Các biến trong mô hình logistic

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 68)

Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào mô hình biogas tại xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ đề tài sử dụng phương pháp hồi quy bằng mô hình logistic. Các biến độc lập được sử dụng trong mô hình bao gồm các biến định lượng và các biến định tính. Bảng 4.22 thể hiện các biến định lượng được sử dụng trong mô hình logistic, đồng thời thể hiện sự khác biệt giữa 2 nhóm biểu hiện định tính của biến định lượng đối với quyết định chấp nhận áp dụng mô hình biogas trong chăn nuôi.

Bảng 4.22 Các biến định lượng và sự khác nhau giữa hai nhóm biểu hiện định tính trong mô hình hồi quy logistic

Biến Quyết định Tham gia Tổng Giá trị Trung bình Sig. Giá trị T Tuổi Có Không 26,000 34,000 47,730 47,970 0,935 0,082 Thu nhập Có Không 26,000 34,000 13,250 4,960 0,018 ** -2,441 Số lượng heo Có Không 26,000 34,000 23,690 7,650 0,000 *** -4,361

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Ghi chú: ** Ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Xem phụ lục 3) ***

57

Có sự khác biệt về trung bình thu nhập của hai nhóm hộ chấp nhận và không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas ở mức ý nghĩa 5%. Tại mức ý nghĩa 1%, có sự khác biệt về số lượng heo của nhóm hộ chấp nhận tham gia và nhóm hộ không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas. Trong khi đó, không có sự khác biệt về tuổi trung bình của 2 nhóm hộ này trong việc ra quyết định tham gia vào mô hình biogas ở cả hai mức ý nghĩa này. Nguyên nhân chủ yếu là do các đối tượng được phỏng vấn điều là người có khả năng quyết định trong gia đình, vì vậy những người ra quyết định có lắp đặt biogas hay không đa số có độ tuổi sẽ tương đồng nhau, dẫn đến không có sự khác biệt nhiều trong trung bình giữa hai nhóm hộ chấp nhận và không chấp nhận tham gia.

Trong khi đó, mức thu nhập lại có chênh lệch lớn giữa 2 nhóm hộ chấp nhận và không chấp nhận đã tạo nên sự khác biệt trong trung bình thu nhập giữa hai nhóm. Những hộ chấp nhận tham gia vào mô hình biogas có mức thu nhập trung bình của hộ đạt 13,25 triệu đồng cao hơn mức 4,96 triệu đồng của những hộ quyết định không tham gia vào mô hình biogas. Tương tự như thu nhập, tại mức ý nghĩa 1% có sự khác biệt về trung bình số lượng heo của hai nhóm hộ chấp nhận và không chấp nhận tham gia vào mô hình biogas. Những hộ chấp nhận tham gia vào mô hình biogas có số lượng heo trung bình trên mỗi hộ là 23,69 con, cao hơn số lượng heo của những hộ không chấp nhận lắp đặt biogas là 7,65 con.

Tại mức ý nghĩa 5%, biến sự tham gia của cộng đồng có mối quan hệ với quyết định chấp nhận lắp đặt biogas, biến giả sử giá chất đốt tăng 25% có mối quan hệ với quyết định chấp nhận lắp đặt biogas tại mức ý nghĩa 1%. Trong khi đó, các biến giới tính và trình độ học vấn không có mối quan hệ với quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas, điều này được thể hiện qua bảng 4.23.

58

Bảng 4.23 Các biến định tính và mối quan hệ giữa các biến định tính với quyết định tham gia mô hình biogas

Biến Quyết định tham gia Tổng Sig

Không Có Giới tính Nữ Nam 41,200 58,800 57,700 42,300 48,300 51,700 0,205 Học vấn Dưới cấp 2 Từ cấp 2 38,200 61,800 42,300 57,700 40,000 60,000 0,750

Giá chất đốt tăng 25% Không Có 76,500 23,500 38,500 61,500 60,000 40,000 0,003***

Sự tham gia cộng đồng Không Có 41,200 58,800 15,400 84,600 30,000 70,000 0,031**

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Ghi chú: ** Ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Xem phụ lục 4) ***

Ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Xem phụ lục 4)

