L ời cảm ơn
1 Lýdo chọn đề tài
2.2.2 Tầm quan trọng của phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh
giá một cách đúng đắn, toàn diện hiệu quả sử dụng các chỉ tiêu vốn kinh doanh bao
gồm : Tổng số vốn kinh doanh bình quân, vốn lưu động, vốn cố định, vốn đầu tư
xây dựng cơ bản và đầu tư tài chính dài hạn. Trên cơ sở đó phân tích, đánh giá những nguyên nhân ảnh hưởng tăng giảm và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh. Đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực những thông
tin hữu ích, cần thiết cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác về tình
hình và hiệu quả sữ dụng vốn … nhằm giúp các nhà quản trị có thể đưa ra quyết định đúng đắn.
Để quản lý tốt việc sử dụng vốn trong kinh doanh thì tất yếu đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích hiệu quả sử dụng vốn vì qua đó sẽ giúp doanh nghiệp tổng hợp và đưa ra những kết luận về hiệu quả sử dụng vốn trên cơ sở so sánh số tương đối giữa kết quả với số lượng vốn kinh doanh bỏ ra trong kỳ. Từ đó các doanh nghiệp có thể thấy được chất lượng sản xuất kinh doanh, khả năng khai thác các
tiềm lực sẵn có, biết được doanh nghiệp mình đang ở giai đoạn nào của quá trình phát triển, vị trí nào so với đối thủ cạnh tranh để từ đây tìm ra những giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ngoài ra, phân tích hiệu quả sử dụng vốn không những chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với các nhà đầu
tư, ngân hàng, nhà cung cấp vật tư, hàng hoá, cơ quan thuế, tổ chức tài chính…khi
đưa ra những quyết định của mình.
2.2.2.2 Nguồn tài liệu sử dụng trong phân tích
Tài liệu quan trọng nhất trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là
các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và tình hình tài chính cụ thể của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được trình bày hết sức tổng quát, phản ánh một cách tổng quan nhất về tình hình tài sản và các khoản nợ, nguồn hình thành vốn, tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp. báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu để đánh giá tổng hợp kết quả kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong các kỳ hoạt động giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ngoài ra, để việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp sát với tình hình thực tế chung của nền kinh tế, người phân tích cần phải kết hợp sử dụng những thông tin trong các báo cáo khác như: Báo cáo lưu chuyển tiền
tệ, báo cáo chi tiết về các khoản công nợ phải thu, phải trả các đối tượng, báo cáo
giải trình về tình hình tăng giảm vốn.
2.2.3.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn.
Chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để nghiên cứu hiệu quả sử dụng vốn là lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận trên vốn (ROE: Return On Equity)
ROE = Lợi nhuận sau thuế
Vốn
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của vốn tự có hay chính xác hơn là đo lường mức
sở hữu đưa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế(Nguyễn Minh Kiều,2012)
Các nhà đầutưrất quan tâm đếntỷsố ROE, bởi đây là khả năng thu nhập mà
họ có thể nhận được nếu họ đầu tư vào doanh nghiệp. Các tỷ số khác cho thấy các
tài sản khác ví dụ tài sản cố định, hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả được quản lý như thế nào, tài trợ ra sao. Tất cả các tỷ số này cùng tác động lên ROE và quản trị công ty sử dụng các tỷ số khác này chủ yếu để phát triển các kế hoạch làm
tăng ROE trung bình (Eugene F. Brigham và Joel F. Houston, 2009)
Lợi nhuận trên doanh thu ROS: Return On Sale) Lợi nhuận tiêu thụ
phản ánh mức sinh lời trên doanh thu, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Có thể dùng nó để so sánh với tỷ số của các năm
trước hay của doanh nghiệp khác cùng ngành.
ROS = Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng): là khoản lời còn lại của doanh nghiệp
sau khi đã trừ tổng chi phí và thuế thu nhập.
