Nghiên cứu tác dụng cầm máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu (Trang 35 - 43)

THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu

3.1.1.Nghiên cứu tác dụng cầm máu

Để đánh giá tác dụng cầm máu của rễ và bẹ cây móc, khoá luận tiến hành xác định thời gian máu chảy, thời gian máu đông, số lượng tiểu cầu và một số thông số đông máu cơ bản trên chuột thực nghiệm theo đường uống và xác định thời gian chảy máu theo đường dùng tại chỗ.

3.1.1.1. Tác dụng cầm máu đường uống của rễ và bẹ móc

Để nghiên cứu tác dụng cầm máu, nhiều tác giả đã tiến hành xác định thời gian chảy máu đuôi chuột. Đây là phương pháp được sử dụng rất phổ biến do kĩ thuật đơn giản và có thể liên quan đến cả yếu tố thành mạch cũng như yếu tố đông máu. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn mô hình dựa trên xác định thời gian chảy máu đuôi chuột để nghiên cứu tác dụng cầm máu của rễ và bẹ móc.

Khảo sát liều dùng của bẹ móc trên thời gian chảy máu

Chuột được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng : uống dung dịch NaCl 0,9%

Lô carbazocrom: uống carbazocrom liều 24mg/kg chuột Lô bẹ 1,5: uống cao bẹ móc liều 1,5g/ kg chuột

Lô bẹ 3: uống cao bẹ móc liều 3g/kg chuột Lô bẹ 6: uống cao bẹ móc liều 6g/kg chuột Kết quả được trình bày trong bảng 3.1và hình 3.1.

Bảng 3.1:Khảo sát tác dụng cầm máu trên thời gian chảy máu của bẹ móc

(p1): so với lô chứng, (p2): so với lô carbazochrom

Hình 3.1: Tác dụng của bẹ móc trên thời gian chảy máu

Liều Thời gian chảy

máu ( giây)

Độ giảm thời gian chảy máu so với lô chứng (%) p Chứng 216,6 ± 22,8 Carbazochrom 24 mg/kg chuột 136,3 ± 16,2 37,07 p1 <0,05 Lô bẹ 1,5 1,5 g/kg chuột 213 ± 29,2 1,67 p1 >0,05 p2 <0,05 Lô bẹ 3 3 g/kg chuột 135 ± 16,3 37,67 p1 <0,05 p2 >0,05 Lô bẹ 6 6 g/kg chuột 95,1 ± 10,8 56,09 p1<0,01 p2 >0,05

Kết quả thu được từ bảng 3.1 và hình 3.1 cho thấy:

- Trong 3 mức liều nghiên cứu của cao bẹ móc thì có 2 mức liều 3g/kg chuột và 6g/kg chuột đã làm giảm thời gian chảy máu có ý nghĩa thống kê so với lô chứng. Trong đó liều 6g/kg chuột có tác dụng mạnh nhất, đã làm thời gian chảy máu giảm 56,09% so với lô chứng.

- Cao nước bẹ móc ở liều 3g/kg chuột có tác dụng cầm máu tương đương cabazochrom 24mg/kg chuột. Trong khi đó cao bẹ móc 6g/kg chuột còn làm giảm thời gian chảy máu nhiều hơn (56,09%) so với carbazochrom (37,07%). Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

So sánh tác dụng của bẹ móc và rễ móc trên thời gian chảy máu

Trong dân gian cả bẹ và rễ móc đều được sử dụng làm thuốc cầm máu. Tuy nhiên nếu dùng bẹ móc thì sẽ thuận lợi hơn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu và bảo tồn được nguồn nguyên liệu lâu dài. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh tác dụng của bẹ và rễ móc trên thời gian chảy máu đuôi chuột.

Chuột nhắt trắng chia thành các lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng: uống nước muối sinh lí

Lô carbazochrom: uống carbazochrom liều 24mg/kg chuột Lô bẹ 6: uống cao bẹ móc mức liều 6g/kg chuột

Lô rễ 6: uống cao rễ móc mức liều 6g/kg chuột

Thời gian chảy máu đuôi chuột của các lô sau 5 ngày uống thuốc được trình bày trong bảng 3.2 và hình 3.2.

