas, họ sử dụng bã thải cho hoạt động trồng trọt, để nuôi cá, đem lại lợi nhuận cao và tiết kiệm chi phí cho người chăn nuôi. Do đó, lợi ích từ phụ phẩm biogas mà những người chưa tham gia vào mô hình biết được là do nghe nói từ những người đã tham gia lắp đặt hệ thống biogas. Chỉ có 30% đáp viên được hỏi trả lời biết biogas có thể dùng để thắp sáng, các đáp viên trả lời biết chủ yếu là do được nghe nói hoặc xem trên tivi, nghe đài, còn thực tế tại địa phương không dùng biogas để thắp sáng nên có đến 66,7% đáp viên không biết đến lợi ích này của mô hình biogas. Biogas giảm khí hiệu ứng nhà kính chỉ có 21,7% đáp viên trả lời biết, nguyên nhân chủ yếu là do trình độ học vấn của người dân khá thấp nên họ không hiểu về khí nhà kính là như thế nào, những đáp viên trả lời biết chủ yếu là người có trình độ học vấn tương đối cao, hoặc một số người có thể được nghe nói từ những thông tin tuyên truyền hay tivi, đài, báo. Mặc dù biết về lợi ích của biogas nhưng người dân vẫn không lắp đặt do một số nguyên nhân chủ yếu được thể hiện trong hình 4.7 dưới đây.

52

Hình 4.7 Nguyên nhân hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ không lắp đặt biogas

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Chi phí lắp đặt cao và không có trợ cấp là lý do được nhiều đáp viên chọn khi được hỏi tại sao biết về lợi ích của biogas nhưng không lắp đặt, có 38,3% đáp viên trả lời do chi phí lắp đặt cao và 73,3% đáp viên trả lời là không có trợ cấp. Đây hầu hết là những hộ gia đình có thu nhập thấp không có đủ điều kiện để lắp đặt. Ngoài ra, có những hộ đã đăng kí để được trợ cấp lắp đặt biogas từ dự án JIRCSA, nhưng do nhiều nguyên nhân mà đến thời điểm hiện tại họ vẫn chưa được dự án hỗ trợ lắp đặt. Không có đất để xây dựng và đủ năng lượng đun nấu là hai lý do có số đáp viên lựa chọn bằng nhau là 4 đáp viên tương ứng tỷ lệ là 6,7%. Có 15% đáp viên cho rằng do số lượng heo ít không có đủ nguyên liệu để cung cấp cho hệ thống biogas hoạt động nên họ không lắp đặt biogas. Nhóm hai lý do không biết kĩ thuật xây dựng và thành viên trong gia đình có người không thích lắp đặt biogas có số đáp viên lựa chọn giống nhau, mỗi lý do được lựa chọn bởi 2 đáp viên chiếm tỷ lệ 3,3%. Ngoài ra, có 8,3% đáp viên đưa ra một số lý do khác mà họ không lắp đặt biogas như là: do biogas có mùi hôi; gia đình ít người; do không ai hướng dẫn, phổ biến lắp đặt; và có 1 đáp viên tương ứng tỷ lệ 1,7% cho rằng gia đình sẽ không lắp đặt biogas vì sợ cháy nổ.

53

4.5 Phân tích mức độ chấp nhận áp dụng biogas của hộ gia đình nuôi heo nhưng không áp dụng biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

4.5.1 Tỷ lệ hộ gia đình chưa áp dụng biogas chấp nhận áp dụng biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Theo kết quả khảo sát cho thấy 43,33% HGĐ có nuôi heo nhưng chưa áp dụng mô hình biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ chấp nhận tham gia vào mô hình biogas. Hình 4.8 thể hiện tỷ lệ của HGĐ trong mẫu khảo sát ra quyết định tham gia hoặc không tham gia vào mô hình biogas.

Hình 4.8 Tỷ lệ HGĐ chưa tham gia vào mô hình biogas chấp nhận tham gia vào mô hình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Tỷ lệ HGĐ chấp nhận tham gia vào mô hình biogas đạt 43,33% chiếm chưa đến nữa số quan sát trong khảo sát và thua gấp 1,31 lần so với tỷ lệ HGĐ không chấp nhận tham gia vào mô hình. Tỷ lệ giữa chấp nhận tham gia vào mô hình và không chấp nhận tham gia vào mô hình chênh lệch nhau 13,34%. Có nhiều lý do dẫn đến các HGĐ được khảo sát không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas, nhưng lý do chủ yếu mà các đáp viên đưa ra là không có vốn và không có trợ cấp.