Sự thay đổi mức sinh lời phản ánh những thay đổi về hiệu quả, đường lối
sản phẩm hoặc loại khách hàng mà doanh nghiệp phục vụ.
T suất Lợi nhuận trên tổng tài sản ROA)
T suất Lợi nhuận trên tổng
tài sản
= Lợi nhuận sau thuế
Toàn bộ tải sản
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời trên 1 đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. ROA là một tỷ lệ thu nhập ròng của một công ty chia cho tổng số tài sản của mình, sẽ cho biết hiệu quả trong việc quản lý sử dụng tài sản để kiếm lời. Các tài sản của một công ty bao gồm các khoản nợ và vốn chủ sở hữu mà đều được sử dụng để tài trợ cho hoạt động của công ty (Neil Nagy, 2009)
2.2.4.1 Cơ cấu vốn
Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là sự kết hợp các nguồn vốn theo một tỷ lệ nào đó để tài trợ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Cơ cấu vốn được đo lường thông qua các chỉ số như:
- Tỷ suất nợ - DER (nợ phải trả trên tổng tài sản)
- Tỷ suất tự tài trợ (vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản)
- Tỷ suất nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu.
Lý thuyết cấu trúc tài chính hiện đại được đưa ra bởi Modigliani và Miller
(1985) đã cho rằng trong trường hợp không có thuế hoặc có thuế thì lợi nhuận trên
vốn có quan hệ cùng chiều với mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hay tỷ số nợ. Điều
này có nghĩa là doanh nghiệp tăng sử dụng nợ trong cơ cấu vốn thì sẽ gia tăng rủi ro về khả năng thanh toán do đó lợi nhuận trên vốn cũng phải tăng lên. Xem xét mối quan hệ giữa cấu trúc tài chính và chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), nhiều nhà nghiên cứu đã tìm hiểu và cho thấy nhiều kết quả về sự ảnh hưởng của
cấu trúc tài chính đối với ROE. David and Raymond (2003) đã chỉ rõ mối quan hệ
tích cực giữa cấu trúc tài chính và chỉ số ROE khi nghiên cứu các ngân hàng tại Mỹ
ở cả hai giai đoạn 19 3-1989 và 1996-2002.
2.2.4.2 Quy mô vốn đầu tư
Một doanh nghiệp có quy mô vốn lớn sẽ có lợi thế trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh do đó hầu hết doanh nghiệp đều muốn mở rộng quy mô để tận dụng lợi thế. Doanh nghiệp có quy mô vốn lớn tương ứng với tiềm lực tài chính vững mạnh thường tạo được uy tín trên thị trường, càng có điều kiện tiếp cận thị
trường tài chính và các tổ chức tín dụng hơn các doanh nghiệp có quy mô vốn nhỏ
do quy mô doanh nghiệp lớn mạnh chính là kết quả của một quá trình phát triển lâu
dài. Khi gia tăng vốn đầu tư đồng nghĩa cầu vốn đầu tư tăng làm cho chi phí vốn vay tăng do đó lợi nhuận thuần thu được bước đầu sẽ giảm, tất yếu gây ảnh hưởng
đến tỷ suất lợi nhuận cụ thể là tỷ suất lợi nhuận sẽ giảm. Tuy nhiên nếu việc mở
rộng đầu tư lớn mạnh thúc đẩy kinh doanh hiệu quả vượt trội các chi phí phát sinh
từ việc gia tăng vốn thì sẽ góp phần gia tăng tỷ suất lợi nhuận.
Cấu trúc tài sản có thể chia thành tài sản cố định và tài sản lưu động. Khi tỷ
lệ tài sản cố định lớn thì doanh nghiệp có nhiều cơ hộitiếp cận nhiều nguồn vốn vay
để gia tăng sản xuất, đầu tư mở rộng quy mô hơn nữa. Cấu trúc tài sản được đo lường thông qua chỉ tiêu tài sản cố định trên tổng tài sản, trong đó, nguyên giá tài sản cố định bình quân trong kỳ là nhân tố quan hệ ngược chiều với hiệu suất sử dụng tài sản cố định trong điều kiện các nhân tố khác không đổi: nguyên giá bình quân tài sản cố định tăng thì sức sản xuất, sức sinh lợi của tài sản cố định giảm(doanh thu lợi nhuận thuần không đổi) và ngược lại.
Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh thu thuần(hoặc lợi nhuận thuần)
tăng lên hoặc giảm đi thì sẽ làm sức sản xuất(hoặc sức sinh lợi) của tài sản cố định tăng lên hoặc giảm đi.
Qua đó cho thấy thông qua hiệu suất sử dụng tài sản cố định, lợi nhuậnthuần
chúng ta có thể tìm thấy mối liên hệ giữa cấu trúc tài sản và hiệu quả sử dụng vốn
2.2.4.4 Đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp
Đặc điểm riêng của tài sản có thể đo lường bằng tỷ lệ giá vốn hàng bán/ tổng doanh thu thuần hoặc tỷ lệ chi phí R&D/tổng doanh thu.
Một công ty có sản phẩm độc đáo thường có đòn bẩy tài chính thấp bởi vì nếu công ty phá sản thì thị trường thứ cấp có tính cạnh tranh cho hàng tồn kho và
các thiết bị sản xuất của công ty đó có thể không có. Nghiên cứu của Titman và Wessels năm 19 đã cho kết quả mối tương quan âm giữa tỷ lệ đòn bẩy tài chính và đặc điểm riêng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp. Qua đó ta có thể tiếp tục xem xét trường hợp mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận trên vốn với đặc điểm riêng của sản phẩm, dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp do đòn bẩy tài chính
ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn của doanh nghiệp, tới tỷ suất lợi nhuận trên vốn.
2.2.4.5 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
Theo lý thuyết đại diện của Jensen và Meckling (1976)1, tốc độ tăng trưởng cao sẽ gợi ý kết quả kinh doanh khả quan. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên vốn do lợi nhuận có xu hướng tăng.
1
Jensen and Meckling, 1976. Theory of the Firm: Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure. Journal of Financial Economics, V. 3, No. 4, pp. 305-360.
Lý thuyết trật tự phân hạng (Myers, 19 4)2 cho rằng doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường có nhu cầu vốn nhiều hơn trong khi nguồn lợi nhuận giữ lại
không đủ và vốn vay sẽ được sử dụng đến. Điều này có nghĩa tỷ lệ lợi nhuận trên
vốn sẽ bị ảnh hưởng.
2.2.4.6. Các nhân tố khác
Ngoài những nhân tố trên còn rất nhiều nhân tố khác tác động đến hiệu quả
sử dụng vốn như tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếđất nước, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngân hàng, tỷ lệ thất nghiệp ...tác động đến tốc độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua đó tác động đến hiệu quả sử dụng vốn.
Nhân tố pháp lý: chủ trương chính sách, hệ thống pháp luật do nhà nước đặt ra buộc các doanh nghiệp phải tuân theo như pháp luật về thuế, về bảo vệ môi
trường , vềlao động... Các quy định này trực tiếp và gián tiếp tác động đến hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp do nếu doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực được nhà nước khuyến khích thì họ sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển, đồng thời Nhà
nước hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các chính sách vĩ
mô của Nhà nước nên chỉ một sựthay đổi nhỏ trong cơ chế quản lý của Nhà nước cũng sẽảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhân tố giá cả: đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp do đối với giá cả của các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp như giá nguyên vật liệu, tiền công lao động... biến động sẽ làm thay đổi chi phí sản xuất, riêng đối với giá cả sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp nếu biến động sẽ làm thay đổi khối lượng tiêu thụ, thay đổi doanh thu. Cả hai sựthay đổi này đều dẫn đến kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi.