Các biến giả sử giá chất đốt tăng 25% và sự tham gia của cộng đồng có mối quan hệ với quyết định chấp nhận lắp đặt biogas. Nguyên nhân chủ yếu là do mặc dù sống ở vùng nông thôn, một số hộ đun nấu bằng củi thu lượm là chủ yếu. Tuy nhiên, hầu hết các hộ đều có bếp gas công nghiệp để sử dụng trong gia đình. Bên cạnh một số hộ sử dụng củi thu lượm thì cũng có nhiều hộ sử dụng củi mua, sử dụng trấu cho việc nấu ăn, nên khi giá chất đốt tăng 25% ảnh hưởng rất lớn đến khoảng chi tiêu hàng tháng của gia đình, do đó khi giá chất đốt tăng 25% ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của hộ. Đối với biến sự tham gia của cộng đồng, các hộ gia đình gần nhau thường có mối quan hệ khăng khít với nhau và không muốn hàng xóm chỉ trích, phê bình, có danh tiếng xấu nên quyết định có tham gia hay không tham gia mô hình biogas sẽ có mối quan hệ với sự ảnh hưởng từ sự tham gia của cộng đồng.

Trong khi đó biến giới tính và trình độ học vấn không có mối quan hệ với quyết định chấp nhận lắp đặt biogas. Nguyên nhân chủ yếu là do giữa nam và nữ đều có quyền bình đẳng, có mối quan hệ trong xã hội là như nhau và có quyền quyết định vấn đề của HGĐ là ngang nhau, không phân biệt nam và nữ. Đối với biến trình độ học vấn, do trình độ học vấn của đáp viên trên địa bàn là tương đối thấp nên không có mối quan hệ với quyết định chấp nhận tham gia vào mô hình biogas.

59

4.6.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chấp nhận lắp đặt biogas của hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Từ các biến độc lập được xác định kết hợp với số liệu của các hộ gia đình về quyết định lắp đặt biogas, đề tài thực hiện hồi quy logistic và đạt được ý nghĩa thống kê cho mô hình hồi quy. Kết quả kiểm định của mô hình đạt 41,01% có ý nghĩa ở mức 1%. Kết quả hồi quy logistic được trình bày trong bảng 4.24.

Bảng 4.24 Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của hộ gia đình xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Biến Hệ số Dy/dx Dấu kì vọng

Giới tính 0,376 ±

Tuổi -0,034 ±

Trình độ học vấn -0,980 +

Thu nhập 0,102 +

Số lượng heo 1,197*** 0,049 +

Giả định giá chất đốt tăng 25% 1,815** 0,425 + (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cộng đồng 2,135** 0,456 +

Số quan sát

Giá trị kiểm định Chi – bình phương Hệ số R2

60 41,01***

0,4995

Nguồn: Điều tra thực tế, 2014

Ghi chú: *** Ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Xem phụ lục 5) **

Ý nghĩa thống kê ở mức 5% (Xem phụ lục 5)

Hệ số các biến có ý nghĩa thống kê bao gồm biến số lượng heo, giả sử giá chất đốt tăng 25% và biến sự tham gia của cộng đồng và dấu của các hệ số có ý nghĩa đều mang giá trị dương. Kết quả hệ số các biến có ý nghĩa và dấu của hệ số các biến có ý nghĩa giống với những kỳ vọng đặt ra ban đầu.

Ở mức ý nghĩa 1%, hệ số của biến số lượng heo có ý nghĩa thống kê và có giá trị dương (+), tức là khi số lượng heo nuôi của hộ gia đình càng cao thì xác suất chấp nhận tham gia vào mô hình biogas càng cao. Nguyên nhân có thể được giải thích do người dân nhận thức rõ việc hộ nuôi heo nhiều thì lượng phân heo thải ra nhiều, nếu không có hệ thống xử lý thích hợp sẽ gây mùi hôi, thối, ô nhiễm môi trường xung quanh chuồng trại chăn nuôi. Những hộ nuôi heo ít thì cho rằng với lượng heo nuôi của gia đình chất thải từ nuôi heo ít không gây ô nhiễm môi

60

trường. Bên cạnh đó, với lượng chất thải ít nếu lắp đặt biogas sẽ không cung cấp đủ nguyên liệu cho quá trình hoạt động của hệ thống biogas, nên họ không chấp nhận tham gia vào mô hình. Kết quả này cùng kết quả với bài nghiên cứu của Zervas và cộng sự năm 2010 ở Bangladesh, chỉ ra rằng sự gia tăng của một số lượng gia súc thuộc sở hữu của hộ gia đình tăng khả năng áp dụng công nghệ khí sinh học ở mức 5%. Tuy nhiên, có sự khác biệt không đáng kể là bài nghiên cứu của Zervas nghiên cứu trên số lượng đầu bò của mỗi hộ gia đình.

