ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Nguyên vật liệu và thiết bị
2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tác dụng cầm máu của cây móc
2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu tác dụng cầm máu đường uống
Khảo sát liều dùng của bẹ móc trên thời gian chảy máu
Chuột nhắt trắng được chia thành 5 lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng: uống nước muối sinh l ý.
Lô carbazochrom: uống carbazochrom liều 24 mg/kg chuột Lô bẹ 1,5: uống cao bẹ móc mức liều 1,5g/kg chuột
Lô bẹ 3: uống cao bẹ móc mức liều 3g/kg chuột Lô bẹ 6: uống cao bẹ móc mức liều 6g/kg chuột
Cho chuột uống nước muối sinh lý hoặc thuốc nghiên cứu trong 5 ngày liên tục. Ngày thứ 5, sau khi uống thuốc 2 giờ, cắt đuôi chuột 2mm tính từ chóp đuôi, xác định thời gian máu chảy bằng đồng hồ bấm giây. Thời gian chảy máu được tính từ khi có giọt máu đầu tiên cho tới khi máu ngừng chảy. So sánh thời gian chảy giữa các lô thử và lô chứng, lô thử và lô carbazochrom
So sánh tác dụng của rễ và bẹ móc trên thời gian
chảy máu
Ảnh hưởng của số lần dùng bẹ móc tới thời gian
chảy máu
Ảnh hưởng của bẹ móc trên tiểu cầu và các chỉ
và giữa các mức liều khác nhau của bẹ móc và tính độ giảm thời gian chảy máu giữa lô thử so với lô chứng bằng công thức (1):
% a =
To Tt To
× 100 (1)
Trong đó: a: % độ giảm thời gian so với lô chứng
T0: thời gian chảy máu trung bình của lô chứng Tt: thời gian chảy máu trung bình của lô thử
So sánh tác dụng của bẹ và rễ móc trên trên thời gian chảy máu
Chuột nhắt trắng chia thành các lô ngẫu nhiên Lô chứng: uống nước muối sinh lí
Lô carbazochrom: uống carbazochrom mức liều 24mg/kg chuột Lô bẹ: uống cao bẹ mức liều 6g/kg chuột
Lô rễ: uống cao rễ mức liều 6g/kg chuột
Cho chuột uống thuốc 5 ngày. Sau 2 giờ uống thuốc liều cuối cùng, tiến hành cắt đuôi chuột, xác định thời gian chảy máu đuôi chuột. So sánh thời gian chảy máu giữa lô thử và lô chứng, lô thử và lô carbazochrom, giữa lô bẹ và lô rễ.
Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần dùng thuốc đến thời gian chảy máu
Chuột nhắt trắng được chia ngẫu nhiên thành các lô, mỗi lô 10 con: Lô chứng : uống nước muối sinh l ý.
Lô bẹ 1 (dùng 1 lần): uống cao bẹ móc mức liều 6g/kg chuột. Sau 2 giờ uống thuốc, xác định thời gian chảy máu đuôi chuột.
Lô bẹ 2 (dùng nhiều lần): uống cao bẹ móc mức liều 6g/kg chuột.
Cho chuột uống thuốc 5 ngày liên tục. Ngày thứ 5, sau 2 giờ uống thuốc liều cuối cùng, xác định thời gian chảy máu đuôi chuột.
Nghiên cứu ảnh hưởng của bẹ móc đến số lượng tiểu cầu và một số chỉ số đông máu cơ bản
Chuột nhắt trắng được chia thành các 2 lô, mỗi 8 con. Lô chứng: uống nước muối sinh l ý.
Cho chuột uống nước muối sinh lý hoặc thuốc nghiên cứu 5 ngày liên tục.
- Xác định thời gian đông máu: ngày thứ 5, sau 2 giờ dùng thuốc liều cuối cùng, lấy 1giọt máu cho nhỏ lên phiến kính khô và sạch. Dùng đồng hồ bấm giây theo dõi thời gian từ khi giọt máu rơi xuống phiến kính đến khi đông máu hoàn toàn (giọt máu không thay đổi hình dạng).
- Xác định số lượng tiểu cầu và 1 số chỉ số đông máu cơ bản: sau 5 ngày uống thuốc, lấy toàn bộ máu chuột, xác định các chỉ số PT, APTT và fibrinogen. So sánh số lượng tiểu cầu và các chỉ số đông máu giữa lô thử và lô chứng.
2.3.1.2. Phương pháp đánh giá tác dụng cầm máu tại chỗ
Chuột cống trắng được chia ngẫu nhiên thành các 4 lô, mỗi lô 10 con. Lô chứng: nhúng đuôi chuột vào nước muối sinh lý
Lô bẹ 2%: nhúng đuôi chuột vào 250ml nước muối sinh lí hoà thêm 2,5ml cao nước bẹ móc 2:1 (dung dịch 2%)
Lô bẹ 4%: nhúng đuôi chuột vào 250ml nước muối sinh lí hoà thêm 5ml cao nước bẹ móc 2:1 (dung dịch 4%)
Lô bẹ 8%: nhúng đuôi chuột vào 250ml nước muối sinh lí hoà thêm 10ml cao nước bẹ móc 2:1 (dung dịch 8%)
Cắt đuôi chuột 4mm tính từ chóp đuôi, nhúng đuôi chuột ngay vào nước muối sinh lí hoặc dung dịch nước muối có pha thêm cao lỏng bẹ móc với các mức nồng độ như trên. Xác định thời gian chảy máu đuôi chuột [34]. So sánh thời gian chảy máu giữa lô thử và lô chứng, giữa các lô ở các mức nồng độ khác nhau của cao bẹ móc. Tính % độ giảm thời gian chảy máu của lô thử với lô chứng theo công thức (1).