Nhân tố con người: Con người là chủ thể tiến hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh thể hiện qua vai trò nhà quản lý và người lao động. Vai trò nhà quản lý thể hiện thông qua khả năng kết hợp tối ưu các yếu tố sản xuất nhằm giảm thiểu chi phí cho doanh nghiệp mang lại lợi nhuận cao đồng thời biết nắm bắt cơ hợi kinh
2
Myers, Stewart C.; Majluf, Nicholas S. (1984). Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have. Journal of Financial Economics 13 (2): 187–221.
doanh và tận dụng chúng một cách hiệu quả nhất. Vai trò của người lao động thể
hiện ở trình độ kỹ thuật cao, ý thức trách nhiệm và lòng nhiệt tình trong công việc giúp hạn chế hao phí nguyên vật liệu, giữ gìn bảo quản tài sản, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh phát triển. Đó chính là những yếu tố quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
2.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan.
2.3.1 Công trình nghiên cứu trên thế giới
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu chỉ ra hiệu quả của việc sử dụng vốn tự có
của doanh nghiệp, tỷ lệ của nó được quan tâm rất nhiều từ các cổ đông - những
người đã đầu tư vốn, do đó doanh nghiệp cần sử dụng vốn sao cho tỷ lệ này được
đảm bảo duy trì ở mức độ phù hợp với mục tiêu mang lại lợi nhuận cao nhất (Daniel
Criciumaru and Marian, 2008). Do đó, việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn thông
qua tỷ suất lợi nhuận trên vốn được Cricciumaru và Marian xem là cần thiết vì :
+ Chỉ số cho thấy số tiền của cổ đông được sử dụng vào việc gì và hiệu quả
sửdụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Chỉ số phản ánh khả năng thu hồi lợi nhuận của cổ đông, cho thấy năng lực
hoạt động của công ty.
Trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn, nhiều công ty sử dụng một loạt hệ thống các chỉ số và các tiêu chuẩn được cho là có tác động quyết định đến hiệu suất
hoạt động, tổng doanh thu hoặc kỳ vọng của cổ đông. Tuy nhiên, phân khúc này có
thể được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp Dupont nhằm làm nổi bật mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến ROE. Dựa trên mô hình được phát triển
từ cách sử dụng phương pháp Dupont chúng ta có thể tìm cách gia tăng hiệu quả sử
dụng vốnbởi các yếu tố ảnh hưởng được xác định.
TA T NP ROE = --- x --- x --- E TA T
Trong đó:
TA : Tổng tài sản (Total assets) E: Vốn chủ sở hữu (Equity)
NP: Lợi nhuận ròng (Net profit)
T/TA: Vòng quay tài sản (The total assets turnover) NP/T: Lãi ròng trên doanh thu (The return on sales)
Số nhân vốn chủ sở hữu cho thấy mức độ vốn chủ sở hữu chiếm trong tổng
tài sản, gián tiếp chỉ ra mức độ tự chủ tài chính hoặc đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp. Sự gia tăng số nhân vốn chủ sở hữu có nghĩa là tỷ lệ lớn trong tổng tài sản được tài trợ bởi các khoản nợ, tức là tỷ lệ nợ gia tăng, tuy nhiên điều này không phải là vấn đề cho các doanh nghiệp miễn là các khoản vay được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả.
Vòng quay tổng tài sản có ảnh hưởng đến ROE, phản ảnh hiệu suất sử dụng
tài sản của công ty. Doanh thu gia tăng nhanh có nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở
hữu sẽ cao hơn trong khi hiệu suất sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động được
nâng cao.
Tỷ suất lợi nhuận ròng phản ánh mức độ đạt lợi nhuận của doanh nghiệp, mức độ này không những phụ thuộc vào chiến lược tiếp thị, quảng cáo mà còn phụ
thuộc vào chính sách kinh doanh của doanh nghiệp như chính sách giá cả linh hoạt
để gia tăng lợi nhuận nhờ tính đàn hồi của nhu cầu khi giá giảm (Hefert,2003)3.