Ở mức ý nghĩa 5%, hệ số của biến giả định giá chất đốt tăng 25% mang giá trị dương (+), các HGĐ sẽ có xu hướng ra quyết định tham gia lắp đặt biogas cao hơn khi giá chất đốt tăng lên. Như đã giải thích ở trên, ngoài những hộ gia đình đun nấu chủ yếu bằng củi thu lượm thì cũng có nhiều hộ sử dụng củi mua, trấu, gas công nghiệp cho việc đun nấu hàng ngày. Vì vậy, giá chất đốt tăng ảnh hưởng tích cực đến quyết định chấp nhận lắp biogas của hộ dân. Kết quả này cùng kết quả với bài nghiên cứu của Ni Ji-Quin Nyns E. (1996), cũng cho rằng giá các loại nhiên liệu quan trọng như dầu mỏ, khí đốt, điện đang có xu hướng tăng cao và ngày một biến động đã thúc đẩy nhiều hộ gia đình áp dụng biogas.

Hệ số của biến sự tham gia của cộng đồng có ý nghĩa và mang giá trị dương (+) ở mức 5%, các hộ gia đình sẽ có xu hướng ra quyết định tham gia lắp đặt cao hơn khi sự ảnh hưởng từ sự tham gia của cộng đồng càng nhiều. Kết quả này phù hợp vời kết quả bài nghiên cứu của Elaheh Alasti, 2002 khi cho rằng mức độ tham gia của công chúng có ảnh hưởng đến thái độ của công chúng đối với một công nghệ mới. Điều này có nghĩa là khi số lượng hộ gia đình trong cùng khu vực lắp đặt biogas ngày càng nhiều thì hộ gia đình cũng sẽ dễ dàng ra quyết định chấp nhận lắp đặt biogas, đây cũng có thể gọi là thói quen theo xu hướng cộng đồng. Ngược lại, nếu không có sự ảnh hưởng từ việc thu gom cộng đồng thì những hộ gia đình thường có quyết định không tham gia, cũng bởi do một số yếu tố chủ quan như không bị áp lực từ chính quyền, cách xử lý chất thải chăn nuôi của gia đình không bị cộng đồng chỉ trích, phê bình, nhiều hộ gia đình thải chất thải chăn nuôi trực tiếp xuống ao, hồ, sông, kênh gây mùi hôi thối, khó chịu.

Hệ số các biến không có ý nghĩa thống kê bao gồm giới tính, tuổi của đáp viên, thu nhập và trình độ học vấn.

Giới tính, nam và nữ ngày nay đều có quyền bình đẳng, có mối quan hệ trong xã hội là như nhau và có quyền quyết định vấn đề của hộ gia đình là ngang nhau, không phân biệt nam và nữ. Ngoài ra, việc ra quyết định vấn đề có chấp nhận lắp đặt biogas không còn chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác. Vì vậy, yếu tố giới tính không ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của hộ gia

61

đình. Trong khi đó, một kết quả nghiên cứu của Zervas và cộng sự năm 2010 ở Bangladesh lại chỉ ra giới tính có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với khả năng áp dụng công nghệ khí sinh học. Hầu hết các lần nam giới chiếm ưu thế trong quá trình ra quyết định trong các vấn đề gia đình so với nữ giới.

Tuổi không có ý nghĩa trong quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của nông hộ có thể được giải thích là do đặc trưng của vùng nông thôn, giữa những người có độ tuổi khác nhau vẫn có cùng quan điểm giống nhau hoặc tương đồng nhau về hiểu biết đối với mô hình biogas thông qua tuyên truyền. Bên cạnh đó, các đối tượng được phỏng vấn đều là chủ hộ gia đình hoặc người có khả năng quyết định trong gia đình, đa số trong đó có độ tuổi tương đồng nhau, không có sự khác biệt nhiều. Vì vậy, đối với việc đưa ra quyết định có chấp nhận lắp đặt biogas không thì biến tuổi không có sự ảnh hưởng. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Zervas và cộng sự năm 2010 ở Bangladesh cho rằng tuổi của chủ hộ có mối quan hệ không đáng kể và tích cực với việc áp dụng công nghệ khí sinh học. Các nghiên cứu khác cho rằng độ tuổi có liên quan tiêu cực đến khả năng áp dụng công nghệ khí sinh học, do những người lớn tuổi thiên về nguồn năng lượng truyền thống như là một vấn đề của thói quen so với chủ hộ (Sandip Deshmukh và cộng sự, 2014).

