Về tác dụng chống viêm của bẹ móc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu (Trang 51 - 56)

THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu

3.2.2. Về tác dụng chống viêm của bẹ móc

Nhiều trường hợp chảy máu kết hợp với viêm như trong chảy máu chân răng, phù nề,…Vì vậy, ngoài nghiên cứu tác dụng cầm máu, chúng tôi cong tiến hành nghiên cứu tác dụng chống viêm của bẹ móc trên cả đường uống và tại chỗ.

Chúng tôi đã nghiên cứu tác dụng chống viêm đường uống và tại chỗ của bẹ móc trên mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan. Đây là mô hình rất thông dụng, hiệu quả trong nghiên cứu tác dụng chống viêm của

thuốc. Mô hình dùng để đánh giá khả năng ức chế phù bàn chân chuột của thuốc sau khi tiêm chất gây viêm carrageenan.

Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm đường uống cho thấy cao bẹ móc liều 3g/kg chuột cống trắng có tác dụng chống viêm ở thời điểm 5 giờ kể từ khi gây viêm bằng carrageenan (giảm 23,53% độ phù so với chứng).

Nghiên cứu tác dụng chống viêm tại chỗ của bẹ móc, chúng tôi tiến hành đo thể tích chân chuột tại thời điểm trước và sau khi gây viêm 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ và 7 giờ. Sau mỗi lần đo thể tích chân chuột sau khi gây viêm 1 giờ, 3 giờ và 5 giờ, bôi thuốc nghiên cứu và bàn chân chuột. Kết quả nghiên cứu tác dụng chống viêm tại chỗ của bẹ móc cho thấy bẹ móc làm giảm độ phù chân chuột ở thời điểm 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ kể từ khi gây viêm lần lượt là 36,01%; 31,19%; 39,96%.

Như vậy, cao bẹ móc cả đường uống và dùng tại chỗ đều có tác dụng chống viêm. Viêm là phản ứng tại chỗ của cơ thể do các mô bị kích thích hoặc tổn thương. Đó là một phản ứng phức tạp của các mô liên kết và tuần hoàn mao mạch ở nơi bị tác động, được biểu hiện bằng các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau và rối loạn chức phận [4]. Quá trình diễn biến của viêm có thể chia thành năm giai đoạn, các giai đoạn ít nhiều đan xen lẫn nhau hơn là xảy ra liên tiếp. Ở giai đoạn cảm ứng, khi yếu tố viêm xâm nhập vào cơ thể tại một điểm nào đó thì những tế bào bảo vệ tại chỗ và hệ thống dịch thể tiếp xúc (đông máu, bổ thể) sẽ gây một phản ứng tức khắc. Những phản ứng ban đầu phóng ra các tín hiệu khuếch tán tới mọi tế bào có khả năng phản ứng lại nhằm khoanh vùng tổn thương lại. Ở giai đoạn phản ứng mạch máu, đầu tiên là sự co mạch chớp nhoáng xuất hiện ở các mạch máu theo thứ tự từ các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến tiểu tĩnh mạch. Sự giãn mạch dẫn đến tăng tuần hoàn tại chỗ gây nên các triệu chứng nóng và đỏ. Phản ứng tuần hoàn quá mạnh dẫn tới các rối loạn nghiêm trọng như giãn mạch cực độ, tăng tính

thấm thành mạch làm thoát dịch rỉ viêm giàu protein vào các mô quanh huyết quản [22]. Tóm lại, viêm gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch. Thêm vào đó, qua các nghiên cứu cầm máu ở trên cũng định hướng một phần tác dụng cầm máu của bẹ móc có liên quan tới co mạch. Do đó, có thể tác dụng chống viêm của bẹ móc ở đây có liên quan tới tác dụng co mạch. Tuy nhiên, mô hình chống viêm cấp bằng cách gây phù chân chuột bằng carrageenan chưa thể đánh giá được đầy đủ tác dụng co mạch. Vì vậy, chúng tôi đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ nghiên cứu tác dụng trên mô hình gây tăng tính thấm thành mạch, đây sẽ là cơ sở để chứng minh cho tác dụng gây co mạch của bẹ móc.