Bảng 3.2:So sánh tác dụng của bẹ và rễ móc trên thời gian chảy máu

(p1): so với chứng, (p2): so với carbazochrom

Hình 3.2:So sánh tác dụng của bẹ và rễ móc trên thời gian chảy máu

Kết quả bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy:

- Cao bẹ và rễ liều 6g/kg chuột đều có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu so với chứng. Trong đó bẹ móc 6g/kg chuột làm giảm 56,09% và rễ móc 6g/kg chuột làm giảm 40,12% so với chứng, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Liều Thời gian chảy

máu ( giây)

Độ giảm thời gian chảy máu so với lô chứng (%) P Chứng 216,6 ± 22,8 Carbazochrom 24 mg/kg chuột 136,3 ± 16,2 37,07 p1 <0,05 Lô bẹ 6 6 g/kg chuột 95,1 ± 10,8 56,09 p1<0,01 p2 >0,05 Lô rễ 6 6g/kg chuột 129,7 ± 25,5 40,12 p1< 0,01 p2 >0,05

- Cao rễ móc liều 6g/kg chuột làm giảm thời gian chảy máu tương đương carbazochrom, trong khi đó, cao nước bẹ móc làm giảm thời gian chảy máu nhiều hơn so với carbazochrom. Tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.

Ảnh hưởng của số lần dùng thuốc tới thời gian chảy máu

Chảy máu thường diễn ra cấp tính và nguy hiểm nếu không cầm máu kịp thời. Nhằm mục đích nghiên cứu xem thuốc có thể dùng trong các trường hợp chảy máu cấp không, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của số lần dùng thuốc tới thời gian chảy máu đuôi chuột. Sau khi khảo sát liều dùng của bẹ móc, cho thấy tác dụng cầm máu của cao bẹ móc mức liều 6g/kg chuột làm giảm thời gian chảy máu đuôi chuột tốt nhất, vì vậy, chúng tôi chọn cao bẹ móc mức liều 6g/kg chuột cho các nghiên cứu tiếp theo.

Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng: uống nước muối NaCl 0,9%

Lô bẹ 1 (dùng 1 lần): uống cao bẹ móc liều 6g/kg chuột. Sau 2 giờ uống thuốc nghiên cứu, cắt đuôi chuột xác định thời gian chảy máu đuôi chuột. Lô bẹ 2 (dùng 5 ngày): uống cao bẹ móc liều 6g/kg chuột. Cho chuột uống thuốc nghiên cứu trong 5 ngày liên tục. Ngày thứ 5, sau 2 giờ cho chuột uống thuốc lần cuối cùng, cắt đuôi chuột, xác định thời gian chảy máu đuôi chuột.

Bảng 3.3: Ảnh hưởng của số lần dùng bẹ móc tới thời gian chảy máu

Thời gian

chảy máu (giây)

Độ giảm thời gian chảy máu so với lô chứng

(%) P P Lô chứng 166 ± 28,5 Lô bẹ 1 (dùng 1 lần) 88,8 ± 14,2 46,51 p1<0,05 Lô bẹ 2 (dùng 5 ngày) 76,8 ±10,4 53,73 p1<0,05 p2>0,05

(p1): so với lô chứng, (p2): so với lô bẹ 1 Kết quả bảng 3.3 cho thấy:

- Cao bẹ móc liều 6g/kg chuột uống 1 lần và sau 5 ngày dùng thuốc đều làm giảm thời gian chảy máu có ý nghĩa thống kê so với chứng (p<0,05). - Cao bẹ móc mức liều 6g/kg chuột khi dùng 1 lần và dùng 5 ngày làm giảm thời gian chảy máu tương đương nhau: cao bẹ dùng 1 lần giảm 46,51%, cao bẹ dùng 5 ngày giảm 53,73% thời gian chảy máu so với chứng.