Đối với yếu tố thu nhập, khác với kì vọng biến thu nhập không có ý nghĩa trong việc gây ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của hộ gia đình. Nguyên nhân chủ yếu là do, đối với những người có thu nhập thấp, thường có mong muốn được lắp đặt biogas để tiết kiệm được khoản chi phí chi cho chất đốt hàng tháng nhưng lại không có khả năng áp dụng, còn đối với những hộ có thu nhập cao, khoản chi phí chi cho chất đốt hàng tháng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng tài chính của họ. Mặc dù họ có đủ khả năng chi trả cho việc lắp đặt biogas, tuy nhiên, đa số hộ cho rằng lắp biogas trong gia đình tạo ra mùi hôi khó chịu, đồng thời dùng phân heo để đun nấu cho gia đình gây mất vệ sinh. Kết quả này không phù hợp với kết quả của bài nghiên cứu trước, cho rằng thu nhập có ảnh hưởng tích cực đối với quyết định áp dụng công nghệ khí sinh học. Hầu hết thu nhập của gia đình thông qua áp dụng công nghệ khí sinh học là khả năng tài chính để cài đặt một hệ thống nồi nấu, mà thường được coi là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc một hộ gia đình thông qua năng lượng khí sinh học (Zervas et. al, 2010).

Đối với yếu tố trình độ học vấn, không có ý nghĩa trong việc gây ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của hộ gia đình. Điều này có thể

62

lý giải bởi những người có trình độ học vấn thấp họ thường dễ dàng thực hiện theo xu hướng chung và thực hiện theo lời chỉ dẫn tuyên truyền. Bên cạnh đó, hầu hết hết các đáp viên đều nhận biết được lợi ích của việc sử dụng biogas cho đun nấu trong gia đình. Do đó, không có sự khác biệt giữa trình độ học vấn trong việc quyết định chấp nhận lắp đặt biogas. Kết quả này khác với kết quả trong một nghiên cứu khi cho rằng năm giáo dục của chủ hộ tương quan dương với việc áp dụng công nghệ khí sinh học ở mức ý nghĩa 1%. Giáo dục để đảm bảo một sự hiểu biết tốt hơn về lợi ích gián tiếp (lợi ích sức khỏe, thời gian và tiết kiệm năng lượng) liên quan đến việc sử dụng công nghệ khí sinh học (Zervas et. al, 2010).

Như vậy, có ba yếu tố là số lượng heo nuôi, giả định giá chất đốt tăng 25% và sự tham gia của cộng đồng có ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận lắp đặt biogas của hộ gia đình ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ.

4.7 Đánh giá tính khả thi nhân rộng áp dụng biogas ở xã Trường Long, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Hiện tại có khoảng 34,45% hộ gia đình khu vực xã Trường Long được lắp đặt hệ thống biogas, việc không mở rộng lắp đặt hệ thống biogas trên địa bàn xã gây ảnh hưởng trên nhiều mặt cả về kinh tế và môi trường. Những hộ gia đình không được lắp đặt biogas sẽ xử lý chất thải chăn nuôi theo cách xử lý không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng đến môi trường và cả cho sức khỏe con người. Trong đó, việc xã chất thải nuôi heo trực tiếp xuống ao, hồ, sông, kênh sẽ gây ô nhiễm môi trường nước, gây mùi hôi thối khó chịu, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dân sống trong khu vực. Nhiều hộ gia đình sẽ sử dụng nguồn nước sông để phục vụ cho trồng trọt và chăn nuôi, đặc biệt dùng cho sinh hoạt hàng ngày.

Trong những hộ gia đình chưa được lắp đặt biogas, có tỷ lệ hộ gia đình

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng biogas tại xã trường long, huyện phong điền, thành phố cần thơ (Trang 68)