Quy trình chẩn đoán Lao và các bệnh phổi hiện nay

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về phổi bằng (Trang 36 - 38)

Hiện nay khi một bệnh nhân đến khám tại Bệnh Viện Phổi TW, Bệnh viện Lao và bệnh phổi Hƣng Yên ngƣời bác sĩ tiến hành chẩn đoán theo những bƣớc sau [1]:

 Giai đoạn 1 (Khám lâm sàng): giai đoạn này bác sĩ chủ yếu sử dụng các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán.

Tiến hành các thăm khám ban đầu: nhìn vẻ bề ngoài (tóc, da, mắt...) Hỏi về tình trạng của cơ thể bệnh nhân để thu đƣợc càng nhiều càng tốt các triệu chứng lâm sàng.

Từ các triệu chứng lâm sàng tiến hành chẩn đoán khẳng định, chẩn đoán loại trừ, chẩn đoán phân biệt để xác định khả năng mắc bệnh của bệnh nhân.

Nếu hết giai đoạn này, ngƣời bác sĩ cảm thấy không có gì nghi ngờ về bệnh phổi, ông ta sẽ đƣa ra câu trả lời phủ định bệnh phổi và có thể gợi ý về khả năng bệnh nhân mắc một căn bệnh khác. Bệnh nhân sẽ đƣợc khuyên là nên quay lại nếu bệnh nặng thêm mà không rõ căn nguyên. Ngƣợc lại, nếu cuối giai đoạn lâm sàng, bệnh nhân bị nghi là đã mắc bệnh phổi thì giai đoạn chẩn đoán thứ hai sẽ đƣợc tiến hành để có đƣợc kết luận chắc chắn hơn.

 Giai đoạn 2 (Khám cận lâm sàng): giai đoạn này bác sĩ chủ yếu sử dụng các triệu chứng cận lâm sàng để chẩn đoán.

Các xét nghiệm đờm, các test đƣợc tiến hành Bệnh nhân đƣợc chụp phim X quang

Hầu hết các triệu chứng cận lâm sàng đều có ảnh hƣởng rất mạnh tới khả năng mắc bệnh của bệnh nhân. Vì vậy bệnh chủ yếu đƣợc khẳng định hoặc loại trừ một cách chắn chắn trong giai đoạn này. Tuy nhiên những khó khăn đã nêu ở trên không cho phép kết quả chẩn đoán đạt độ chính xác cao.

Sau giai đoạn này, ngƣời bác sĩ có thể hoặc đi tới kết luận cuối cùng khẳng định hay loại trừ bệnh phổi hay vẫn không thể quyết định chắc chắn đƣợc. Trong trƣờng hợp sau, một phƣơng án điều trị thử sẽ đƣợc đề nghị tuỳ theo tình trạng bệnh tật của bệnh nhân: nếu trầm trọng bệnh nhân sẽ đƣợc điều trị thử với bệnh phổi; nếu tình trạng không quá tồi tệ bệnh nhân đƣợc điều trị thử bằng kháng sinh. Một khi căn bệnh thực tế không phải là về phổi mà là một bệnh khác nhƣ nhiễm trùng thì điều trị thử sẽ không có kết quả và điều trị kháng sinh sẽ đem lại những chuyển biến tích cực. Cũng nhƣ vậy, khi bệnh nhân thực sự đã mắc bệnh phổi thì phƣơng án điều trị thử mới có tác dụng.

Tóm lại, vấn đề thực tế chẩn đoán bệnh chính là cơ sở trực tiếp cho việc xây dựng cơ chế lập luận của hệ chuyên gia trợ giúp chẩn đoán các bệnh về phổi. Hơn thế nữa, theo quy trình khám và chữa bệnh của ngành Y, việc lƣu trữ các hồ sơ bệnh

án, y lệnh phác đồ điều trị của bệnh nhân không những có ý nghĩa rất lớn về các vấn đề xã hội mà còn là một, kho tri thức rất lớn phục vụ cho quá trình khai phá trích chọn tri thức từ kho dữ liệu mà còn là một ngân hàng thí nghiệm sống cho các phác đồ mới cùng với những kết quả của nó. Đây chính là một cơ sở rất tốt cho việc xây dựng và cài đặt hệ thống hỗ trợ chẩn đoán dựa trên công nghệ CBR.

2.2 Ứng dụng phương pháp lập luận dựa trên trường hợp triển khai vào ứng dụng hỗ trợ chẩn đoán bệnh Lao và phổi

Một phần của tài liệu Xây dựng chương trình hỗ trợ chẩn đoán các bệnh về phổi bằng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)