54

Hình 4.9 Lý do các đáp viên xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Có đến 38,7% hộ biết đến lợi ích của mô hình biogas nhưng không áp dụng do không có vốn, và có 30,6% hộ trả lời là do không có trợ cấp (hình 4.9). Mặc dù chi phí cho một túi ủ không cao lắm, chỉ khoảng từ 1,8 đến 2 triệu cho một túi ủ, tuy nhiên đối với những hộ có thu nhập thấp thì số tiền này cũng không phải là nhỏ. Do đó, vấn đề về vốn là trở ngại lớn nhất khi người dân chấp nhận lắp đặt biogas. Đây chủ yếu là những hộ gia đình có mong muốn được lắp đặt biogas nhưng không có khả năng. Những hộ này đều đã đăng kí để được dự án JICSA hỗ trợ lắp đặt túi ủ nhưng do một số nguyên nhân mà đến nay vẫn chưa được dự án hỗ trợ.

Có 3 đáp viên tương ứng với 4,8% đáp viên không chấp nhận lắp đặt biogas do không tin tưởng vào công nghệ biogas. Đây là những hộ gia đình có đủ khả năng để lắp đặt biogas nhưng không chấp nhận lắp đặt do các đáp viên cho rằng lắp đặt hệ thống biogas gây mùi hôi thối, khó chịu. Ngoài ra, các đáp viên còn cho rằng việc dùng chất thải chăn nuôi để nấu ăn hàng ngày gây mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ. Có 1 đáp viên cho rằng lý do hộ gia đình không chấp nhận lắp đặt biogas là do sợ cháy nổ.

Có 3,2% đáp viên không chấp nhận lắp đặt biogas do hài lòng với năng lượng sử dụng hiện tại. Đây là những hộ dùng chất thải chăn nuôi để nuôi cá, họ cho rằng khi chất thải chăn nuôi thải xuống ao nuôi cá thì cá sẽ ăn hết nên không gây ảnh hưởng nguồn nước và môi trường xung quanh, ngoài ra việc sử dụng chất thải chăn nuôi để nuôi cá còn góp phần tăng thêm thu nhập từ bán cá. Có 1 đáp

55

viên tương ứng tỷ lệ 1,6% đáp viên cho rằng, không áp dụng biogas vì hài lòng với nguồn năng lượng hiện tại, đây là hộ gia đình làm nghề bơm gas, khi bơm gas khí gas còn dư sử dụng cho mục đích đun nấu trong gia đình không gây tốn kém về tài chính. Bên cạnh những lý do trên còn có 16,1% đáp viên chọn lý do khác khi được hỏi tại sau biết về lợi ích của biogas nhưng không áp dụng. Các lý do được đáp viên đưa ra là có ý định ngừng nuôi heo, ít heo và không có đất.

4.5.2 Mục đích tham gia lắp đặt biogas của các hộ gia đình xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Việc tham gia mô hình của những HGĐ đều có mục đích tương đồng nhau. Nguyên nhân chủ yếu là do cùng chịu sự tác động chung từ tuyên truyền hoặc lối sống giống nhau trên cùng khu vực nên có những nhận thức về mục đích tham gia mô hình biogas là như nhau.

Hình 4.10 Mục đích quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của các nông hộ ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Nguồn: điều tra thực tế, 2014

Theo khảo sát, khi được hỏi về lý do chấp nhận tham gia vào mô hình biogas thì số người trả lời là làm biogas có gas để sử dụng chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 40,3%. Nguyên nhân là do các hộ gia đình chủ yếu là sử dụng gas bình và củi để đun nấu, khi lắp đặt hệ thống biogas sẽ tiết kiệm được khoản chi tiêu hàng tháng cho nhu cầu về chất đốt đối với những hộ sử dụng củi mua hay gas bình, ngoài ra còn giúp tiết kiệm được thời gian thu lượm củi đối với những hộ đun nấu chủ yếu bằng củi thu lượm. Tiếp theo là làm giảm ô nhiễm môi trường chiếm tỷ lệ 35,5%, kết quả này cho thấy, chủ yếu các HGĐ đều có mục đích chính tham

