Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của bẹ móc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu (Trang 43 - 46)

THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1 Kết quả nghiên cứu

3.1.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp của bẹ móc

Nhiều trường hợp chảy máu kết hợp với viêm, vì thế, một thuốc vừa có tác dụng cầm máu vừa có tác dụng chống viêm sẽ đạt kết quả điều trị tốt hơn. Qua nghiên cứu tác dụng cầm máu ở trên, chúng tôi nhận thấy bẹ móc có tác dụng cầm máu tốt cả đường uống và tại chỗ. Do đó, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu tác dụng chống viêm trên mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan trên đường uống và tại chỗ.

3.1.2.1. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp đường uống của bẹ móc

Mô hình gây phù chân chuột bằng carrageenan được tiến hành trên chuột cống trắng.

Kết quả nghiên cứu tác dụng cầm máu cho thấy bẹ móc liều 6g/ kg chuột nhắt trắng có hiệu quả tốt nhất. Áp dụng hệ số ngoại suy liều có hiệu quả tương đương giữa chuột nhắt trắng và chuột cống trắng, liều có hiệu quả cầm máu đối với chuột cống là 3g/kg chuột [26]. Vì vậy, khoá luận chọn mức liều bẹ 3g/kg chuột cống trắng để nghiên cứu tác dụng chống viêm đường uống. Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành 3 lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng: uống nước muối sinh lí

Lô indomethacin: uống indomethacin liều 10mg/kg chuột Lô bẹ: uống cao lỏng bẹ liều 3g/kg chuột

Tính độ phù chân chuột các lô tại các thời điểm và % ức chế phù của lô thử so với lô chứng.

Độ phù chân chuột các lô tại các thời điểm và % ức chế phù của lô thử so với lô chứng được trình bày trong bảng 3.6 và hình 3.4.

Bảng 3.6: Tác dụng chống viêm cấp đường uống của bẹ móc

Độ phù chân chuột Liều dùng

1 giờ 3 giờ 5 giờ 7 giờ

Lô chứng 18,56±2,01 44,17±2,23 42,07±3,45 36,16±4,08 Lô indomethacin 10mg/kg chuột 6,67±1,77 16,26±2,1 14,27±2,31 11,43±2,33 I (%) 64,04 63,19 66,08 68,39 P (so với chứng) p<0,05 p<0,05 p<0,05 p<0,05 Lô bẹ 3g/kg chuột 13,61±1,82 37,01±2,96 32,17±2,83 25,93±2,23 I (%) 26,57 16,21 23,53 28,29 p (so với chứng) p>0,05 p>0,05 p<0,05 p>0,05 *: p <0,05

Kết quả từ bảng 3.6 và hình 3.4 cho thấy:

- Indomethacin liều 10mg/kg làm giảm độ phù chân chuột rõ rệt sau 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ và 7 giờ so với chứng (p<0,05).

- Cao nước bẹ móc liều 3g/kg chuột làm giảm sưng viêm sau 5 giờ 23,53% so với chứng (p<0,05).

3.1.2.2. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp tại chỗ của bẹ móc

Chuột cống trắng được chia thành 3 lô, mỗi lô 10 con:

Lô chứng: không bôi thuốc

Lô diclofenac: bôi 0,5cm diclofenac emulgel Lô bẹ: bôi 0,2 ml cao lỏng bẹ 4:1

Tính độ phù chân chuột và % ức chế phù của các lô tại thời điểm 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ và 7 giờ sau khi gây viêm.

Đô phù chân chuột và % ức chế phù của các lô được biểu diễn trong bảng 3.7 và hình 3.5.

Bảng 3.7: Tác dụng chống viêm cấp tại chỗ của bẹ móc

Độ phù chân chuột Liều dùng

1 giờ 3 giờ 5 giờ 7 giờ

Lô chứng 12,69±1,66 47,51±6,83 51,52±5,84 49,79±6,07 Lô diclofenac 10mg/kg chuột 4,39±1,03 15,13±2,76 28,73±2,38 25,99±2,29 I (%) 65,41 68,15 44,21 47,8 P (so với chứng) p<0,05 p<0,05 p<0,05 p<0,05 Lô bẹ Cao bẹ 4:1 7,69±1,51 30,4±1,93 35,45±2,4 31,39±3 I (%) 39,4 36,01 31,19 39,96 p (so với chứng) p>0,05 p<0,05 p<0,05 P<0,05

(*): p < 0,05

Hình 3.5: Tác dụng chống viêm tại chỗ của bẹ móc

Kết quả từ bảng 3.6 và hình 3.5 cho thấy:

- Indomethacin làm giảm độ phù chân chuột rõ rệt so với chứng tại các thời điểm 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ và 7 giờ sau khi gây viêm (p<0,05).

- Cao nước bẹ móc làm giảm độ phù chân chuột so với chứng tại thời điểm 3 giờ (giảm 36,01%), 5 giờ (giảm 31,19%) và 7 giờ (giảm 39,96 %) có ý nghĩa thống kê (p<0,05).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác dụng của cây móc trên thực nghiệm theo hướng làm thuốc cầm máu (Trang 43 - 46)