L ời cảm ơn
1 Lýdo chọn đề tài
3.1.2 Tình hình tiêu thụ
Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển và việc thành thị hóa, dân số trẻ với tốc độ tăng dân số nhanh là những động cơ chính thúc đẩy sự tăng trưởng của ngành thực phẩm đồ uống. Dân số trẻ hơn là thuận lợi trong việc dễ tiếp nhận hơn đối với mặt hàng thực phẩm chế biến, yếu tố hàng đầu trong sự tăng lên nhu cầu đối với
loại sản phẩm này.Những đại dịch như cúm gà và việc giáo dục sức khỏe tốt hơn là
yếu tố hàng đầu giúp người Việt Nam có ý thức hơn về vấn đề sức khỏedo đó sản
phẩm đóng gói, các kênh tiêu thụ bán lẻ hiện đại được kỳ vọng là sẽ phát triển. Kênh tiêu thụ quan trọng nhất đối với ngành thực phẩm đồ uống là các hệ thống các
cửa hàng bán lẻ truyền thống, siêu thị và các đại siêu thị. Doanh thu của các siêu thị
đạt giá trị lớn nhất chiếm khoảng 70% tiêu thụ của thị trường.Theo khảo sát của tổ chức BMI, năm 2012, số lượng các siêu thị ở Việt Nam có khoảng hơn 2400 siêu thị nhỏ với doanh số trung bình đạt 30,19 tỷ USD, số lượng siêu thị lớn là 269 với
doanh số trung bình đạt 110,46 tỷ USD, các cửa hàng là 1,1 4 với doanh số trung
bình đạt 1 ,3 tỷ USD.
Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, Việt Nam đã nhập khẩu hàng hóa nhiều hơn từ nước ngoài và kết quả là người tiêu dùng Việt Nam đang có xu hướng sử dụng đa dạng các mặt hàng thực phẩm.
Thị trường xuất khẩu hàng thực phẩm đồ uống chủ lực của Việt Nam là Hoa
Kỳ, EU và một số nước Châu Á ví dụ như Hàn Quốc. Hiện tại Việt Nam và Hàn
Quốc đang trong quá trình đàm phán để tiến tới ký kết hiệp định thương mại tự do song phương (FTA). Với hiệp định thương mại ASEAN –Hàn Quốc được ký kết năm 2007, Việt Nam đã tạo mọi điều kiện về chính sách để các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, trong khi một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Hàn
Quốc cũng đã chính thức thâm nhập vào thị trường Việt Nam như Tập đoàn Lotte và Tập đoàn bán lẻ E-mart...
Giai đoạn 2009-2012 ghi nhận sự tăng trưởng liên tục về giá trị xuất khẩu đối
với ngành thực phẩm đồ uống của Việt Nam
Bảng 3.1: Kim ngạch XK thực phẩm đồ uống của Việt Nam giai đoạn 2009– 2012 Nă m 2008 2009 2010 2011 2012 Giá trị XK (nghìn USD) 11.490.061 8.071.347 12.365.947 15.931.316 17.166.947 Tăng trưởng XK (%) -30 53 29 8
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tổng kim ngạchxuất khẩumặt hàng thực phẩmđồ uống năm 2012 đạt 17,16
tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 6,09 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 3,67 tỷ USD. Mặt hàng cà phê cũng đạt kim ngạch tương đương 3,67 tỷ USD. Ngoài ra, một số mặt hàng cũng đạt kim ngạch trên dưới 800 triệu
USD là rau quả và hạt tiêu.
Biểu đồ 3.1: Tình hình xuất khẩu thực phẩm đồ uống Việt Nam giai đoạn 2009 -2012
Đvt: nghìn USD, %
Biểu đồ trên cho thấy, kim ngạch xuất khẩu hàng thực phẩm đồ uống Việt
Nam tăng liên tục trong giai đoạn 2009 -2012 từ 8,07 tỷ USD (2009) và kim ngạch
gấp hơn 2 lần vào năm (2012) đạt 17,16 tỷ USD. So với giai đoạn 2008-2009 (tăng trưởng xuất khẩu giảm mạnh -30%, giai đoạn 2010-2012 đều có mức tăng trưởng
xuất khẩu dương. Điển hình, giai đoạn 2009-2010, tăng trưởng xuất khẩu lên tới 53%, cao gần gấp đôi so với giai đoạn 2010-2011 (29%). Giai đoạn 2011-2012,
tăng trưởng xuất khẩu chỉ đạt mức %.
Giai đoạn 2009 -2012, thị trường xuất khẩu chủlực hàng thực phẩm đồ uống
Việt Nam là khu vực các nước Châu Á, EU và Hoa Kỳ. Trong đó, năm 2012 Trung
Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, xếp sau là Hoa Kỳ và Indonesia. Trung Quốc tuy là thị trường xuất khẩu lớn nhất hàng thực phẩm đồ uống của Việt Nam nhưng không ổn định do mang tính đột biến từ việc nhập khẩu gạo (chiếmtới 70% tổng xuất khẩu).
Biểu đồ 3.2: Tỷ trọng xuất khẩu hàng thực phẩm đồ uống Việt Nam sang các nước năm 2012 Đvt: %
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Năm 2012 Hoa Kỳ là đối tác xuấtkhẩu hàng thực phẩm đồuống lớn nhấtcủa Việt Nam 2với tỷtrọng xuất khẩu chiếm tới 13% và kim ngạchxuất khẩu trên 2,2 tỷ
USD. Nhật Bản chiếm tỷ trọng xuất khẩu trên 8%, kim ngạchxuất khẩu đạt 1,36 tỷ
xuất khẩu tương ứng đạt gần 1,3 tỷ USD. Các nước khác như Đức, Hàn Quốc,
Phillipine cùng chiếm tỷtrọng xuất khẩu khoảng 4%.