56

gia vào mô hình là để mang lại những lợi ích vệ sinh cho gia đình và nhằm bảo vệ môi trường xung quanh nhà ở. Trong khi làm biogas do biết kĩ thuật xây dựng chiếm tỷ lệ thấp, chỉ có 1 đáp viên trả lời tương ứng tỷ lệ 1,7%, đây là HGĐ có người đi lắp đặt biogas cho người khác nên có ý định lắp đặt biogas cho gia đình nhưng đến hiện tại vẫn chưa lắp đặt do thiếu vốn và không có thời gian để làm. Có 12,9% đáp viên trả lời làm biogas để tận dụng phụ phẩm từ biogas, chủ yếu là cho mục đích nuôi cá để góp phần tăng thêm thu nhập, những HGĐ này phần lớn đang xử lý chất thải chăn nuôi bằng nuôi cá.

4.6 Yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận áp dụng biogas của hộ gia đình có nuôi heo nhưng không áp dụng biogas tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

4.6.1 Các biến trong mô hình logistic

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình biogas tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bằng mô hình logistic. Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình bao gồm các biến định lượng và các biến định tính. Bảng 4.22 thể hiện các biến định lượng được sử dụng trong mô hình logistic, đồng thời thể hiện sự khác biệt giữa 2 nhóm biểu hiện định tính của biến định lượng đối với quyết định chấp nhận áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi.

Bảng 4.22 Các biến định lượng và sự khác nhau giữa hai nhóm biểu hiện định tính trong mô hình hồi quy logistic

Biến Quyết định Tham gia Tổng Giá trị Trung bình Sig. Giá trị T Tuổi Có Không 26,000 34,000 47,730 47,970 0,935 0,082 Thu nhập Có Không 26,000 34,000 13,250 4,960 0,018 ** -2,441 Số lượng heo Có Không 26,000 34,000 23,690 7,650 0,000 *** -4,361

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Ghi chú: ** Ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Xem phụ lục 3) ***

57

Có sự khác biệt về trung bình thu nhập của hai nhóm hộ chấp nhận và không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas ở mức ý nghĩa 5%. Tại mức ý nghĩa 1%, có sự khác biệt về số lượng heo của nhóm hộ chấp nhận tham gia và nhóm hộ không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas. Trong khi đó, không có sự khác biệt về tuổi trung bình của 2 nhóm hộ này trong việc ra quyết định tham gia vào mô hình biogas ở cả hai mức ý nghĩa này. Nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng được phỏng vấn điều là người có khả năng quyết định trong gia đình, vì vậy những người ra quyết định có lắp đặt biogas hay không đa số có độ tuổi sẽ tương đồng nhau, dẫn đến không có sự khác biệt nhiều trong trung bình giữa hai nhóm hộ chấp nhận và không chấp nhận tham gia.

Trong khi đó, mức thu nhập lại có chênh lệch lớn giữa 2 nhóm hộ chấp nhận và không chấp nhận đã tạo nên sự khác biệt trong trung bình thu nhập giữa hai nhóm. Những hộ chấp nhận tham gia vào mô hình biogas có mức thu nhập trung bình của hộ đạt 13,25 triệu đồng cao hơn mức 4,96 triệu đồng của những hộ quyết định không tham gia vào mô hình biogas. Tương tự như thu nhập, tại mức ý nghĩa 1% có sự khác biệt về trung bình số lượng heo của hai nhóm hộ chấp nhận và không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas. Những hộ chấp nhận tham gia vào mô hình biogas có số lượng heo trung bình trên mỗi hộ là 23,69 con, cao hơn số lượng heo của những hộ không chấp nhận lắp đặt biogas là 7,65 con.

Tại mức ý nghĩa 5%, biến sự tham gia của cộng đồng có mối quan hệ với quyết định chấp nhận lắp đặt biogas, biến giả sử giá chất đốt tăng 25% có mối quan hệ với quyết định chấp nhận lắp đặt biogas tại mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, các biến giới tính và trình độ học vấn không có mối quan hệ với quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas, điều này được thể hiện qua bảng 4.23.

58

Bảng 4.23 Các biến định tính và mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết định tham gia mô hình biogas

Biến Quyết định tham gia Tổng Sig

Không Có Giới tính Nữ Nam 41,200 58,800 57,700 42,300 48,300 51,700 0,205 Học vấn Dưới cấp 2 Từ cấp 2 38,200 61,800 42,300 57,700 40,000 60,000 0,750

Giá chất đốt tăng 25% Không Có 76,500 23,500 38,500

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)