Như vậy, qua các nghiên cứu trên đã cho thấy bẹ móc ở mức liều 6g/kg chuột nhắt có tác dụng cầm máu và với liều 3g/kg chuột cống có tác dụng chống viêm tại thời điểm sau 5 giờ dùng thuốc. Một thuốc vừa có tác dụng cầm máu vừa có tác dụng chống viêm sẽ đạt hiệu quả điều trị cao hơn. Điều đó mở ra việc cần nghiên cứu sâu hơn về bẹ móc để làm thuốc cầm máu ứng dụng rộng rãi trong lâm sàng.

3.2.3. Độc tính cấp

Sau khi tiến hành thử trên 5 mức liều cao bẹ tăng dần từ 40g/kg chuột tới 200g/kg chuột nhắt, chúng tôi đã xác định được liều LD50 theo phương pháp Behrens – Karber của bẹ móc là 120g/kg chuột. Như vậy, liều LD50 của bẹ móc gấp 40 lần so với liều có tác dụng 3g/kg chuột nhắt trắng và gấp 20 lần so với mức liều có hiệu quả cầm máu tốt nhất (6g/kg chuột).

Quan sát chuột trong vòng 72 giờ đầu sau khi uống thuốc, chúng tôi quan sát lô liều cao nhận thấy: Ngay sau khi uống chuột ở lô dùng liều cao thường có biểu hiện tụ thành đám, nằm im, mắt nhắm, lông không mượt. Tất cả các chuột chết được mổ quan sát nội tạng thấy: tim, gan, phổi bình thường, dạ dày có thuốc và ruột có biểu hiện co thắt lại. Để có thể dùng bẹ móc làm

thuốc cầm máu ứng dụng trong lâm sàng, đề tài đề xuất cần nghiên cứu độc tính bán trường diễn của bẹ móc.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả thực nghiệm, khoá luận xin đưa ra một số kết luận như sau

1.1.Về tác dụng cầm máu

1.1.1. Tác dụng cầm máu dùng theo đường uống

Khảo sát liều dùng của bẹ móc trên thời gian chảy máu

Bẹ móc ở mức liều 3 và 6g/kg chuột nhắt trắng đều có tác dụng làm giảm thời gian chảy máu so với chứng (p<0,05).

Bẹ móc liều 6g/kg chuột nhắt trắng làm giảm thời gian chảy máu nhiều nhất trong các mức liều nghiên cứu (giảm 56,09% thời gian chảy máu so với chứng).

So sánh tác dụng cầm máu của bẹ và rễ móc trên thời gian chảy máu

Bẹ móc và rễ móc mức liều 6g/kg chuột đều làm giảm thời gian chảy máu so với lô chứng có ý nghĩa thống kê.

Bẹ móc 6g/kg chuột làm giảm thời gian chảy máu (56,09%) nhiều hơn rễ 6g/kg chuột (40,12%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Ảnh hưởng của số lần dùng thuốc trên thời gian chảy máu

Bẹ móc liều 6g/kg chuột dùng 1 lần và 5 ngày liên tục đều làm giảm thời gian chảy máu so với chứng (p<0,05).

Bẹ móc 6g/kg chuột dùng 1 lần tương đương với dùng 5 ngày (sau 1 lần dùng thuốc nghiên cứu giảm 46,51% so với chứng, sau 5 ngày dùng thuốc giảm 53,73% so với chứng).

Ảnh hưởng của bẹ móc tới số lượng tiểu cầu và 1 số chỉ số đông máu cơ bản

Bẹ móc liều 6g/kg chuột không ảnh hưởng lên số lượng tiểu cầu và một số chỉ số đông máu cơ bản (thời gian đông máu, PT, APTT, fibrinogen)

Bẹ móc với các nồng độ 2%, 4%, 8% đều làm giảm thời gian chảy máu so với chứng (p<0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)