Ảnh hưởng của bẹ móc đến tiểu cầu và một số chỉ số đông máu cơ bản

Từ kết quả nghiên cứu trên, ta thấy cao bẹ móc liều 6g/kg chuột có tác dụng cầm máu rất tốt. Nhằm mục đích tìm hiểu tác dụng của thuốc nghiên cứu có ảnh hưởng lên số lượng tiểu cầu và quá trình đông máu không, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của cao nước bẹ móc đến số lượng tiểu cầu và một số chỉ số đông máu cơ bản: thời gian đông máu, PT, APTT, fibrinogen.

Chuột nhắt trắng được chia thành 2 lô, mỗi lô 8 con: Lô 1: uống nước muối sinh lí

Cho chuột uống thuốc 5 ngày liên tục. Ngày thứ 5, sau 2 giờ uống thuốc lần cuối cùng, xác định thời gian đông máu. Sau đó, lấy hết máu chuột, xác định chỉ số PT, APTT, fibrinogen và số lượng tiểu cầu.

Kết quả xác định thời gian đông máu, chỉ số PT, APTT, fibrinogen và số lượng tiểu cầu được trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của bẹ móc đến số lượng tiểu cầu và 1 số chỉ số đông

máu cơ bản

Thời gian đông máu PT (giây) APTT (giây) Fibrinogen (g/l) Số lượng tiểu cầu (10^9/l) Chứng 291,75±27,39 8,00±0,16 3,02±0,27 3,03±0,24 804,63±37,2 Lô bẹ 6 228,38±26,91 (p>0,05) 8,63±0,24 (p>0,05) 3,10±0,30 (p>0,05) 3,78±0,26 (p>0,05) 844,00±59,47 (p>0,05) (p): so với lô chứng

Kết quả từ bảng 3.4 cho thấy: cao bẹ liều 6g/kg chuột không ảnh hưởng lên số lượng tiểu cầu và 1 số chỉ số đông máu: thời gian đông máu, các chỉ số PT, APTT, fibrinogen (p>0,05).

3.1.1.2. Nghiên cứu tác dụng cầm máu tại chỗ của bẹ móc

Với mục đích hướng tới tạo ra chế phẩm thuốc cầm máu cả đường uống và tại chỗ, khoá luận tiến hành nghiên cứu tác dụng cầm máu tại chỗ của cao bẹ móc qua xác định thời gian chảy máu đuôi chuột.

Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô 10 con

Dung dịch bẹ móc 2:1 ly tâm bỏ cặn, sau đó hoà vào nước muối sinh lí theo các tỉ lệ nồng độ 2%, 4%, 8%.

Các lô thử được nhúng vào dung dịch nước muối sinh lí với các nồng độ lần lượt: 2%, 4%, 8%. Xác định thời gian từ khi giọt máu đầu tiên chảy ra cho đến khi máu ngừng chảy. Thời gian chảy máu đuôi chuột của các lô được trình bày trong bảng 3.5 và hình 3.3.

Bảng 3.5:Tác dụng tại chỗ của bẹ móc trên thời gian chảy máu

Thời gian chảy máu

(giây)

Độ giảm thời gian chảy máu so với lô chứng

(%) p (so với chứng) Chứng 223,3 ± 10,11 Bẹ 2% 165,2 ± 11,82 26,02 p<0,01 Bẹ 4% 155,1 ± 8,2 30,54 p<0,01 Bẹ 8% 157,8 ± 6,54 29,33 p<0,01

Hình 3.3: Tác dụng tại chỗ của bẹ móc trên thời gian chảy máu

Kết quả từ bảng 3.5 và hình 3.2 cho thấy: tất cả các lô bẹ với các mức liều nghiên cứu: 2%, 4% và 8% đều làm giảm thời gian chảy máu lần lượt là 26,02%; 30,54% và 29,33% so với chứng đều có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu (Trang 35 - 43)